Mặc dù lợi ích sức khỏe tiềm tàng đã được ghi nhận trong nhiều năm nhưng trà ô long chỉ chiếm khoảng 2% lượng trà được tiêu thụ trên toàn cầu.
Tiến sĩ Bond cho biết: “Trà ô long là một loại trà quý, giàu hóa chất thực vật polyphenol đã được chứng minh có tác động tích cực đến sức khỏe. Được làm từ cùng một loại cây với trà đen và trà xanh nhưng cách chế biến khác nhau. Trà ô long nằm giữa trà xanh và trà đen".
Lợi ích sức khỏe của trà ô long
Tiến sĩ Bond giải thích các thành phần của trà ô long mang lại nhiều lợi ích. Ông nói: “Trà ô long chứa theasinensin, khác với catechin trong trà xanh và theaflavin trong trà đen. Chính theasinensin góp phần mang lại giá trị sức khỏe của trà ô long”.
Ông cho biết thức uống này có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và thậm chí là ung thư cùng nhiều bệnh khác.
Tiến sĩ Bond tiếp tục: “Nghiên cứu về trà ô long vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng các phân tích trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra các theasinensin có hoạt tính chống oxy hóa, giảm viêm và bảo vệ chống lại tổn thương DNA”.
Theo tạp chí Diabetes Care,các nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy hiệu quả trong kiểm soát lượng đường trong máu, chống ung thư và kháng khuẩn. “Một nghiên cứu ở 10 nam và 10 nữ mắc bệnh tiểu đường từ trước cho thấy uống hơn một lít trà ô long mỗi ngày trong 10 tuần làm giảm đáng kể lượng đường trong máu”, Tiến sĩ Bond thông tin.
Việc uống trà ô long hằng ngày đã chứng minh khả năng chống oxy hóa, giúp phục hồi cơ bắp cho vận động viên sau khi tập, thi đấu.
Trà ô long cũng có thể tốt cho việc giảm cân vì tăng cường trao đổi chất ở phụ nữ tốt hơn trà xanh. Loại nước này cũng làm tăng quá trình oxy hóa chất béo và tốc độ trao đổi chất ở nam giới.
Tiến sĩ Bond bổ sung: “Nghiên cứu khác ghi nhận trà ô long có thể cải thiện bệnh tim, giúp hạ huyết áp và bảo vệ răng và xương”. Tiến sĩ Bond khuyên nên uống hai đến ba cốc mỗi ngày để thu được những lợi ích trên.
Bảy nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng BHYT gồm:
- Người có công với cách mạng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo theo Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025;
- Người thuộc hộ chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025;
- Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025;
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Khicá nhân tham gia BHYT tự nguyện thì được xem là tham gia theo đối tượng hộ gia đình. Luật quy định mức đóng giảm dần đối với đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình: Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Bên cạnh đó, Nghị định của Chính phủ cũng quy định căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, UBND cấp tỉnh trình HĐND tỉnh/thành quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu và mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng không được hưởng mức hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Đầu tháng 7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết theo quy định hiện nay, người đầu tiên trong hộ gia đình sẽ đóng BHYT một tháng 4,5% mức lương cơ sở. Từ ngày 1/7/2024, mức đóng cụ thể là:
Người đóng BHYT theo hộ gia đình | Mức đóng 1 tháng từ 1/7 (đồng) | Mức đóng 1 năm từ 1/7 (đồng) | Mức tăng so với trước 1/7 (đồng) |
Người thứ 1 (4,5% mức lương cơ sở) | 81.000 | 1.263.600 | 291.000 |
Người thứ 2 (70% người thứ 1) | 56.700 | 884.520 | 204.120 |
Người thứ 3 (60% người thứ 1) | 48.600 | 758.160 | 174.960 |
Người thứ 4 (50% người thứ 1) | 40.500 | 631.800 | 145.800 |
Người thứ 5 trở đi (40% người thứ 1) | 32.400 | 505.440 | 116.640 |
Cử tri Phú Yên cũng kiến nghị Bộ Y tế có chính sách hỗ trợ mua BHYT một phần hoặc hỗ trợ 100%đối với những người có độ tuổi từ 75 tuổi đến 79 tuổi.
Về việc này, Bộ trưởng Y tế cho biết theo quy định của Luật BHYT, đối tượng người từ 75-79 tuổi thuộc diện người có công với cách mạng; người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.
Nếu thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được giảm trừ mức đóng theo quy định của pháp luật BHYT.
Theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, những hành vi bị cấm trong chế biến thực phẩm bao gồm:
1. Dùng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm.
2. Dùng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn.
3. Dùng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép hoặc trong danh mục được phép nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm.
4. Dùng động vật chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm…
Nếu vi phạm về an toàn thực phẩm, cá nhân, tập thể có thể bị:
Xử phạt hành chính
Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bằng Nghị định 124/2021/NĐ-CP), cá nhân, tổ chức có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có 4 khung hình phạt sau đây:
Khung 1: Bị phạt từ 50 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:
- Dùng các chất ngoài danh mục được phép sử dụng cho sản phẩm trị giá từ 10 đến dưới 100 triệu đồng.
- Cung cấp, chế biến động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 đến dưới 100 triệu đồng.
- Nhập khẩu, cung cấp thực phẩm mà biết có sử dụng chất ngoài danh mục được phép trị giá từ 10 đến dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5 đến dưới 20 triệu đồng.
- Chế biến, cung cấp thực phẩm mà biết không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 5-20 người.
Khung 2: Bị phạt từ 200 tới 500 triệu đồng hoặc phạt tù 3-7 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức.
- Làm chết người.
- Gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 21-100 người.
- Gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây tổn hại sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%.
- Thực phẩm dùng chất ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 đến dưới 200 triệu đồng.
- Thực phẩm dùng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100 đến dưới 300 triệu đồng.
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Bị phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:
- Làm chết 2 người.
- Gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe từ 101 đến 200 người.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122%.
- Thực phẩm dùng chất ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
- Thực phẩm dùng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng.
Khung 4: Bị phạt tù từ 12 tới 20 năm nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:
- Làm chết 3 người trở lên.
- Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên.
- Thực phẩm dùng chất ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên.
- Thực phẩm dùng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc bị tiêu hủy trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội có thể chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 1-5 năm.