>> Những mẫu nhà ống 2 tầng đẹp long lanh với chi phí siêu rẻ
Dinh thự gỗ nguy nga hơn 500 m2 mọc trên đất rừng
Hiện nay, nhà chung cư với diện tích và giá tiền vừa phải là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình trẻ. Tuy nhiên, diện tích chung cư nhỏ hẹp gây nhiều khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp đồ nội thất. Những mẫu thiết kế phòng bếp vừa đẹp, vừa hiện đại, tiện nghi dưới đây sẽ là một gợi ý cho các gia đình trẻ.
Mẫu phòng bếp thiết kế liên thông với phòng khách, vách ngăn họa tiết CNC ấn tượng giúp phân chia rõ ràng khu vực phòng bếp và phòng khách. Phòng bếp này cũng liên thông với phòng khách nhưng lại không sử dụng vách ngăn mà thay vào đó là quầy bar mini đóng vai trò phân chia khu vực bếp núc và phòng khách tạo nên sự thông thoáng, tiện nghi. Thiết kế đơn giản trong bố cục, sự kết hợp ăn ý về màu sắc giữa phòng bếp – phòng ăn - phòng khách đã làm cho không gian chung cư trở nên thông thoáng, trẻ trung mà không kém phần hiện đại, sang trọng. Phòng bếp này tuy nhỏ nhưng được thiết kế sáng tạo đem lại cảm hứng dễ chịu như ngồi thư giãn ở một quán cà phê. Căn bếp “nhỏ nhưng có võ” vẫn đảm bảo tiêu chí tiện nghi, thoáng đãng. Màu sơn nổi bật giúp gian bếp có điểm nhấn và ấm cúng. Trong các màu sắc thì gam màu trắng có tác dụng “nới rộng” không gian cực kì hiệu quả. Căn bếp với màu trắng chủ đạo mang đến không gian thoáng đãng, mát mẻ và rộng rãi hơn rất nhiều so với kích thước thực tế. Tận dụng tối đa không gian nhỏ hẹp của phòng bếp với tủ bếp chữ L màu trắng nhẹ nhàng và bộ bàn ăn màu gỗ sang trọng. Để đổi mới không gian cho căn hộ chung cư, các gia đình trẻ có thể thay đổi không gian bếp theo phong cách cổ điển. Với thiết kế lạ mắt, phòng bếp mang hơi hướng xưa cũ sẽ tạo được điểm nhấn, giúp căn hộ trở nên lãng mạn hơn. |
Với cách bố trí này, công việc nội trợ của những người phụ nữ trẻ sẽ trở nên thoải mái hơn khi vừa có thể chuẩn bị những món ăn ngon cho cả gia đình, vừa có thể quan sát được các con chơi trong nhà. |
Thanh Thu (Tổng hợp)
Những mẫu nhà ống đẹp 2 tầng với chi phí hợp lý luôn được nhiều gia đình ưa chuộng. Sự sáng tạo trong thiết kế không chỉ mang đến không gian độc đáo mà còn khiến căn nhà vô cùng tiện nghi.
" alt=""/>Những mẫu phòng bếp chung cư cực tiện nghi cho gia đình trẻTương lai của Ole Gunnar Solskjaer đang là một vấn đề khiến BLĐ MU đang thực sự đau đầu.
![]() |
MU đau đầu vì tương lai Solskjaer |
Hợp đồng của MU với Solskjaer kéo dài đến ngày 12/5, theo dạng mượn từ CLB Molde.
Sau những hiệu ứng mà Solskjaer mang lại, MU đang cân nhắc việc tiếp tục với cựu tiền đạo có biệt danh "Sát thủ mang gương mặt trẻ thơ".
Hiện tại, Phó chủ tịch Ed Woodward muốn Pochettino, nhưng người hâm mộ MU đang ủng hộ việc ký hợp đồng dài hạn với Solskjaer.
Nhưng phía Molde không muốn điều đó. CLB Na Uy vừa khẳng định không sẵn sàng để Solskjaer tiếp tục với MU.
Oysten Neerland, CEO của Molde, nhấn mạnh về thời hạn hợp đồng mượn, và khẳng định CLB không chưa tính giải pháp thay Solskjaer.
