Tiếp đó, các quyết định 4725/QĐ-BGDĐT và 4740/QĐ-BGDĐ ban hành cuối năm 2022, quy định về bộ chỉ số đánh giá mức chuyển đổi số của các cơ sở giáo sdục, thể hiện mức độ cam kết của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi số toàn diện giáo dục.
Tính tới năm 2022, đã có tới khoảng 82% trường thuộc khối phổ thông áp dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm, học bạ điện tử giúp tối ưu hóa quản lý và theo dõi quá trình học tập. Hiện đã số hóa và định danh dữ liệu của khoảng 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên và 24 triệu học sinh.
Cơ sở dữ liệu này vừa qua đã hỗ trợ đắc lực công tác tuyển sinh và thống kê toàn ngành, góp phần giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên ở các nhà trường theo từng địa phương, môn học.
Về dạy và học trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huy động giáo viên toàn ngành đóng góp vào kho học liệu số lên tới hơn 7.000 bài giảng điện tử và trên 31.000 câu trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Từ đó, thúc đẩy học sinh và giáo viên chia sẻ kiến thức và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy.
Tuy vậy, chuyển đổi số giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể là về hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền, dịch vụ mạng cho nhà trường, đặc biệt ở các vùng xa, khó khăn. Ngoài ra, việc số hóa, thẩm định học liệu số đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực. Vì vậy, khi các nút thắt này được tháo gỡ, mục tiêu chuyển đổi số toàn diện giáo dục sẽ được đáp ứng.
Những thay đổi điện toán đám mây đem lại cho “dạy và học”
Việc sử dụng các dịch vụ đám mây trong giáo dục không chỉ là một xu hướng, giúp giải quyết một phần vấn đề về hạ tầng và bảo mật dữ liệu, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả học sinh, giáo viên và hệ thống giáo dục trong việc thích nghi với môi trường số hóa.
Công nghệ đám mây giúp học sinh và giáo viên truy cập vào nguồn kiến thức từ bất kỳ đâu có kết nối Internet. Điều này không chỉ thuận lợi cho học tập suốt đời mà còn giúp học sinh tiếp thu kiến thức theo tốc độ của mình. Đặc biệt, công nghệ điện toán đám mây cho phép dễ dàng chia sẻ tài liệu, bài giảng, và thông tin, thúc đẩy giao tiếp giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh, tạo ra môi trường học tập đa chiều và sáng tạo.
Công nghệ đám mây có thể giải quyết các thách thức liên quan đến an ninh trên không gian mạng, cung cấp các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông tin giáo dục quan trọng.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục không cần phải đầu tư quá lớn vào hạ tầng công nghệ như máy chủ và thiết bị lưu trữ, giúp họ sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn vào việc cải thiện chất lượng giáo dục.
VNG Cloud đồng hành cùng ngành giáo dục chuyển đổi số
Sở hữu hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện toán đám mây, cùng sứ mệnh trở thành đối tác tin cậy trên hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt, VNG Cloud nhận thức rõ về tầm quan trọng của đổi mới giáo dục.
Hiện VNG Cloud là đối tác chiến lược của EdTech Agency, đơn vị với đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Edtech. Cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp giáo dục, 2 đơn vị đã đồng tổ chức các sự kiện giao lưu dành riêng cho cộng đồng EdTech. Qua đó, các trường, tổ chức giáo dục có thể tiếp cận thông tin về các công nghệ mới như công nghệ điện toán đám mây, AI, Blockchain ứng dụng trong giáo dục mang đến trải nghiệm học tập và giảng dạy tốt nhất.
Sở hữu 2 trung tâm dữ liệu đặt tại Việt Nam, trong đó VNG Data Center đạt chuẩn quốc tế Uptime Tier III, VNG Cloud đã và đang cung cấp hạ tầng số cho hơn 30 đối tác giáo dục triển khai nền tảng E-learning, lưu trữ bài giảng, giáo án điện tử với các giải pháp đám mây an toàn, chi phí hợp lý, và tính ổn định cao.
VNG Cloud gửi tới toàn bộ khách hàng giáo dục mới chương trình ưu đãi các giải pháp đám mây với giá trị lên tới hơn 188 triệu đồng trong vòng 6 tháng. Các đơn vị sẽ có cơ hội dùng thử các giải pháp máy chủ ảo, lưu trữ đám mây, 100 terabyte dịch vụ phân phối nội dung và camera trên đám mây. Website: https://bit.ly/vngcloud-edu-promo |
Đặng Nhung
" alt=""/>Điện toán đám mâyTIN BÀI KHÁC:
Mùa phượng vĩ cuối cùngNgay sau khi tiếp nhận đơn thư tố cáo của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên (HS-SV) của Trường CĐ nghề Quảng Nam (địa chỉ tại số 224 đường Huỳnh Thúc Kháng – TP Tam Kỳ, Quảng Nam), Thanh tra tỉnh Quảng Nam và Thanh tra Sở Tài chính tỉnh đã thành lập hai đoàn thanh tra để xác minh làm rõ.
![]() |
Trường CĐ nghề Quảng Nam (Ảnh: HS) |
Theo kết luận thanh tra liên ngành của Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa công bố, trong 17 nội dung tố cáo ông Nguyễn Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Quảng Nam, có 7 nội dung tố cáo đúng, 4 nội dung tố cáo có đúng có sai, và 6 nội dung tố cáo không đúng.
