Trong bản tường trình gửi Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức (Long An) cô giáo N. ở Trường Tiểu học Bình Chánh đã kể lại sự việc quỳ gối trước phụ huynh.
Theo cô, sáng ngày 28/2, khi cô chuẩn bị lên lớp thì được hiệu trưởng mời vào văn phòng làm việc với 4 phụ huynh.
![]() |
Bản tường trình của cô giáo |
Một phụ huynh nam liên tục hỏi: “Tại sao bắt quỳ cả lớp? Cô cho quỳ như vậy bao nhiêu lần? Cô nói đi con tôi có lỗi hay không mà cô cho quỳ? Sau khi tôi phản hồi lại thì phụ huynh nam cho rằng gương mặt của tôi không có gì là hiểu hiện của sự hối lỗi”.
Cô N. cho biết, trong quá trình làm việc, cô cũng như Ban giám hiệu nhận thấy hành động của mình là sai nên đã xin lỗi và khắc phục, không để xảy ra tình trạng này; nhưng phía phụ huynh nhất quyết không chấp nhận lời xin lỗi, đồng thời yêu cầu Ban giám hiệu đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con họ.
“Nhà trường không chấp nhận yêu cầu này vì đây là thời điểm cuối năm học, hồ sơ không thể thay đổi. Phía phụ huynh vẫn khăng khăng không chịu xuống nước. Phụ huynh nam nhắc đi nhắc lại: “Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong”.
Cô N. cho biết, ở tình thế không có đường lui nên cô đã quỳ trước phụ huynh 40 phút.
“Trong tình trạng bản thân đứng trước sức ép lớn từ phía phụ huynh, đồng thời cũng thấy bản thân mình sai trước, tôi không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên có suy nghĩ buông xuôi. Sau đó, nhìn đồng hồ gần đến giờ ra chơi nên tôi có hẹn phụ huynh 9h khi học sinh vào lớp tôi sẽ thực hiện. Trong quá trình chờ đó thì phía hiệu trưởng có nói với phụ huynh rằng giáo viên đã biết sai và cũng có ý quỳ thì coi như bỏ qua, nhưng phụ huynh vẫn một mực không đồng ý. Sau đó khi đến 9h, tôi có chút nấn ná chờ mọi việc xem có dịu lại hay không, lúc này hiệu trưởng nói với tôi rằng: Cô ở lại đây, tôi đi dự giờ. Cuối cùng trong phòng còn lại tôi và 3 phụ huynh (1 phụ huynh đã ra về), phụ huynh nam nói đến giờ và đang chờ tôi làm. Ở tình huống không còn đường lui và do suy nghĩ non nớt của bản thân muốn làm để mọi việc giải quyết xong nên tôi đã quỳ trong thời gian 40 phút”- cô N. kể trong bảng tường trình.
Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào ngày 28/1/2018. Do phạt học sinh, cô giáo B.T.T.N, giáo viên lớp 4/3 đã bị một số phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh ngay tại trường. Sự việc khiến dư luận bất bình vì làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự nhà giáo.
Phụ huynh được xác nhận “ép” cô giáo quỳ gối là một luật sư, đang đảm nhiệm thư ký Hội luật gia và có văn phòng tư vấn pháp lý tại huyện Bến Lức.
Trước đó trao đổi với VietNamNet vị phụ huynh này khẳng định các phụ huynh không bắt cô giáo quỳ xin lỗi mà cô N. tự nguyện quỳ, tuy nhiên phụ huynh Trường Tiểu học Bình Chánh xác nhận cô giáo bị ép phải quỳ gối.
Chủ tịch UBND huyện Bến Lức đã yêu cầu Phòng Giáo dục thành lập tổ thanh tra toàn bộ sự việc, đồng thời, những người liên quan phải làm tường trình cụ thể.
Tới chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo. Ông Nhạ nhấn mạnh “sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta”.
Ông Nhạ cũng yêu cầu UBND tỉnh Long An chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục; có các giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.
Tuệ Minh
Xót xa nhất là cô giáo đã vĩnh viễn ra đi khi mới bắt đầu vào nghề dạy học…
" alt=""/>Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường luiThanh Tâm sống ở KV5, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Sáng 10/3, chúng tôi có mặt tại nhà cháu Tâm và chứng kiến cháu đọc các loại sách, báo được đưa cho một cách khá tự nhiên, không bị sai sót.
Trong thông tin cung cấp tới báo chí tại họp báo thường kỳ tháng 7 của Bộ TT&TT và chiều ngày 5/7, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết, Thông tư 05 được ban hành để hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hồ sơ cấp phép, cấp Giấy chứng nhận; hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp lập hồ sơ quản lý dữ liệu và báo cáo nghiệp vụ về dữ liệu nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng, nội dung quảng cáo và tỷ lệ thuê bao xem kênh chương trình thiết yếu quốc gia phục vụ công tác quản lý của Bộ TT&TT.
Theo đó, so với Thông tư 19 năm 2016, Thông tư 05 mới ban hành đã sửa đổi 7 biểu mẫu và bổ sung 4 biểu mẫu, nhằm đảm bảo phù hợp với công tác quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định tại Nghị định 71 của Chính phủ.
Bên cạnh các biểu mẫu, Thông tư 05 của Bộ TT&TT cũng bổ sung quy định chế độ báo cáo về nội dung trên dịch vụ của doanh nghiệp và chế độ báo cáo về hoạt động sản xuất, biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu của các cơ quan báo chí. Yêu cầu này thống nhất với quy định tại Thông tư 02 ngày 21/3/2023 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
Với Thông tư 06, Cục PTTH&TTĐT nêu rõ, Thông tư được ban hành để các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình, các đơn vị có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình có cơ sở pháp lý thực hiện trong quá trình hoạt động.
Đặc biệt, Thông tư 06 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình được chủ động trong việc tổ chức nguồn lực, quyết định phương thức phù hợp trong hoạt động biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung theo yêu cầu - VOD là các chương trình thể thao, giải trí, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh; kiểm soát được nội dung nhưng không làm ảnh hưởng đến giáo dục, thị hiếu, thẩm mỹ của khán, thính giả và phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi.
Đồng thời, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước về phát thanh truyền hình bao gồm cả nội dung và dịch vụ, từ đó hạn chế được những tác động tiêu cực mà nội dung chương trình có thể gây ra cho xã hội và người nghe, người xem.
Cụ thể, về nguyên tắc biên tập, Thông tư 06 quy định các nguyên tắc chung để các đơn vị lưu ý thực hiện như: bảo đảm đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ trẻ em và đối tượng dễ bị tổn thương khác; những loại nội dung, tình huống, phải loại bỏ trong chương trình.
Thông tư 06 cũng có hướng dẫn nguyên tắc biên tập với từng loại chương trình, gồm: chương trình ghi âm, ghi hình để phát sau và chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện; các chương trình thể thao và giải trí có nội dung liên quan đến y tế, giáo dục và trò chơi điện tử trực tuyến.
Cùng với đó, Thông tư 06 còn hướng dẫn cụ thể về các nguyên tắc phân loại, cảnh báo nội dung phát thanh truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu.
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm có thể xem nội dung chi tiết Thông tư 05, Thông tư 06 mới được Bộ TT&TT ban hành trên Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ mic.gov.vn hoặc website abei.gov.vn của Cục PHTT&TTĐT.