Đây có thể là cách để Molde chơi chiêu, để buộc MU phải trả giá cao phá vỡ hợp đồng của Solskjaer - có thời hạn đến hết mùa giải 2021 (theo lịch bóng đá Na Uy).
Man City tung chiêu lấy Neymar
Trang Don Balon đưa tin, Man City quay trở lại đua tranh chữ ký của Neymar, và có khả năng thành công không hề nhỏ.
![]() |
Pep Guardiola muốn đưa Neymar về Man City |
PSG hiện gặp vấn đề với UEFA, liên quan đến Luật công bằng tài chính. CLB thủ đô Paris phải cân bằng khoản phí 170 triệu euro, để không bị cấm dự Champions League và những hệ lụy khác.
Rất nhiều đội bóng châu Âu lợi dụng điều này để gây sức ép cho PSG, để hy vọng lấy được Neymar trong mùa Hè năm nay.
Ngoài Real Madrid, MU và đội bóng cũ Barca, Man City cũng rất muốn sở hữu Neymar - cầu thủ mà các ông chủ từ Ả Rập rất yêu thích.
Pep Guardiola cũng muốn sở hữu Neymar, để tăng sức mạnh Man City và chinh phục Champions League.
Theo Don Balon, Pep Guardiola đề xuất các quan chức Man City đưa Gabriel Jesus vào điều khoản đi kèm, cùng tiền mặt 120 triệu euro để lấy Neymar.
Khi Facebook và Twitter cấm người dùng và các nhóm ủng hộ bạo loạn tại Đồi Capitol (Mỹ) tuần trước, lượt tải của một ứng dụng khác là Parler lại tăng lên. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn việc tổ chức các hành vi tương tự, Google và Apple đã gỡ Parler khỏi các chợ ứng dụng, trong khi Amazon đóng cửa dịch vụ web của Parler.
Trên website, CEO Parler John Matze khẳng định sẽ không khuất phục trước áp lực từ các đối tượng phản cạnh tranh, các công ty mang động cơ chính trị và những kẻ độc tài ghét bỏ tự do ngôn luận.
Dù vậy, trên thực tế, Matze không có nhiều lựa chọn. Mạng xã hội tự do ngôn luận của ông bị Google xem là “nguy cơ đang diễn ra và cấp bách đối với an ninh trật tự”, còn nhân viên Amazon yêu cầu công ty “từ chối mọi dịch vụ Parler cho tới khi nó xóa bỏ bài viết kích động bạo lực và Amazon đã làm theo. Apple cũng nhanh chóng đi theo con đường của các đồng nghiệp.
Với một hệ sinh thái nằm trong tay số ít “ông lớn”, ứng dụng không nhiều khả năng sống sót nếu không được tiếp cận các kênh chính thống này. Cánh cửa đóng sập với Parler nhấn mạnh quyền lực ngày một lớn mà các doanh nghiệp công nghệ đang nắm giữ. Họ có quyền quyết định điều gì được phép trên dịch vụ và nhanh chóng đưa ra hành động. Trong nhiều năm, Big Tech tránh xa những cuộc tranh luận về quyền lực khi tuyên bố trung lập nội dung. Song tin giả và can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 làm rõ một điều: các công ty cùng thuật toán và cách quản trị nội dung của họ gây tác động lớn tới đời thực.
Ngày nay, dưới áp lực từ các nhà lập pháp, nhà hoạt động nhân quyền và thậm chí nhân viên, Big Tech nhận ra quyền lực và trách nhiệm mà họ phải gánh đối với các cuộc thảo luận công khai trên mạng, bao gồm cả trên ứng dụng họ không tạo ra. Quyền lực ấy lọt vào tầm ngắm của nhà chức trách Mỹ khi Google và Facebook đang phải đối mặt với những vụ kiện chống độc quyền của chính phủ. Đồng thời, họ còn bị chỉ trích vì thiếu nghiêm túc trong hoạt động kiểm duyệt nội dung, quá dễ dãi đối với các lời nói có khả năng kích động bạo lực hoặc phạm pháp trong thế giới thực.
Động thái gần đây của Facebook và Twitter như cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay cấm Parler của Google, Apple nhận được sự ủng hộ của chính trị gia và nhà phê bình. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao phải mất quá lâu họ mới ra quyết định như vậy. Bên cạnh đó, nó còn làm dấy lên nhiều lo ngại.
