Facebook hiện có hơn 1 tỷ người dùng, thế nhưng chúng ta đều biết không phải tất cả đều nói chung một ngôn ngữ. Bởi vậy, nếu bạn có bạn bè hay người thân vốn nói một ngôn ngữ khác với mình, họ sẽ không hiểu gì về dòng status mà bạn đăng tải. Facebook mới đây vừa đưa ra một giải pháp cho vấn đề này.
Theo đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện đang thử nghiệm một tính năng cho phép bạn đăng status với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Với tính năng này, bạn có thể viết một status bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha... - bất kỳ ngôn ngữ nào bạn thích. Bạn bè, người thân của bạn sẽ thấy dòng status này ở ngôn ngữ nào sẽ tuỳ thuộc vào thứ tiếng ưu tiên mà họ lựa chọn. Trên thực tế, Facebook đã từng thử nghiệm nó cho các Page, tuy nhiên, giờ đây người dùng phổ thông cũng sẽ được cập nhật.
" alt=""/>Facebook cho đăng status với nhiều ngôn ngữ cùng một lúcBạn có thể tra cứu mọi thông tin trên Google, như làm phép nhân ở ảnh trên.
Nhiều người khó có thể hình dung công việc của họ sẽ thế nào nếu thiếu sự hỗ trợ của Google
Báo Anh Telegraph đưa tin, các chuyên gia tâm lý học Đại học Yale của Mỹ vừa phát hiện các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing làm cho mọi người nghĩ họ thông minh hơn thực tế, thậm chí tự tin thái quá bởi vì rất đơn giản: kho tàng kiến thức của nhân loại sẵn có ở ngay dưới đầu ngón tay của họ.
Trong một loạt thực nghiệm, những người tham gia đã từng tìm kiếm thông tin trên mạng tin rằng họ có hiểu biết hơn về một chủ đề so với những người đã biết được kiến thực qua các kênh thông thường, như đọc sách hoặc trao đổi với giáo viên, gia sư. Người dùng Internet cũng tin não bộ của họ sắc bén hơn.
"Internet là một môi trường mạnh mẽ, nơi bạn có thể nhập bất kỳ câu hỏi nào và cơ bản là bạn tiếp cận với kiến thức nhân loại ngay dưới ngón tay của mình", ông Matthew Fisher, một nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành tâm lý học ở Đại học Yale nói.
"Rất dễ để chúng ta nhầm lẫn kiến thức của mình với nguồn kiến thức bên ngoài này. Khi mọi người thực sự là chính mình [không có Internet], họ có thể sẽ sốc về mức độ hiểu biết của mình và sự phụ thuộc vào Internet đến mức độ nào", ông Fisher là người đứng đầu nghiên cứu này.
Có hơn 1.000 sinh viên tham gia vào loạt thực nghiệm nhằm đo tác động tâm lý của việc tìm kiếm thông tin trên mạng.
Trong một bài kiểm tra, nhóm tra cứu trên mạng được đưa cho một link website ở đó cho đáp án của câu hỏi"cái khoá phéc mơ tuya hoạt động ra sao?"trong khi một nhóm chỉ được đưa tài liệu trên giấy tương tự.
Khi cả hai nhóm sau đó bị vặn hỏi một câu chẳng liên quan – "tại sao những đêm có mây lại ấm hơn?", nhóm người đã tìm kiếm online tin rằng họ có hiểu biết hơn mặc dù họ không được phép tìm kiếm trên mạng câu trả lời chính xác.
Giáo sư tâm lý Frank Keil của Đại học Yale nói rằng nghiên cứu cho thấy những tác động nhận thức của việc "đang sống trong chế độ tìm kiếm"trên mạng là quá mạnh mẽ đến mức con người vẫn cảm thấy thông minh hơn thậm chí khi những tìm kiếm online của họ không giúp gì được.
Và sự gia tăng sử dụng smartphone có thể làm trầm trọng thêm vấn đề bởi vì tìm kiếm Internet luôn luôn trong tầm tay.
"Với Internet, những ranh giới giữa điều bạn biết và điều bạn nghĩ mình biết trở nên mờ nhạt", ông Fisher nói.
Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng cảm giác hiểu biết cao hơn khả năng thực tế cũng có thể nguy hiểm trong các lĩnh vực chính trị hoặc các lĩnh vực khác liên quan đến việc hoạch định chính sách, ra quyết định.
"Trong trường hợp mà các quyết định có hậu quả lớn thì điều quan trọng đối với người ra quyết định là phải phân biệt được kiến thức của chính bản thân và không cho rằng mình biết điều gì đó khi thực sự mình không biết",ông Fisher bổ sung.
"Internet là một nguồn lợi ích khổng lồ theo nhiều góc độ khác nhau nhưng có thể cũng sẽ có một số cái giá phải trả mà chúng ta không nhìn thấy ngay được, và đây có thể là một trong số chúng".
"Kiến thức cá nhân chính xác không dễ mà đạt được và Internet đang làm cho nhiệm vụ đó càng khó khăn hơn".
Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí nghiên cứu tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ.
