Tại Triển lãm Công nghệ Thông tin và Điện tử Việt Nam sắp diễn ra tại TP.HCM, Sony sẽ mang đến các sản phẩm chất lượng cao cấp kết hợp với công nghệ tiên tiến nhất thế giới. “I am Pro” là thông điểm của Sony trong Triển lãm này. Tại đây, khách tham quan sẽ có cơ hội trải nghiệm những sản phẩm mới nhất của Sony như TV LCD ZX1 –mỏng 9,9 mm với công nghệ không dây wireless BRAVIA 1080 như 1 bức tranh treo tường; máy laptop Sony VAIO P với 3 màu đỏ hồng ngọc, đen hoa cương, trắng pha lê. Ngoài ra, hãng còn trưng bay sản phẩm TV LCD thân thiện với môi trường và con người, tiết kiệm 40% điện và chức năng cảm biến nhận dạng; máy nghe nhạc với màn hình OLED đầu tiên trên thế giới cao cấp cùng nhiều tính năng độc đáo; máy quay HD lưu trữ bằng ổ cứng khủng 240 GB; máy quay HD lưu trữ bằng thẻ nhớ có 3 màu đỏ, đen, bạc; máy chụp hình kỹ thuật số Cyber-Shot DSC-HX1.
" alt=""/>Cơ hội trúng quà 'siêu phẩm” Sony Vaio PTôi không ngờ rằng cả hai chúng tôi cùng đăng ký vào một trường đại học và chọn cùng một chuyên ngành. Ở trường đại học, tôi mượn cớ cần trao đổi bài vở để gần gũi với Quỳnh. Cuối cùng, sau 1 năm theo đuổi, Quỳnh cũng đồng ý làm bạn gái tôi.
Sau khi tốt nghiệp, chúng tôi ở lại thành phố xin việc làm và tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, sau khi cưới, tôi dần nhận ra áp lực của cuộc sống. Để hỗ trợ gia đình, tôi dồn sức vào công việc nhưng mọi thứ không đơn giản như tôi tưởng. Thiếu kỹ năng làm việc và các mối quan hệ, tôi liên tục bị sa thải, thất nghiệp và sống nhờ vào đồng lương của vợ. Đó cũng là lúc tôi phát hiện ra Quỳnh đang cặp kè với chính trưởng phòng của cô ấy. Công việc bế tắc, chuyện hôn nhân gặp khủng hoảng, tôi ký đơn ly dị vợ sau chưa đầy 2 năm chung sống. Chúng tôi chưa có con chung.
Sau khi ly hôn, tôi tập trung vào công việc. Mọi chuyện dần khá hơn khi tôi chuyển đến làm việc ở một công ty lớn, có mức đãi ngộ tốt. 3 năm sau khi ly dị, tôi mới gặp được Hương, người vợ hiện tại của tôi. Tôi đã học được bài học của cuộc hôn nhân thất bại trước đó và tập trung nhiều hơn cho gia đình. Tôi với Hương chung sống hạnh phúc và có với nhau một con trai 2 tuổi. Tôi cứ ngỡ sẽ hạnh phúc bên Hương suốt đời cho đến khi biến cố xảy ra.
Gần đây, tôi thấy Hương ho và sốt nhiều nhưng uống thuốc không đỡ. Tôi sốt ruột nên đưa vợ đi khám. Nào ngờ, bác sỹ kết luận vợ tôi mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn.
6 tháng vợ điều trị ở bệnh viện lấy đi của tôi nhiều tiền bạc, công sức và cả nước mắt. Vợ tôi gầy yếu đi nhiều và đã có suy nghĩ đầu hàng, buông xuôi dù tôi luôn ở bên cạnh động viên vợ. Trong những năm tháng cuối cùng, Hương khẩn khoản nói rằng muốn gặp… Quỳnh - vợ cũ của tôi. Yêu cầu của cô ấy làm tôi bối rối. Tôi với Quỳnh chia tay đã hơn 5 năm. Từ đó, tôi không còn giữ liên lạc với cô ấy, cũng không biết cuộc sống hiện tại của cô ấy thế nào. Tôi đành nhờ người quen liên lạc lại với vợ cũ.
Khi Quỳnh đến bệnh viện, tôi thấy vợ tôi nắm tay Quỳnh, cầu xin cô ấy tái hôn với tôi. Hương kể rằng hơn 1 năm trước, cô ấy có nhận được lá thư tay Quỳnh viết cho tôi. Để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, Hương đã đốt bỏ lá thư ấy và không tiết lộ cho tôi biết. “Em biết chị còn tình cảm với anh Huy (tôi). Em lo khi em mất đi rồi, anh ấy sẽ không thể tự chăm sóc bản thân mình. Mong chị hãy thay em chăm sóc cho anh ấy…”, những lời khẩn cầu của vợ làm tôi không cầm được nước mắt.
Bác sỹ nói vợ tôi không còn nhiều thời gian nữa. Tôi đang viết những dòng tâm sự này trong tâm trạng đau khổ và tuyệt vọng vô cùng. Nếu có ước mơ, tôi chỉ ước có một điều kỳ diệu đến với vợ tôi, để cô ấy mãi ở bên cạnh bố con tôi...
Sở dĩ mẹ chồng có thể vào phòng tân hôn của các con là vì chồng tôi không khóa cửa phòng. Căn phòng này chính là phòng anh ở trước khi kết hôn.
" alt=""/>Vợ lâm bệnh nặng, tha thiết tìm gặp 'người bí ẩn' khiến tôi sửng sốtAi có con học đuối, muốn bổ túc thêm kiến thức cho con thì buộc phải thuê người về kèm riêng từng đứa tại nhà. Mà những người nhận dạy kiểu này cũng chưa chắc đã là giáo viên chuyên nghiệp, nên chất lượng cũng rất hên xui, và số này cũng chỉ rất ít.
Cấp phổ thông, học sinh ở Pháp học nhàn là thế, nhưng khi lên đại học thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nói thật, sinh viên bên này học đại học không hề đơn giản. Giáo trình của họ bao gồm hàm lượng kiến thức rất sâu rộng, nhất là trong lĩnh vực Y khoa.
>> Dạy thêm làm gì khi có quá nhiều học sinh giỏi?
Ở đây, bất cứ loại sách gì cũng có, chuyên đề gì cũng có, quan trọng là bạn có thời gian để đọc hết chúng hay không mà thôi. Sách vở trong thư viện tại đây vô cùng bao la, dành cho mọi người, ai cũng đều có thể đăng ký một cách dễ dàng. Chi phí mượn sách mỗi năm chỉ có 36 euro trong khi có những cuốn sách trị giá tới 100-200 euro, đủ mọi thể loại.
Chương trình giảng dạy cho sinh viên Y khoa tại châu Âu nói chung và tại Pháp nói riêng cung cấp kiến thức rất rộng, đặc biệt là không hề giấu nghề.
Tôi thấy chúng ta nhồi nhét quá nhiều kiến thức ở những cấp học nhỏ, khiến các bé luôn ở trong tình trạng đuối sức, phải học thêm triền miên. Nhưng khi lên đại học, chất lượng đào tạo lại không cân xứng, sinh viên học rất nhàn, tôi thấy hơi ngược đời.
" alt=""/>'Con tôi ở Pháp không biết học thêm là gì'