WhiteHat Challenge - cuộc thi Capture The Flag mới của Diễn đàn an ninh mạng Việt Nam WhiteHat.vn dành cho những người mới bắt đầu học tập, nghiên cứu về an ninh mạng như những quản trị hệ thống muốn tìm hiểu về lĩnh vực này, đã được tổ chức định kỳ 2 tháng 1 lần bắt đầu từ tháng 2/2017 cho đến nay.
Như ICTnews đã thông tin, cuộc thi WhiteHat Challenge nhằm khích lệ phong trào học tập, nghiên cứu, ứng dụng an ninh mạng; tăng cường nguồn lực an ninh mạng cho quốc gia và quốc tế; tạo sân chơi giao lưu, học hỏi và tinh thần đoàn kết giữa cộng đồng an ninh mạng Việt Nam và thế giới.
Đồng thời, cuộc thi này cũng hướng tới mục tiêu góp phần định hướng và cập nhật kiến thức, công nghệ mới nhất trong lĩnh vực an ninh mạng; đồng thời nâng cao nhận thức của các cá nhân, tập thể về trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn thông tin.
Góp mặt tại các kỳ thi WhiteHat Challenge, các đội thi với số lượng thành viên không giới hạn dự thi online trên hệ thống WhiteHat WarGame tại địa chỉ wargame.whitehat.vn theo hình thức CTF - Jeopardy với các chủ đề: Reverse engineering (Dịch ngược mã nguồn phần mềm, unpack…); Pwnable (Khai thác lỗ hổng phần mềm); Web Security (Các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web); Cryptography (Lý thuyết mật mã và ứng dụng, phá mã); Forensics (Điều tra, phân tích số).
Thể lệ cuộc thi quy định, do WhiteHat Challenge được tổ chức với mục tiêu chính là khích lệ phong trào học tập, nghiên cứu an ninh mạng tại Việt Nam nên các đội thi trên toàn thế giới đều có thể tham gia cuộc thi nhưng chỉ có các đội tại Việt Nam mới được nhận giải thưởng (mỗi cuộc thi có 3 giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba). Các đội tham gia cuộc thi có cơ hội ghi danh vào WhiteHat CTF Ranking - Bảng xếp hạng WhiteHat.
" alt=""/>Hơn 1.200 đội “tân binh” trong lĩnh vực an ninh mạng dự 5 kỳ WhiteHat ChallengeHội nghị sơ kết, đánh giá tình hình cung cấp, quản lý chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2012 - 2017 vừa được Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức hôm nay, ngày 26/10 tại Hà Nội.
Ông Đặng Vũ Sơn, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh, hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đánh giá toàn diện kết quả đạt được trong 5 năm qua và làm rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; đồng thời tìm ra nguyên nhân, đề xuất phương hướng, giải pháp kiến nghị các cấp có thẩm quyền để tiếp tục triển khai có hiệu quả dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong thời gian tới, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ bảo mật, xác thực và an toàn thông tin trong các giao dịch điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Bên cạnh đó, theo ông Sơn, hội nghị sơ kết 5 năm về chữ ký số chuyên dùng cũng là dịp để Ban Cơ yếu Chính phủ trao đổi, giới thiệu với các đại biểu về những nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm đang thực hiện, thống nhất cơ chế phối hợp với các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các sản phẩm mật mã, các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ đáp ứng yêu cầu triển khai các chương trình, dự án CNTT.
![]() |
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đã đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc cung cấp, quản lý chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2012 - 2017.
Thứ trưởng nhận định, cùng với việc cấp chứng thư số, các đơn vị chức năng của Ban Cơ yếu Chính phủ đã tư vấn, hỗ trợ triển khai, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan nhà nước trong quá trình sử dụng chứng thư số, chữ ký số.
“Việc sử dụng chứng thư số trong các cơ quan nhà nước đã góp phần đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần tích cực trong công tác cải cách hành chính, hình thành Chính phủ điện tử”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Việc ứng dụng và triển khai chữ ký số, theo Thứ trưởng, cũng đã nhận được sự đồng thuận cả về nhận thức và hành động của các cấp lãnh dạo và cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Hầu hết các địa phương trên cả nước đã thể chế hóa việc ứng dụng chữ ký số thông qua việc ban hành các quy chế, quy định về việc sử dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai chữ ký số.
" alt=""/>93% bộ, ngành đã ứng dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng