![]() |
Cây mai này có chiều cao 2m, tán rộng 1,3m. Toàn cây có khoảng từ 5.000 - 6.000 nụ (gồm: nụ non, nụ sắp nở thành hoa) và 500 bông hoa. |
![]() |
Để thiết kế cây, chị Vui dùng hết 35kg đất sét làm lá, cánh hoa, nụ hoa, thân cây, cành, và gốc cây... |
![]() |
Ngoài dùng đất sét, chị Vui còn dùng dây kẽm, thép, giấy bồi, cành cây khô để làm thân cây và các cành cây. |
![]() |
Chị Vui chia sẻ, trong các công đoạn làm cây, thân cây là làm khó nhất và mất nhiều thời gian. Để giúp cây cứng cáp và nhìn tự nhiên chị sử dụng thép xây nhà, giấy bồi để làm lớp lõi bên trong rồi dùng một lớp keo kết dính tất cả thành phần đó với nhau. Bước tiếp theo, chị dùng đất sét đắp cho cây và tạo lớp bọc vỏ cây sần sùi. Cuối cùng, chị xử lý màu và dùng bùn bôi lên thân để cho cây nhìn tự nhiên hơn. |
![]() |
Chị Vui đang tạo những cánh hoa, nụ hoa mai bằng đất sét. Loại đất sét này do chính tay chị trộn từ bột và keo. |
![]() |
Hàng ngày, từ 4h chiều chị Vui mới bắt đầu làm cây. Cứ như thế, suốt 3 tháng liền, ngày nào chị cũng phải làm việc đến tối khuya mới đi nghỉ. Niềm vui của chị là khi sản phẩm do mình làm hoàn thành, chưng giữa nhà ai vào nhìn cũng tấm tắc khen. |
![]() |
Những cánh hoa, nhụy hoa, lá cây nhìn tươi tắn. |
![]() |
Chị Mai cho biết, cây mai này nặng tổng cộng hơn 50kg. Có người hỏi mua nhưng chị cũng không bán. |
![]() |
Để cành cây giữ đúng vị trí, chị Vui dùng dây thép cố định. |
![]() |
Theo chị Mai, để tạo nên một sản phẩm bằng đất sét đẹp và có hồn thì người làm ra nó phải có niềm yêu thích, say mê... Đặc biệt là phải kiên trì và không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề. |
![]() |
Để cây mai nhìn như cây cổ thụ lâu năm, chị Vui tạo thêm lớp rong rêu dưới gốc và thân cây để cây. |
Xem thêm video: Người phụ nữ nặng lòng với chó mèo hoang, làm xe lăn cho thú cưng bị tật
Hiện cây mai này đã có một doanh nghiệp ký hợp đồng thuê giá 100 triệu đồng, anh Phụng đã bỏ hết lá, chăm sóc cây để đến ngày 23 tháng Chạp sẽ giao cho khách.
" alt=""/>Dùng 35kg đất sét làm cây mai cao 2m chưng TếtNgoài vấn đề cấp bách như lễ hội, các vấn đề của ngành như việc khai thác có hiệu quả hệ thống bảo tàng, thiết chế văn hóa cơ sở nâng cao đời sống thụ hưởng các giá trị văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của nhân dân, vấn đề chống xuống cấp đạo đức và văn hóa ứng xử được Bộ VHTTDL quan tâm.
Nhiều chương trình nghệ thuật đã được tổ chức khích lệ văn nghệ sĩ
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã yêu cầu toàn ngành thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa thành các văn bản quản lý của ngành; Đẩy mạnh xây dựng đạo đức, lối sống mới thông qua xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; Phát huy sứ mệnh của văn học nghệ thuật, vai trò của văn nghệ sĩ đối với xây dựng đạo đức, nâng cao văn hóa ứng xử… Vấn đề giữ gìn đạo đức, văn hóa trong ngành được Bộ trưởng chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức trong thể thao, văn hóa, đạo đức trong gia đình…
Những thành quả của ngành trong nhiều lĩnh vực đã được các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu ghi nhận và đánh giá cao.
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn- Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian: Bộ đã sâu sát trong những vấn đề cấp bách
Trong thời gian qua, tôi thấy Bộ VHTTDL có những chỉ đạo khá sâu sát, đi vào thực tiễn và nhiều sáng kiến. Đặc biệt, điểm nổi bật nhất là sự liên kết đưa Nhà hát Lớn và tour du lịch, kết hợp với các chương trình nghệ thuật.