Kate Ruane, Cố vấn lập pháp cao cấp tại tổ chức American Civil Liberties Union, cho rằng mọi người nên lo lắng khi các công ty như Facebook, Twitter vận dụng quyền lực chưa được kiểm soát để loại bỏ người khác ra khỏi các nền tảng đã trở thành một phần không thể thiếu với hàng tỷ người. Đặc biệt, quyết định loại bỏ diễn ra nhanh hơn với các sự kiện chính trị. Bà hi vọng các công ty này áp dụng quy định minh bạch với tất cả mọi người.
Parler vốn đã gặp nhiều trở ngại. Công ty phải cạnh tranh với các dịch vụ lớn hơn nhiều về quy mô như Twitter, Facebook và Instagram. Mạng xã hội chỉ thu hút sự chú ý từ năm 2020. Được Rebekah Mercer, con gái của nhà đầu tư Robert Mercer, một người ủng hộ Trump hỗ trợ, Parler là ứng dụng hàng đầu trên App Store vào ngày 9/1 trước khi bị cấm. Chức năng của Parler khá giống Twitter, nơi người dùng đăng thông điệp ngắn lên bảng tin để người khác theo dõi và tương tác.
Khi Twitter và Facebook tăng cường dán nhãn, xác minh sự thật đối với bài viết của ông Trump vài tháng gần đây, một số chính trị gia Đảng Cộng hòa và nhân vật truyền thông nổi tiếng khuyến khích người ủng hộ theo dõi họ trên Parler. Do tập trung vào người dùng cánh hữu, tìm kiếm sự tự do, không bị kìm kẹp bởi các quy định của Big Tech, một số người dùng Parler phàn nàn nó giống như “buồng vọng âm” của những người có tư tưởng giống nhau hơn là nơi để tranh luận như Twitter. Bản thân ông Trump cũng không có tài khoản Parler.
Parler cũng bị phát hiện là nơi để người dùng lên kế hoạch bạo loạn tại Đồi Capital. Twitter cho biết họ tìm thấy bằng chứng về cuộc bạo động mới được lên kế hoạch vào ngày 17/1, còn Facebook nói đã gỡ bỏ 600 nhóm quân sự hóa và cũng cấm những bài viết có nội dung mang theo vũ khí tới các trụ sở chính quyền.
Theo nhà phân tích công nghệ độc lập Bennedict Evans, không bao giờ có cái gọi là “điều tiết hoàn hảo” song có sự khác biệt giữa cố gắng và không. Những vấn đề này không liên quan tới mô hình kinh doanh, nó áp dụng với mọi mạng lưới và mô hình.
CEO Parler Matze động viên người dùng tìm cách lách luật, như sử dụng website trên trình duyệt hay cài đặt trên điện thoại Android từ các chợ ứng dụng không phải Google Play. Ông còn kêu gọi họ hủy thuê bao Amazon, ngừng sử dụng Apple, “gọi điện, viết thư và gửi email cho thành viên quốc hội, nghị sỹ để vạch trần hành vi phản cạnh tranh”.
Ngay cả khi phần xương sống công nghệ đã bị Big Tech vô hiệu hóa, Parler vẫn có thể tồn tại với quy mô nhỏ hơn. Google từng cấm Gab, một website tự do ngôn luận khác phổ biến trong giới cực đoan cánh hữu, năm 2017 vì vi phạm chính sách phát ngôn thù địch. Năm 2018, Gab bị nhà cung cấp dịch vụ thanh toán PayPal và nhà cung cấp tên miền GoDaddy cấm sau vụ xả súng giết hại 11 người tại một giáo đường Do Thái. Kể từ vụ việc tại Đồi Capitol, Gab liên tục tweet về các lệnh cấm như một biểu tượng danh dự và ghi nhận lượng người dùng, đơn xin việc tăng vọt, phải tăng cường máy chủ mới để duy trì website.
Gab đăng trên Twitter: “Chuyển đổi mô hình sáng các nền tảng mới ủng hộ tự do ngôn luận sẽ diễn ra chỉ sau một đêm”. Gab cũng chúc CEO Parler “may mắn”.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Theo CEO Mark Zuckerberg, Facebook sẽ cấm Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Facebook và Instagram trong khoảng thời gian không xác định, ít nhất tới hết nhiệm kỳ.
" alt=""/>Quyền lực của Big Tech qua hành động cấm Trump