Theo đánh giá của các chuyên gia, các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo ở địa phương đã thực hiện vai trò là đầu mối liên kết các hoạt động ở quy mô vùng, quốc gia, kết nối quốc tế. Đồng thời là đầu mối triển khai các dịch vụ hỗ trợ đổi mới sáng tạo, dịch vụ kỹ thuật công nghệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Quản lý dữ liệu về năng lực đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của địa phương, liên kết với hệ thống dữ liệu quốc gia về đổi mới sáng tạo.
Đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các thành phần trong hệ sinh thái. Tổ chức các chương trình ươm tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, các sáng kiến kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, vùng và cả nước.
Tổ chức hoạt động tư vấn viên, các sự kiện truyền thông về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh, liên kết với Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Về cơ sở hạ tầng, các tổ chức này góp phần hỗ trợ hạ tầng và cơ sở vật chất dùng chung phục vụ hoạt động phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Không chỉ thực hiện vai trò kết nối, các tổ chức đổi mới sáng tạo địa phương cũng thực hiện vai trò trong hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế phát triển của địa phương phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)...
Đồng thời, các tổ chức này cung cấp gói tư vấn, thông tin về trang thiết bị nghiên cứu, kiểm chuẩn trong toàn bộ hệ thống các phòng thí nghiệm công và tư, sử dụng hiệu quả các thiết bị phòng thí nghiệm hiện có thông qua mô hình kết nối chia sẻ thông tin dùng chung, kết hợp giữa khối tư nhân và khối công lập.
Phát triển và thiết lập các dịch vụ nền cần thiết để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại địa phương xây dựng, đề xuất được các giải pháp đổi mới sáng tạo hiệu quả, các dự án khởi nghiệp có tiềm năng, phát triển các sản phẩm công nghệ đủ sức gia nhập vào cthị trường thương mại.
Theo ông Trần Vũ Tuấn Phan, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Khoa học Công nghệ, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, thuộc bộ KH&CN, việc hình thành các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo là hạt nhân cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo địa phương. Để làm được điều này trước hết cần đặt trong bối cảnh chung của địa phương hoặc của vùng, đánh giá, phân tích và giải quyết được những nhu cầu và thách thức của hệ sinh thái địa phương và tổng thể hệ sinh thái toàn quốc.
Các địa phương cần xác định rõ về đặc điểm hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại địa bàn của mình. Tăng cường liên kết và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hành động thống nhất; hướng đến mục tiêu chung - mô hình kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2009, Viettel đã khai trương dịch vụ viễn thông tại Campuchia và Lào. Sau đó là các thị trường ở châu Phi, châu Mỹ như Mozambique, Cameroon, Peru, Burundi và Tanzania,... Trong 10 năm, từ 2009 đến 2018, Viettel đã phát triển tại 10 thị trường.
“Doanh thu bình quân của Viettel Global là 25%, với 5 thị trường giữ vị trí số 1 về thị phần. Có thị trường trong vòng 1 năm đã vươn lên vị trí số 1 (Burundi). Đây là bàn đạp để chúng tôi đưa các thiết bị số của Việt Nam ra thế giới”, ông Tào Đức Thắng cho hay.
Đầu tư ra nước ngoài luôn đi kèm với thách thức và rủi ro. Trước hết đó là sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực, thể chế chính trị, luật pháp. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý tại một số thị trường, nhiều nơi thậm chí còn bất ổn chính trị.
Theo Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, rủi ro còn đến từ sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt khi ra thế giới thường thiếu bạn đồng hành do không có cộng đồng doanh nghiệp đi cùng. Tại nhiều quốc gia, Việt Nam chưa có hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần.
Ngoài những thách thức, "go global" cũng mang đến nhiều cơ hội. Đó là tiềm năng mở rộng thị trường, tạo ra không gian phát triển mới, tạo môi trường đào tạo con người. Đi ra nước ngoài cũng giúp gia tăng giá trị thương hiệu cho cả Việt Nam và doanh nghiệp, cùng với đó là cơ hội học hỏi khi được thử sức cạnh tranh với những tập đoàn hàng đầu thế giới.