Trước đây Nhà hát Lớn chỉ phục vụ nhiệm vụ cho thuê tổ chức sự kiện, biểu diễn. Bây giờ Nhà hát Lớn là một sân khấu, phục vụ biểu diễn, là di tích mở cửa cho nhân dân vào tham quan. Đây là điều rất đáng mừng. Là sáng kiến mới, hay, gắn kết văn hóa với du lịch, tạo nguồn thu cho du lịch đồng thời mở thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn cho Thủ đô. Đây là việc rất hay và tôi nghĩ cần đẩy mạnh hơn nữa để gắn kết với các công trình văn hóa khác như các bảo tàng, các di tích của Hà Nội.
Bên cạnh đó, trong hoạt động của Bộ, có sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát trong việc quản lý những việc cấp bách. Năm nay, lễ hội đã có chuyển biến tích cực. Một vài lễ hội phản cảm (theo cách gọi của truyền thông) nhưng thực chất Bộ đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ, tiến hành được nhiều biện pháp vào thực tiễn và quản lý rất tốt công tác lễ hội.
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn
Đặc biệt, trong cơ chế thị trường và hội nhập, nhiều yếu tố tác động đến văn hóa, Bộ VHTTDL đã chủ động triển khai tầm nhìn chiến lược về vấn đề này. Dự báo tình hình và bước đầu tiến hành được tốt để có biện pháp bảo vệ, hạn chế sự tác động của thị trường đến văn hóa. Ví dụ, ở nhiều địa phương, người ta bán đất Nhà văn hóa, thư viện đi. Do các Nhà văn hóa, thư viện đều nằm ở vị trí đất vàng. Giờ muốn phát triển kinh tế, nhiều địa phương lấy lại để cấp cho doanh nghiệp, đẩy các Nhà văn hóa, Thư viện đến những vị trí xa trung tâm, trong ngõ ngách… Vai trò của Bộ VHTTDL càng quan trọng hơn trong vấn đề này.
NSND Lê Tiến Thọ- Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam: ngành đã tạo nên đời sống văn hóa sôi động
Trong nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, Bộ VHTTDL và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã có phối hợp rất hiệu quả, tạo nên sức sống cho đời sống văn hóa nghệ thuật.
NSND Lê Tiến Thọ
Các cuộc thi tài năng sân khấu đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi bật, có chất lượng. Bộ VHTTDL cũng đã đầu tư, phục dựng, đưa vào Nhà hát Lớn biểu diễn những vở diễn sân khấu có chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống ở các vùng miền khác nhau đều được tôn vinh, đưa đến giới thiệu rộng rãi với công chúng Thủ đô như: nghệ thuật của Huế, nghệ thuật Quảng Bình, Quan họ Bắc Ninh… đã khích lệ, cổ vũ các văn nghệ sĩ, góp phần tạo nên đời sống văn hóa sôi động.
Bộ cũng rất quan tâm vực dậy nghệ thuật truyền thống như đưa tuor Nhà hát Lớn vào du lịch. Ngoài ra, các tài năng sân khấu trẻ được quan tâm, các cuộc thi sân khấu truyền thống như Cuộc thi tài năng sân khấu trẻ ở Nam Định, cuộc thi nhạc cụ dân tộc ở Thanh Hóa… với số lượng người tham gia đông đảo từ khắp mọi miền tổ quốc cho thấy sự quan tâm của ngành trong việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật dân tộc thực sự có hiệu quả.
Những hoạt động như lễ hội xuân 2017 được quản lý rất rốt. Lễ hội có tục đâm trâu, chém lợn, so với những năm trước đã chuyển biến một bước. Tôi nghĩ, cần nhìn nhận khách quan về sự vào cuộc tích cực của ngành. Những vấn đề tồn tại là bài học cho nhà quản lý, chúng ta phải tỉnh táo, tăng cường quản lý chứ không phải là cực đoan, phủ nhận thành tựu của ngành.
Tất nhiên, dư luận còn đòi hỏi sâu xa hơn ở Bộ VHTTDL trong nhiều vấn đề, với vai trò quản lý nhà nước sao cho có hiệu quả hơn nữa, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân với một lĩnh vực rộng và khó như Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Gia đình./." alt=""/>Nhiều sáng kiến của Bộ VHTTDL đã tạo nên đời sống văn hóa sôi động