" alt=""/>Google 'làm mọi người nghĩ mình thông minh hơn'Thưa ông, hiện GotIt! đang có chiến dịch săn 10.000 chuyên gia người Việt. Ông có thể nói rõ hơn về cuộc tìm kiếm này và tại sao lại là chuyên gia người Việt chứ không phải chuyên gia người nước ngoài khi GotIt! là ứng dụng “go global”
GotIt! hoạt động theo cơ chế sàn giao dịch (marketplace), trong đó người mua là các sinh viên và người bán là các chuyên gia. Hiện tại, người mua của GotIt! chủ yếu là các sinh viên ở Mỹ và một số nước nói tiếng Anh, còn phía người bán bao gồm sinh viên, giáo viên, người về hưu... ở khắp nơi trên thế giới trong đó tập trung nhiều ở Philippines, Ấn Độ, Đông Âu, Nam Phi, Mỹ,.... Các chuyên gia này đã và đang làm việc trên nền tảng của GotIt! từ khi chúng tôi tung ra bản beta vào đầu năm 2014. Khi GotIt! ngày càng tăng trưởng mạnh, các chuyên gia càng kiếm được một khoản thu nhập thêm đáng kể bằng cách chỉ tận dụng thời gian rảnh của mình. Đặc biệt, hiện có một bạn đang là giảng viên Đại học ở Kenya sau khi làm việc trên GotIt! một thời gian thấy thu nhập cao gấp đôi công việc chính của bạn ấy và quyết định bỏ việc để làm toàn thời gian cho GotIt!. Đây là một việc thực sự có thay đổi lớn về cuộc sống.
Qua đó, tôi nhận thấy đây có thể là cơ hội tốt cho các bạn trẻ ở Việt nam, bởi vì các bạn học khối A, về mặt chuyên môn hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của GotIt! Tuy nhiên, tôi chưa chắc chắn về khả năng Tiếng Anh của các bạn trẻ nên cuối năm ngoái tôi tiến hành một chương trình thử nghiệm chọn 50 chuyên gia tại Việt nam để thử làm việc trên GotIt! với sự giúp đỡ của thầy giáo Đặng Minh Tuấn và TS. Nguyễn Đắc Đồng. Sau 6 tháng thử nghiệm, chúng tôi đánh giá nhiều chuyên gia Việt nam làm việc rất tốt đặc biệt có bạn Nguyễn Minh Đức đã được chọn làm chuyên gia cao cấp để đánh giá chất lượng của các chuyên gia khác trên toàn cầu.
Do đó, tôi thấy GotIt! hoàn toàn có thể huy động một số lượng lớn các chuyên gia ở Việt nam. Hiện chúng tôi đã khởi động chiến dịch lựa chọn 10000 người đầu tiên. Vì phạm vi hoạt động của GotIt! là toàn cầu nên 10000 chuyên gia Việt nam là một phần trong toàn bộ cộng đồng hàng trăm nghìn chuyên gia khác và GotIt! còn cần nhiều chuyên gia hơn thế do nhu cầu rất lớn từ sinh viên.
Tại sao GotIt! lại mở văn phòng ở cả Mỹ và Việt Nam thay vì một nơi duy nhất ?
GotIt! là một startup Mỹ với trụ sở chính tại Silicon Valley, nơi chúng tôi làm các công việc như nghiên cứu người dùng, thiết kế sản phẩm, tăng trưởng, các dự án phức tạp,... Tại Việt Nam, văn phòng GotIt! là văn phòng kỹ thuật nơi các kỹ sư phần mềm làm việc với các đồng nghiệp ở Silicon Valley để xây dựng và vận hành nền tảng (platform). Việc có văn phòng ở cả Mỹ và Việt Nam là một lợi thế của GotIt!. Bởi vì, chúng tôi có thể chia các công việc ra thành từng phần bên nào làm tốt phần nào thì sẽ xử lý phần đó ngoài ra chúng tôi luôn có người để đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/24. Chưa kể đến, chúng tôi có thể tiết kiệm được một phần kinh phí hoạt động. Đối với những startup chưa có doanh thu như GotIt! thì tài chính như là máu và ôxy nên nếu không tiết kiệm hết vốn là có thể phá sản luôn.
Là một ứng dụng “go global”, với việc tuyển 10.000 chuyên gia người Việt, phải chăng GotIt! đang muốn nhắm đến thị trường Việt Nam.
Trong tương lai gần, ngoài việc tuyển dụng các chuyên gia, GotIt! chưa có các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Mặc dù về lâu dài, công ty nào cũng đều muốn sản phẩm của mình có mặt ở mọi thị trường và mọi ngôn ngữ, tuy nhiên các startup đều có nguồn tài nguyên rất hạn chế nên phải tập trung vào thị trường nào tiềm năng nhất ở mỗi thời điểm. Hiện tại Mỹ và các nước nói tiếng Anh đang là thị trường tập trung của GotIt!
![]() |
Nhiều ứng dụng Việt “go global” thành công nhưng chưa thể chinh phục được thị trường Việt Nam. Theo ông, nguyên nhân của việc này là gì ?
Theo tôi không nên quá quan trọng là “go global” hay tập trung ở thị trường Việt nam. Nếu sản phẩm và dịch vụ của mình được thị trường nào đón nhận thì hãy tập trung vào thị trường đó. Ngoài ra, mỗi thị trường đều có những thói quen về sử dụng sản phẩm hay dịch vụ khác nhau nên rất khó để một sản phẩm có thể làm hài lòng được người dùng ở nhiều thị trường. Nếu sản phẩm của mình được đón nhận ở thị trường nước ngoài tốt nhưng chưa được đón nhận ở Việt nam thì bản thân startup đó cũng cần xem lại là sản phẩm hay dịch vụ của mình đã được thiết kế phù hợp với thói quen và văn hoá với người dùng Việt nam hay chưa.
" alt=""/>CEO GotIt!: Ứng viên từng bỏ chạy vì chê văn phòng GotIt! tuềnh toàng