Bác sĩ Đặng Thanh Duy, khoa Nội tiêu hóa, cho biết dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu phổ biến. Một số dị vật có thể được cơ thể tự đào thải ra ngoài, tuy nhiên một số rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay. Đó là bởi dị vật có thể gây biến chứng nặng nề như tắc ruột, chảy máu, tạo ổ áp-xe, thủng đường tiêu hóa, hoặc đâm vào và làm tổn thương những động mạch có kích thước lớn xung quanh thực quản…
Bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần tránh để trẻ tiếp xúc, chơi với các đồ vật nhỏ, sắc nhọn, pin, cúc, bi hay những đồ chơi nhỏ khác, đồng xu, đinh, ốc vít... Ngoài ra, cần phải đảm bảo loại bỏ hết xương khi cho trẻ ăn. Nếu phát hiện trẻ nuốt phải dị vật cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Với việc thí điểm khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp điện tử, theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến ngày 18/11, toàn quốc đã có trên 11.700 cơ sở triển khai, chiếm 92%.
Tuy nhiên, thống kê cho thấy, tổng số lượt tra cứu thông tin bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân khi tiếp đón người bệnh đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt gần 4,8 triệu lượt, trong đó có hơn 2,9 triệu lượt tra cứu thành công, đạt hơn 61%. Tỷ lệ lượt khám chữa bệnh có tra cứu bằng Căn cước công dân gắn chip trên tổng số lượt khám chữa bệnh đạt khoảng 4,36%.
Như vậy, qua 9 tháng thí điểm, số lượng người dân đi khám chữa b ệnh bảo hiểm y tế được cơ sở y tế tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua Căn cước công dân gắn chíp còn rất thấp và tỷ lệ tra cứu thành công cũng chưa cao.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Y tế vừa đề nghị các Sở Y tế; các bệnh viện, viện thuộc Bộ Y tế; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ, ngành cùng Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam nghiêm túc thực hiện việc khám chữa bệnh bào hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng VneID.
Theo Bộ Y tế, phấn đấu đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong toàn quốc triển khai, với 20% người dân khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua Căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng VneID.
Đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền để người dân được biết và hiểu về những tiện lợi, lợi ích mạng lại, từ đó người dân dần có thói quen dùng Căn cước công dân gắn chíp hoặc cài ứng dụng VneID trên smartphone khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
" alt=""/>92% cơ sở y tế hỗ trợ người dân khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chip