“Năm 2006, Viettel mới là tân binh trên thị trường viễn thông Việt Nam và vẫn còn vô danh với thế giới. Đến năm 2022, giá trị thương hiệu của chúng tôi đạt 9 tỷ USD, đứng thứ 17 thế giới và số 1 Đông Nam Á về viễn thông. Việc cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài cũng là bài học quan trọng để chúng tôi tự tin hơn, góp phần thúc đẩy sự đổi mới tại Việt Nam”, ông Tào Đức Thắng nói
Người đứng đầu Viettel cho rằng, để bơi ra biển lớn, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải có khát vọng đủ lớn, đủ tự tin, tự hào. Nếu không có khát vọng, sẽ khó thoát khỏi vùng an toàn bởi thị trường nội địa vẫn ổn định, trong khi đi ra nước ngoài nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phải có sự tự tin rằng người Việt mình có thể làm được.
“Đến nhiều nơi toàn hoang mạc, nhiều người dân không biết Việt Nam ở đâu, tưởng nước mình vẫn còn chiến tranh. Đó là lúc cần có lòng tự hào để cho thế giới thấy chúng ta là ai”, Tổng giám đốc Viettel chia sẻ.
Chia sẻ bài học “go global”, ông Thắng khuyên các doanh nghiệp Việt cần khảo sát, đánh giá kỹ về tình hình chính trị, kinh tế xã hội, luật pháp trước khi quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, phải tập trung nguồn lực để triển khai nhanh nhằm tận dụng cơ hội, nâng cao hiệu quả dự án
Các doanh nghiệp Việt cũng cần gắn kết chặt chẽ với chính quyền địa phương sở tại, thượng tôn pháp luật, tham gia xây dựng chính sách, kinh doanh nhưng phải gắn liền với lợi ích xã hội.
Kinh nghiệm của Viettel là chọn người đứng đầu thị trường vừa có chuyên môn, vừa tháo vát, bản lĩnh. Không chỉ vậy, khi “mang chuông đi đánh xứ người”, phải phát huy vai trò làm chủ của người bản địa để gắn lợi ích công ty với đất nước, người dân địa phương.
Các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nên thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế xã hội để may đo sản phẩm phù hợp với người dùng sở tại.
Ông Tào Đức Thắng cho biết, sau chiến sự tại Burundi, bất ổn chính trị tại Myanmar, Viettel đã vươn lên số 1 tại những thị trường đó. “Khó khăn sẽ xảy ra nhưng cơ hội luôn có, nếu dễ dàng thì các nước khác đã đầu tư rồi. Phải kiên định, kiên trì vượt qua khó khăn và có niềm tin rằng nếu chúng ta làm đúng, thượng tôn pháp luật thì chúng ta sẽ có cơ hội”, Tổng giám đốc Viettel nói.
Cùng đó, trường này không thực hiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh 2 năm 2017 và 2018 khi tuyển 42 chỉ tiêu văn bằng 2 chính quy khối ngành VII - không ghi rõ ngành (năm 2018) và 58 chỉ tiêu ngành Ngôn ngữ Anh văn bằng 2 chính quy (năm 2019).
Ngoài ra, thực hiện liên kết đào tạo trình độ ĐH với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Nghệ An, Trường CĐ Than - Khoáng sản Việt Nam, Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội (phân hiệu Lạng Sơn), Trường Trung cấp Luật Tây Bắc khi chưa có văn bản đề nghị của UBND tỉnh theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Về chương trình đào tạo, kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng chỉ rõ các chương trình đào tạo được Hiệu trưởng nhà trường ký ban hành theo các Quyết định số 1929/QĐ-KTQD ngày 19/10/2015 và Quyết định số 354/QĐ-KTQD ngày 9/2/2018 có số tín chỉ là 45 hoặc 46 - không đủ khối lượng học tập tối thiểu quy định tại khung trình độ quốc gia.
![]() |
Sinh viên học tại thư viện của Trường ĐH Kinh tế quốc dân. |
Về đào tạo sau đại học, năm 2018, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã không xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo ngành theo quy định. Cùng đó, đã tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt 7,7% so với chỉ tiêu báo cáo lên Bộ GD-ĐT.
Trường này còn tổ chức thi tuyển đào tạo thạc sĩ tại Trường ĐH Hùng Vương, Trường ĐH Tây Bắc khi chưa có văn bản cho phép của Bộ GD-ĐT theo quy định.
Ngoài ra, việc thực hiện chương trình đào tạo đối với 2 lớp đào tạo thạc sĩ đặt tại Trường CĐ nghề Yên Bái cũng chưa đúng quy định (lớp đào tạo thạc sĩ khóa 27 không có học phần tự chọn thuộc Nhóm 1 của Khối kiến thức ngành; lớp đào tạo thạc sĩ khóa 28 không có học phần tự chọn thuộc Nhóm 3 của Khối kiến thức ngành).
Thanh tra cũng nêu rõ việc trường đã sử dụng giấy chứng nhận đạt trình độ tương đương B1/B2 của chính mình để làm điều kiện xét tuyển 6 trường hợp nghiên cứu sinh thuộc đợt 1 năm 2017 không đúng theo quy định. Trường này còn cho một số nghiên cứu sinh học các chuyên đề tiến sĩ trước khi xét tuyển.
Hồ sơ mở ngành không đảm bảo điều kiện
Ngoài ra, hồ sơ mở ngành Ngân hàng, Kiểm toán, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công trình độ đại học chưa đầy đủ, trong đó có một số ngành còn thiếu các giấy tờ minh chứng.
Thanh tra Bộ cũng kết luận ngành Hệ thống thông tin quản lý và ngành Luật Kinh tế trình độ thạc sĩ không đảm bảo điều kiện đảm bảo ngành theo quy định.
Việc xây dựng đề án và ban hành quyết định phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của trường còn một số thiếu sót (thiếu quy định điều kiện đầu vào trình độ ngoại ngữ cho người học; hồ sơ liên kết có giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực; thiếu giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của cơ sở giáo dục nước ngoài).
![]() |
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, các hạn chế, thiếu sót nêu trên thuộc trách nhiệm về các tập thể, cá nhân trong thời kỳ thanh tra 2017-2019; hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm chung. Các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trong phạm vi được hiệu trưởng phân công. Trưởng, phó các đơn vị thuộc, trực thuộc trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra các hạn chế, thiếu sót.
Thanh tra Bộ GD-ĐT nhìn nhận có nguyên nhân khách quan khi trường là một trong những đơn vị đầu tiên được thực hiện tự chủ, trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa được hoàn thiện, không đồng bộ nên khó khăn trong việc thực hiện tự chủ. Việc phê duyệt, thẩm định của cấp có thẩm quyền đối với các đề án, đề xuất, kiến nghị của trường rất chậm, mất nhiều thời gian, nhiều thủ tục. Cùng đó, áp lực trước sự tồn tại, phát triển đòi hỏi trường phải hoạt động, trong khi cơ chế, chính sách luôn có độ trễ nhất định.
Trước các sai phạm, Thanh tra Bộ GĐ-ĐT cũng yêu cầu Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chấm dứt việc tuyển sinh trình độ đại học vượt chỉ tiêu; cho nghiên cứu sinh học các chuyên đề đào tạo tiến sĩ trước khi xét tuyển; rà soát và báo cáo Bộ những trường hợp thí sinh học dự thính trước khi xét tuyển. Cùng đó, rà soát lại toàn bộ hồ sơ mở ngành, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định,...
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là đơn vị đầu tiên được thực hiện tự chủ trong các lĩnh vực hoạt động liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân sự, quản lý tài chính, tài sản, việc thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trường đã đảm bảo tự chủ được 100% kinh phí chi thường xuyên, thu nhập của cán bộ, viên chức, người lao động được cải thiện qua các năm; đảm bảo chi các hoạt động chuyên môn, mua sắm tài sản và các khoản chi khác. Trường đã thực hiện miễn, giảm học phí, chi trả học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên; tiền lãi ngân hàng các năm của trường được trích lập quỹ hỗ trợ sinh viên. Ngoài ra, ban hành và triển khai tốt các quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản công đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện xác định chỉ tiêu trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp năng lực. Các nhà khoa học của trường đã tích cực tham gia thực hiện các đề tài cấp quốc gia; sản phẩm các đề tài, công trình nghiên cứu đã đóng góp tích cực cho công tác quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. |
Đông Hà
Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận các khoản thu sai quy định của trường với tổng số tiền tới hơn 4,6 tỷ đồng. Ngoài ra, công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng cũng có nhiều thiếu sót.
" alt=""/>Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sai phạm trong tuyển sinh