Theo Amazon, các khách hàng đặt mua Kindle 30 ngày trước khi sản phẩm được xuất xưởng sẽ được giảm giá thêm 60USD.
Thiết bị đọc sách điện tử cho phép người dùng có thể đọc sách, tạp chí hay tin tức trên một bảng điện tử cho phép hiển thị nội dung số. Thiết bị này rất thuận tiện cho người dùng mang theo khi đi du lịch và có thể sử dụng ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, mức giá quá cao của Kindle là rào cản đối với người tiêu dùng muốn tiếp cận dòng sản phẩm này, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay.
" alt=""/>Giảm giá 17%, Kindle vẫn bị chê đắtDa một người bệnh bị nổi mề đay (Ảnh: BV).
Đi khám vì nổi mụn nước, da tróc vảy, ngứa tay, vùng kín và nhiều vị trí khác, anh Q. (28 tuổi, ngụ TPHCM) bất ngờ khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình bị đồng mắc ghẻ và nấm da.
Anh cho biết, các triệu chứng xuất hiện từ tuần trước. Nghĩ bị côn trùng đốt thông thường, chàng trai không đi khám cho tới khi ngứa ngáy nặng nề, đêm xuống không ngủ nổi. Sau khi phát hiện bệnh, vợ cùng hai con của anh Q. cũng được làm xét nghiệm, ghi nhận có nhiều ghẻ trên mẫu bệnh phẩm.
Một trường hợp khác là ông D. (47 tuổi) đi khám khi chân nổi nhiều vệt ngoằn ngòeo màu đỏ nâu sậm. Khoảng một tháng trước, gia đình ông có kỳ nghỉ hè dài ngày ở vùng biển, thường xuyên tiếp xúc với cát. Về nhà, người đàn ông ngứa chân nhiều rồi xuất hiện triệu chứng nêu trên.
Qua thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh nhiễm ấu trùng di chuyển, phải uống thuốc diệt ký sinh trùng cùng thuốc giảm ngứa trong 2 tuần.
Mẫu bệnh phẩm của một người bệnh ghi nhận ký sinh trùng dưới kính hiển vi (Ảnh: BV).
Ẩn họa vì sở thích ôm, hôn chó mèo
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, một đơn vị y tế ở TPHCM cho biết, mỗi tháng, nơi bà làm việc ghi nhận khoảng 200 trường hợp nhiễm ký sinh trùng các loại ở cả trẻ em và người lớn đến khám và điều trị.
Theo bác sĩ Bích, có một số loại ký sinh trùng gây bệnh chính ở người, gồm vi nấm, sinh vật đơn bào, giun sán và ngoại ký sinh (bọ chó, chấy, rận, ghẻ, mạt…). Ai cũng có thể nhiễm ký sinh trùng và nhiễm nhiều loại, nhiều lần, dễ tái nhiễm nếu sống trong vùng dịch tễ có bệnh lưu hành.
Những yếu tố khác khiến nhiều người nhiễm bệnh về ký sinh trùng là sống trong môi trường thiếu vệ sinh, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước như làm nông, nuôi trồng thủy hải sản, công nhân vệ sinh môi trường… có tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn.
Các loại ký sinh trùng đơn bào và giun sán thường có trên rau củ quả, động vật như bò, heo, cá, cua, lươn, ếch, chim, rắn. Người có thói quen ăn rau sống, thịt sống, thịt tái, tiết canh, nem chua, thịt muối… có khả năng nhiễm bệnh cao.
Ấu trùng giun móc di chuyển trên lưng một người bệnh (Ảnh: BV).
Đáng chú ý, sở thích nuôi, ôm hôn, ngủ cùng chó, mèo nhưng không tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, thả rông vật nuôi cũng khiến nhiều người nhiễm ký sinh trùng.
"Sau khi ký sinh trong cơ thể vật nuôi, giun sán đẻ trứng rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân. Hậu môn của chó, mèo chứa nhiều trứng giun. Khi chúng liếm hậu môn sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt đã phát tán trứng khắp mọi nơi.
Trứng giun bay trong không khí, bám vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể người", bác sĩ phân tích.
Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau, như gây viêm da, nổi mề đay, nhiễm trùng... Khi chui vào gan, mắt, não, tủy sống, ký sinh trùng gây ra các triệu chứng liên quan như giảm thị lực, mù, đau dây thần kinh, liệt, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên ăn chín, uống sôi; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước và sau ăn hay tiếp xúc với đất, cát, nguồn nước bẩn, động vật; sau khi đi vệ sinh…
Mỗi người cũng nên chủ động tẩy giun định kỳ mỗi năm ít nhất hai lần, thu gom rác thải đúng nơi quy định, thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho chó mèo và tẩy giun định kỳ.
Ngoài ra, ký sinh trùng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, ngứa da. Do đó, người bệnh nên đi khám để xét nghiệm, tìm nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị phù hợp.
" alt=""/>Hàng loạt ca nhiễm ký sinh trùng vào viện: Ẩn họa vì thích ôm, hôn chó mèoTrong thời gian ngắn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận đến 13 trường hợp bị rắn cắn (Ảnh: B.V).
Ngoài ra, có 10 trường hợp do các loài rắn khác cắn. Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, điều khiến các bác sĩ lo lắng là vùng địa phương nơi ở của các bệnh nhân này trước đây đều chưa ghi nhận các trường hợp bị rắn lục núi cắn.
Điều này cho thấy vùng xuất hiện của các loại rắn đang có sự thay đổi. Nguyên nhân là do vào mùa mưa bão lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn.
Mưa lớn và lũ lụt có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng, khiến chúng phải tìm đến các khu vực gần gũi với con người hơn, chẳng hạn như khu vườn, nhà ở, hoặc các vùng đất đã bị ngập lụt.
Bên cạnh đó, những đợt mưa lớn cũng có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng, nguồn thức ăn ưa thích của rắn. Chính vì vậy, nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là các loại rắn độc cắn đang tăng cao trong mùa mưa bão.
Tương tự, thời gian vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh bị rết cắn. Các bệnh nhân hầu như nhập viện trong tình trạng vết cắn đau nhức, sưng nề, kèm đau đầu buồn nôn.
Có người bị rết chui vào trong ủng cắn khi đang làm vườn. Thậm chí có bệnh nhân đang ở trong nhà thu dọn đồ đạc ở góc nhà thì một con rết bất ngờ xuất hiện trong đống đồ và cắn vào tay.
Theo BSCKI Mai Giang Nam, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, rết là loài vật khá hung dữ và dễ tấn công con người khi chúng ta vô tình chạm phải.
Nếu không may bị rết cắn nhẹ thì có thể gây dị ứng da, sưng, nóng, đỏ đau tại vết đốt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có tiền sử dị ứng với côn trùng đốt thì có thể gây ra chóng mặt, ù tai, sốt và số ít có thể có tình trạng sốc phản vệ.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnhsau mưa lũ và ngập lụt
Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Bên cạnh gia tăng số người bị rắn, rết cắn, sau bão lũ, người dân cũng dễ mắc các bệnh về da (nấm chân tay, ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào..), tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết…
Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%. Các bệnh thường gặp như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…
Theo báo cáo trước đó của Sở Y tế Hà Nội, trong khu vực ngập lụt có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mưa lũ và ngập lụt. Nguyên tắc là thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt.
Trong đó, người dân lưu ý:
- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
-Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
" alt=""/>Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũ