Theo thông báo, thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT và Bộ VH,TT&DL về việc cấp bằng tốt nghiệp THCS cho học viên học tại Trường CĐ Múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam), Học viện thông tin tới các phụ huynh và học sinh về việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét cấp bằng THCS.
Theo đó, học sinh các khóa nhập học từ năm 2012, nay đã ra trường, khẩn trương nộp lại học bạ THCS (bản gốc) cho học viện để hoàn thiện hồ sơ đề nghị Phòng GD-ĐT quậnCầu Giấy (Hà Nội) xét cấp bằng THCS.
Thời gian nhận hồ sơ tính từ lúc ra thông báo đến trước 12 giờ ngày 10/4.
Sau thời hạn trên, nếu học sinh không đến nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định, Học viện Múa Việt Nam không chịu trách nhiệm.
Mọi ý kiến, thắc mắc cần được giải đáp, học viên và phụ huynh liên hệ với Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, điện thoại 0243.7649.781; di động 0909.096.885 (gặp Trưởng phòng Bùi Thanh Tú hoặc 0946748987 (gặp Phó trưởng phòng Bạch Mỹ Trinh).
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháo gỡ vướng mắc trong công tác đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho học viên Học viện Múa Việt Nam.
" alt=""/>Vụ học sinh trường Múa Việt Nam 'kêu cứu': Trường thông báo cấp bằng THCSĐầu năm 2018, học sinh cũ của Jo Min Ki tên Song Ha Neul đứng ra tố cáo hành vi quấy rối tình dục của ông trong quá khứ. Cô kể thường bị Jo Min Ki nhắn tin gạ gẫm, gửi ảnh khỏa thân và dụ cô tới nhà để nói về diễn xuất. Nhưng sau đó, cô đã bị thầy giáo sàm sỡ cơ thể. Sau lời tố cáo của Song Ha Neul, 19 nữ sinh khác xin giấu tên cũng lên tiếng tố cáo Jo Min Ki.
Trong thời gian chờ kiểm tra các nội dung tố cáo, Jo Min Ki bị đuổi việc. Không lâu sau, Jo Min Ki tự sát và để lại bức thư tuyệt mệnh: “Tôi xin lỗi nếu tất cả các em học sinh cảm thấy bị sỉ nhục, bôi nhọ vì hành vi của tôi. Tôi xin lỗi ban lãnh đạo trường học”.
Ngày đưa tang, rất ít bạn bè, người thân có mặt tiễn đưa Jo Min Ki. Họ ngại nếu bị nhận xét là “thương xót kẻ biến thái”.
Maydaily cho biết căn cứ luật ở Hàn Quốc không quy định rõ ràng về hành vi sàm sỡ chịu chế tài như thế nào. Nhưng các khung hình phạt đều có có biện pháp trừng trị những kẻ gây tổn hại về tinh thần và thể xác cho người khác. Quan trọng hơn, ở quốc gia này, sự chỉ trích từ đám đông luôn khiến các “bị cáo” không thể đối diện với tòa án lương tâm, khó sống cùng hàng xóm và bạn bè.
Năm 2014, một giáo sư Sử học cũng đã bị đuổi việc và bỏ về quê sống sau khi bị cáo buộc nhắn tin gạ tình, xoa má nữ sinh. Dù tại sở cảnh sát, người này khai không hề có ý định dâm ô, đơn giản là hành động cưng chiều nữ sinh.
Ở Hàn, thầy cô giáo quyền lực như Chúa trời
“Môi trường giáo dục Hàn Quốc rất khác với Mỹ hay châu Âu”, một giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh ở trường đại học Hàn Quốc chia sẻ trên Chosun Ilbo. Ở Hàn, học sinh, sinh viên có thể phải học 16 giờ một ngày.
Tại Hàn, kỳ thi tuyển sinh đại học được tổ chức hàng năm giống như chìa khóa duy nhất để thanh niên nước này mộng mơ sự nghiệp thành đạt. Chính phủ đặc biệt ưu tiên giáo dục. Trong các ngày thi, xe tải bị cấm trên đường phố, các nhà hàng mở cửa muộn để không gây ùn tắc. Các hãng hàng không trì hoãn chuyến bay sớm để thí sinh không bị phân tâm khi làm bài.
Phóng viên Kinh tế Daniel Tudor, tác giả cuốn sách "Những điều không thể ở Hàn Quốc", đã viết về hệ thống giáo dục xứ Kim chi: “Ồ, bạn sẽ là kẻ thất bại nếu không thể đỗ đại học”.
Vai trò của người thầy do đó cũng được nói đến rất nhiều trong những năm qua. Có một câu nói truyền miệng dành cho các học sinh: “Thầy cô giống như Chúa trời”. Giáo viên ở Hàn Quốc cũng có đãi ngộ cao hơn các nghề nghiệp khác khi họ luôn được coi là trụ cột của hệ thống giáo dục.
Áp lực và quyền lực tối thượng của thầy giáo đã dẫn đến những mặt trái giáo dục. Bê bối tình dục là vấn đề nhức nhối với Bộ Giáo dục Hàn Quốc những năm qua.
Trong phần lớn các vụ việc được tố cáo, quốc gia này tỏ ra mạnh tay với các tội ác. Những người bị tố nhẹ là đuổi việc, nặng phải chịu án tù hoặc tự tìm đến cái chết. Tổng thống Hàn Moon Jae In kêu gọi các nạn nhân hãy dũng cảm lên tiếng tố cáo mặt trái của ngành giáo dục.
Thống kê từ Twitter cho biết từ khóa “#Me Too học đường” được tag nhiều nhất trong năm 2018 ở Hàn Quốc. Các đài truyền hình bắt đầu vào cuộc với việc phỏng vấn nhiều nữ sinh với camera giấu kín. 30% số nữ sinh được hỏi thừa nhận từng có cảm giác bị quấy rối. Nhưng các cô chọn cách im lặng vì không có bằng chứng ghi lại.
“Không có clip, không file ghi âm, ai sẽ tin chúng tôi chứ? Những người quấy rối ở trường là giáo viên. Họ luôn được xã hội tôn trọng. Họ sẽ nói rằng chúng tôi tưởng tượng ra mọi thứ. Chúng tôi có thể bị đuổi học”, một nữ sinh nói trên SBS.
Chủ tịch Viện Phát triển vì Phụ nữ Hàn Quốc, Kwon In Sook, không giấu sự nghi ngờ về độ tin cậy của quá trình điều tra của cơ quan chức năng. Bà cho rằng cảnh sát có phần vô cảm trước những chia sẻ của nạn nhân.
“Với án tình dục, chia sẻ từ các em còn đáng giá hơn bất kỳ thông tin clip hay bằng chứng nào. Đó đều là nhân chứng”, bà nói.
Hà Thanh
Sau những bê bối, nhiều chuyên gia cho rằng nên cấm tuyệt đối các hành vi thể hiện tình cảm giữa người đứng trên bục giảng và học trò.
" alt=""/>Giảng viên tài tử tự sát vì rủ nữ sinh đến nhà sàm sỡAnh 40 tuổi, từng có một đời vợ nhưng hai người đã chia tay 3 năm trước. Dũng là người chủ động tán tỉnh tôi. Ban đầu tôi không có thiện cảm gì với anh. Ngoài mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, tôi thường lẩn tránh mỗi khi anh mời cà phê, đi xem phim.
Một phần vì tôi mới ra trường, tâm tư còn nhiều xáo trộn, muốn tự do, thoải mái, phần nữa là không thích đến với người đã lỡ dở. Tôi sợ cuộc sống của họ phức tạp.
![]() |
Ảnh: Đ.X |
Nhân một lần đi gặp đối tác nước ngoài, tôi đã chủ động nói chuyện, từ chối tình cảm của anh. Tôi tránh mặt Dũng suốt một tuần, có việc gấp cần báo cáo, tôi đều nhờ đồng nghiệp. Kỳ nghỉ tết tôi thu xếp quần áo về quê thăm bố mẹ. Chẳng ngờ, Dũng say rượu, tìm đến phòng trọ của tôi khóc lóc, rồi nằm lỳ không chịu về.
Cả đêm tôi với cô bạn cùng phòng hì hục dọn bãi nôn Dũng thải ra. Hai đứa đành sang phòng kế bên ngủ nhờ, nhường lại chiếc giường cho vị khách khó ưa.
Buổi sáng, tôi lấy lý do phải ra bến xe, để Dũng rời đi. Anh chẳng nói chẳng rằng, xách va li của tôi để vào cốp xe ô tô, tự lái xe đưa tôi về quê.
Bố mẹ thấy con gái có người đưa về, rất ngạc nhiên. Mẹ kéo tôi ra ngoài, gặng hỏi xem anh có phải người yêu tôi không. Tất nhiên, tôi lắc đầu. Suốt mấy ngày tết, Dũng ‘chai mặt’ ở lại nhà tôi chơi. Gặp họ hàng, chú bác ruột thịt trong nhà, anh tự giới thiệu là chồng chưa cưới của tôi.
Tức giận vì hành động của Dũng, tôi nặng lời đuổi anh. Anh nói, làm tất cả điều đó để chứng minh tình cảm chân thành của mình.
Hết tết, tôi nghỉ việc, chuyển sang công ty dịch thuật làm, đồng thời chuyển chỗ ở. Cuộc sống của tôi trở lại như trước đây, yên bình và vui vẻ.
Bố tôi bị tai nạn giao thông, phải mổ chân. Không rõ ai báo mà Dũng biết, anh đến bệnh viện thăm hỏi, giúp đỡ chăm sóc bố tôi những ngày trong viện. Anh còn chu đáo đưa bố tôi về Hà Nội trị liệu 2 tháng.
Cảm động vì hành động của Dũng, tôi mở lòng, cư xử thoải mái với anh hơn. Lúc này, bố mẹ tôi cũng ra sức vun vén, thuyết phục tôi đến với chàng trai tốt bụng.
Qua lại, tiếp xúc với anh một thời gian nữa, tôi gật đầu nhận lời yêu Dũng. Anh nhanh chóng cầu hôn, lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Mọi công tác chỉ chuẩn bị trong vòng 1 tháng là hoàn tất.
Đầu tháng 6, tôi lên xe hoa về làm vợ Dũng. Ngày cưới, biệt thự vườn của anh lung linh, rực rỡ như vườn hoa cổ tích. Bạn bè, đối tác đến rất đông. Họ hàng tôi dưới quê đi đưa dâu, ai cũng trầm trồ khen ngợi.
Phòng tân hôn của hai vợ chồng, Dũng bày trí đẹp mắt, trên giường cưới là đôi thiên nga gấp bằng khăn bông, rắc đầy những cánh hoa hồng. Anh cẩn thận bày lên bàn hai chiếc ly uống rượu và chai vang ướp đá.
Khách khứa ra về, tôi ngồi trong căn phòng lộng lẫy đó, miệng mỉm cười hạnh phúc. Đây sẽ nơi tôi cùng Dũng xây dựng tổ ấm, sinh những đứa con ngoan.
Bất chợt tôi phát hiện một đôi giày màu đỏ ở cạnh bàn trang điểm. Đôi giày tuy không mới nhưng là hàng đắt tiền, có lẽ chủ nhân chỉ sử dụng vài lần.
Tôi thắc mắc, định chờ chồng lên hỏi nhưng đợi mãi không thấy anh đâu. Tôi mở ngắn kéo tủ cất đồ. Bên trong là quyển album cưới. Lần giở từng trang, tôi bất ngờ khi biết đó là ảnh cưới của Dũng và vợ cũ.
Đặc biệt, phòng cưới của hai người khi ấy giống hệt phòng của tôi bây giờ. Từ cách bày trí lọ hoa đến vị trí treo ảnh cưới, con búp bê cô dâu… Đôi giày màu đỏ là đôi giày vợ cũ của anh đi trong hôn lễ.
Choáng váng vì những gì diễn ra trước mắt, tôi chạy xuống nhà tìm anh. Dũng đang lặng im hút thuốc, bên cạnh là chai rượu uống dở. Chồng tôi nhìn xa xăm, khuôn mặt lộ rõ vẻ đau buồn.
Anh rút máy điện thoại, gọi cho ai đó, phía đầu dây là phụ nữ. Tôi cảm giác đó là vợ cũ của Dũng, anh nói trong tiếng nấc nghẹn, rằng anh nhớ cô ấy.
Hóa ra, Dũng quyết lấy tôi bằng được vì tôi có ngoại hình giống vợ cũ của anh. Vì say nắng người khác, cô ấy đã rời xa Dũng, mang theo hai con trai sang nước ngoài tái hôn. Dũng yêu vợ đến mức không trách móc mà chỉ mong vợ quay về. Đến khi vợ cũ sinh con với người đàn ông kia, anh mới chịu tìm hạnh phúc khác.
Thế nhưng, anh vẫn ôm trọn bóng hình cô ấy, đặt cả đôi giày của vợ cũ trong phòng tân hôn với tôi như cách tưởng nhớ đến mối tình đã qua.
Tôi sốc nặng khi nghe cuộc trò chuyện của họ. Đêm đó, tôi yêu cầu Dũng ký vào đơn ly hôn nhưng anh rối rít xin lỗi, đổ lỗi do bản thân say rượu, mới phát ngôn hồ đồ như vậy.
Liệu tôi có tin được lời anh hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tâm sự của cô dâu trẻ trong đêm tân hôn ở biệt thự vườn