Trong các nội dung tố cáo đúng, có các sai phạm của ông Nguyễn Quyết Thắng trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; tự ý đặt ra nhiều nội dung, việc làm không đúng với quy định của Nhà nước; và sai phạm trong hoạt động đào tạo của trường trong hai năm học 2015 và 2016.
Theo Kết luận thanh tra của Sở Tài chính về công tác quản lý tài chính, ông Nguyễn Quyết Thắng đã ký khống đào tạo 453 HS-SV trong hai năm học 2015 và 2016 để chiếm dụng ngân sách Nhà nước hơn 3,7 tỷ đồng.
Cụ thể, năm học 2015, UBND tỉnh Quảng Nam giao cho trường đào tạo bình quân là 889 HS-SV. Thanh tra xác định số HS-SV thật chỉ là 541, nhưng khi ký hồ sơ quyết toán ngân sách Nhà nước thì ông Nguyễn Quyết Thắng ký khống lên đến 673 HS-SV.
Như vậy số HS-SV khống là 132 (hệ CĐ là 46 và hệ TC là 86) với số tiền ngân sách bị chiếm dụng gần 1 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước hỗ trợ đào tạo cho mỗi HS hệ trung cấp là 6,96 triệu đồng và mỗi SV hệ CĐ là 8,65 triệu đồng.)
Năm học 2016, chỉ tiêu đào tạo là 991 HS-SV. Qua kiểm tra, Thanh tra xác định số chỉ tiêu đào tạo HS-SV thật là 670 nhưng khi ký hồ sơ quyết toán, ông Nguyễn Quyết Thắng ký khống lên đến 894 HS-SV. Như vậy số HS-SV khống là 321 (trong đó hệ CĐ là 253 và hệ TC là 68), với số tiền ngân sách bị chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước hỗ trợ đào tạo cho mỗi SV hệ CĐ là 9 triệu đồng và mỗi HS hệ trung cấp là 7,2 triệu đồng).
Như vậy, tổng số tiền ký khống đào tạo trong hai năm 2015 và 2016 của Trường CĐ nghề Quảng Nam là hơn 3,7 tỷ đồng, tương đương với 453 HS-SV.
![]() |
Danh sách HS-SV bị trường thu vượt học phí (Ảnh: HS) |
Bên cạnh đó, ông Thắng còn chỉ đạo trường đã thu vượt quy định tiền học phí của HS-SV trong năm học 2015 hơn 60 triệu đồng. Số tiền học phí thu vượt nhiều nhất là 600 nghìn đồng/ 1HS-SV và ít nhất là 180 nghìn đồng/ 1HS-SV. Thanh tra yêu cầu trường thông báo đến HS-SV để trả lại số tiền đã thu vượt.
Ngoài ra, trường còn thu chi sai nguyên tắc, chế độ quy định của Nhà nước với tổng số tiền hơn 528 triệu đồng.
Dùng tiền ngân sách “mua” danh hiệu cá nhân
Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Quảng Nam còn dùng tiền ngân sách để “mua” danh hiệu cá nhân cho mình.
Trước đó, ông Nguyễn Quyết Thắng là Trưởng khoa Xây dựng của Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam. Tháng 3/2014, ông Thắng đăng ký thi và trúng tuyển chức danh Hiệu phó của trường này. Đến ngày 15/10/2014, ông Thắng được điều động, bổ nhiệm sang làm Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Quảng Nam.
Tuy nhiên, tháng 4/2015, tại Đại hội Đảng bộ Trường CĐ nghề Quảng Nam nhiệm kỳ 2015 – 2020, ông Nguyễn Quyết Thắng không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Trường.
Theo kết luận thanh tra liên ngành của Thanh tra tỉnh Quảng Nam, dù về Trường CĐ nghề Quảng Nam trong một thời gian ngắn, nhưng ông Nguyễn Quyết Thắng đã dùng 19,8 triệu đồng ngân sách Nhà nước tự ý ký hợp đồng “truyền thông” với Cty cổ phần Truyền thông và thương mại TTP Hoàng Gia. Kết quả xác minh thực tế cho thấy sản phẩm của hợp đồng trên của ông Nguyễn Quyết Thắng diễn ra vào ngày 15/3/2015 tại TP Nam Định, và ông Nguyễn Quyết Thắng đã được vinh danh “Nhà lãnh đạo xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước năm 2014” và được trao bảng vàng!
Theo kết luận thanh tra, mặc dù hợp đồng truyền thông số 602-2015 được ký kết trên danh nghĩa giữa Trường CĐ nghề Quảng Nam và Cty cổ phần Truyền thông và thương mại TTP Hoàng Gia, nhưng sản phẩm hợp đồng lại phục vụ cho việc vinh danh cá nhân ông Nguyễn Quyết Thắng, trong khi ông Nguyễn Quyết Thắng mới được điều chuyển về trường. Như vậy, việc tố cáo ông Thắng đã sử dụng kinh phí của trường để phục vụ cho việc vinh danh cá nhân là có cơ sở. Thanh tra yêu cầu ông Nguyễn Quyết Thắng phải hoàn trả lại số tiền ngân sách đã dùng để “mua” danh hiệu cá nhân này.
Với những sai phạm được thanh tra kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu đã ký công văn chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Quyết Thắng.
Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam, ông Nguyễn Hữu Sáng cho biết hiện nay Hội đồng kỷ luật đối với ông Nguyễn Quyết Thắng đã trình lên UBND tỉnh xem xét hình thức kỷ luật ông Thắng theo đúng qui định của pháp luật.
Vũ Trung - HS
" alt=""/>Hàng loạt sai phạm của hiệu trưởng Trường CĐ nghề Quảng Nam