Với bước tiến mới nhất này, các đối tác phần cứng của Microsoft cũng bước vào giai đoạn nước rút để hoàn thiện sản phẩm, kịp cho lễ ra mắt chính thức của Windows 8 trên quy mô toàn cầu vào ngày 26/10 tới.
Giai đoạn RTM cũng đánh dấu việc kết thúc quá trình phát triển mã nguồn dựa trên các phản hồi của người dùng và giới phát triển, kể từ khi phiên bản Preview (xem trước) được tung ra hồi tháng 9 năm ngoái. So với các phiên bản tiền nhiệm, Windows 8 được đánh giá là mang lại trải nghiệm mượt mà và khác biệt, với giao diện Metro mới lấy cảm ứng làm tâm điểm.
Theo lịch trình do Microsoft công bố, từ ngày 15/8, giới phát triển đang xây dựng ứng dụng mới cho Windows 8 sẽ có thể tải về bản Windows 8 RTM thông qua đăng ký MSDN. Một ngày sau đó, các thành viên của mạng lưới đối tác Microsoft sẽ được tiếp cận Windows 8. Đến 1/9, các khách hàng mua giấy phép số lượng lớn (volume License) sẽ có thể mua Windows 8 thông qua đại lý của Microsoft.
Windows 8 sẽ chính thức ra mắt trên toàn cầu vào ngày 26/10. Cũng trong ngày hôm đó, Microsoft sẽ chính thức bày bán loạt tablet mới do hãng tự thiết kế và sản xuất mang tên Surface.
Cầm Thi
" alt=""/>Windows 8 đã hoàn thiệnAbsolute Software, một công ty có trụ sở ở Vancouver (Canada) chuyên đưa ra các dịch vụ chống trộm cắp dành cho các doanh nghiệp và người dùng, đã phân tích 13.818 vụ điều tra trộm cắp mà họ thực hiện năm 2011. Họ phát hiện ra có gần 80% laptop bị mất cắp là laptop doanh nghiệp.
Công ty cho biết Luân Đôn là thành phố đứng hàng đầu về nạn mất cắp laptop, tiếp đến là Sonder Felding, Đan Mạch và Paris. Còn ở Mỹ, Chicago chiếm 12,5% các vụ trộm cắp laptop ở 20 thành phố hàng đầu. Tiếp đến là Houston, với 11,9%, và đến là Detroit với 11,3%.
Cao điểm nhất của “mùa vụ” mất cắp laptop doanh nghiệp là vào tháng 6 và 7, có thể vì đó là khi các nhân viên được làm việc di động hơn, vì thế họ có thể để máy đâu đó không an toàn. Những laptop người dùng lại dễ bị mất cắp vào thời điểm tựu trường và trước lễ Giáng sinh.
" alt=""/>Những sân bay quốc tế dễ mất laptop nhấtĐó là lời phát biểu của ông David McCloskey, Giám đốc tiếp thị sản phẩm Intel khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong buổi ra mắt thị trường các dòng sản phẩm Ultrabook dựa trên bộ vi xử lý mới vào tối ngày 29/6.
Tận dụng tiện ích của công nghệ ống bán dẫn 22nm, kỹ sư của Intel đã cải tiến đáng kể hiệu suất hoạt động cho bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 3 (tên mã Ivy Bridge) với hiệu suất nhanh hơn 22% trên các ứng dụng đa luồng so với thế hệ 2. Điều này có thể cảm nhận được rõ nhất khi sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, biên tập video hoặc chơi game.
Khái niệm Ultrabook được Intel giới thiệu cách đây hơn 1 năm song đến tháng 10/2011, hơn 20 hệ thống đã được ra đời và đang trên đà phát triển tăng vọt với hơn 110 thiết bị Ultrabook tích hợp bộ xử lý Core thế hệ 3 cho đến thời điểm hiện tại. Theo đại diện của Intel, thiết bị Ultrabook khẳng định bước tiến xa hơn của hãng trong ngành công nghiệp điện toán bằng việc cung cấp những trải nghiệm máy tính không giới hạn.
" alt=""/>Intel ra mắt vi xử lý thế hệ 3 để thúc đẩy Ultrabook