Theo đánh giá của các chuyên gia, những ứng dụng của kinh tế chia sẻ đang thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu như một phần tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Là thị trường có tốc độ tiếp nhận và thích nghi công nghệ tương đối cao ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những công nghệ liên quan đến nền kinh tế số không đòi hỏi chi phí cao về đầu tư và sử dụng, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải như Uber, Grab từ năm 2014.
Sau gần 2 năm thí điểm, người dùng, lái xe, doanh nghiệp và cơ quan quản lý các cấp đã ghi nhận rất nhiều kết quả tích cực nhưng thực tế cũng thấy nảy sinh một số vấn đề mà khuôn khổ pháp lý hiện hành không còn phù hợp để quản lý.
Nếu so sánh điều kiện kinh doanh và yêu cầu có tính điều kiện kinh doanh đối với taxi và xe hợp đồng điện tử thì hiện nay đang có một số quy định bất hợp lý đối với loại hình taxi truyền thống.
Điển hình là quy định taxi phải đăng ký và sơn biểu trưng, phải chịu sự giới hạn về số lượng xe, là đối tượng hạn chế giao thông theo thời gian và tuyến đường ở một số đô thị, phải kê khai giá.
Trong khi đó hoạt động của xe hợp đồng điện tử như Uber, Grab đã phá vỡ thế độc quyền của taxi truyền thống. Điều này khiến các hãng taxi phản ứng tiêu cực bằng cách “đổ tội” cho xe hợp đồng điện tử cạnh tranh bất bình đẳng.
Trao đổi tại hội thảo “Xây dựng khung pháp lý cho dịch vụ công nghệ kết nối vận tải” do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tổ chức ngày 29/11, tiến sỹ Từ Sỹ Sùa, Trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng sự xuất hiện của Uber, Grab không làm giảm được lượng xe trên đường và là nguyên nhân gây tắc đường.
“Việt Nam đã triển khai thí điểm 2 năm nhưng giờ mới xây dựng khung pháp lý là quá muộn”, tiến sỹ Từ Sỹ Sùa nêu quan điểm.
Trong khi đó, luật sư Bùi Sinh Quyền cho rằng vấn đề thu thuế đối với Uber, Grab đã rõ ràng, chính xác chưa? Căn cứ nào để thu cho nhà nước? Về vấn đề này, cơ quan quản lý thuế cần làm rõ.
" alt=""/>Khuyến mại “vô tổ chức”, Uber, Grab đang cạnh tranh không sòng phẳngTheo khảo sát của ICTnews, hiện nay trên thị trường đã có tới hơn chục loại micro kèm loa hát karaoke khác nhau, giá chỉ từ 200.000 đồng.
Có thể kể đến một số loại như K068, K088 giá từ 200.000-250.000 đồng, Q7 giá 330.000 – 350.000 đồng; WS 858 giá 410.000 đồng (có jack 3.5mm để kết nối có dây với loa ngoài); YS 10 và YS11 giá từ 500.000 đồng, Q9 giá 450.000 đồng, Q5 giá 650.000 đồng, Q7U giá 600.000 đồng…
Ngoài ra, với mức giá nhỉnh hơn, thị trường còn có loại khác như E103 giá 700.000 đồng; loại micro M8 tích hợp đèn led, Tosing, X6 giá 800.000 đồng…
Hầu hết các sản phẩm đều có xuất xứ từ Trung Quốc, không rõ ràng nhà nhập khẩu và được bảo hành ngay tại các điểm bán nhỏ lẻ với thời gian từ 3-6 tháng, 1 đổi 1 trong vòng 1 tuần nếu có lỗi của nhà sản xuất. Trong khi đó, một số hệ thống bán lẻ lớn trong nước có thời gian bảo hành dài hơn, lên tới 1 năm.
Công suất âm thanh ra loa tích hợp sẵn trên micro từ 3W - 4W, tần số khuyếch đại âm thanh 100Hz-10KHz. Người dùng có thể kết nối qua sóng không dây Bluetooth hoặc kết nối qua dây trực tiếp nếu micro có cổng 3.5mm.
Bên cạnh tính năng hát karaoke trên smartphone (với đầy đủ các phím điều khiển echo, bass, treble), loại micro có giá từ 800.000 đồng tích hợp một số chức năng như nghe nhạc MP3 thông qua khe thẻ nhớ tích hợp, làm loa phát nhạc di động, loa thông báo, có khả năng thu âm bài hát người dùng đã thể hiện.
Với viên pin sạc dung lượng từ 1000 - 2600mAh, thời gian sạc đầy của mỗi thiết bị khoảng 2 giờ đồng hồ và cho thời gian sử dụng từ 2-4 giờ. Một số loại tích hợp 2 loa, có loại sử dụng 3 loa kèm đèn led nháy theo điệu nhạc khá bắt mắt.
Tiện lợi, kích thước khá nhỏ gọn, loại thiết bị này cho phép người dùng có thể mang đi bất cứ nơi đâu như trong những chuyến du lịch, dã ngoại, đi phượt hay đơn giản là cho những buổi tiệc nhỏ, ngân nga bên bàn nhậu. Vì thế, trong hơn nửa năm qua, micro tích hợp loa karaoke đã nhanh chóng làm mưa làm gió tại thị trường trong nước.
" alt=""/>“Loạn xới” thị trường micro kèm loa hát karaoke