Nhiều người thường có thói quen cho rất nhiều thịt vào 1 chiếc xiên để trông hấp dẫn và nướng nhanh hơn nhưng đây là một lỗi sai. Để đảm bảo rằng thịt xiên được nướng đúng cách thì cần có khoảng cách 0,5 cm – 1cm giữa các miếng thịt.
2. Cắt miếng thịt thành nhiều kích cỡ
![]() |
Rõ ràng các miếng có kích cỡ khác nhau sẽ đòi hỏi thời gian nấu khác nhau. Tuy nhiên, có những người luôn quên quy tắc này và xiên những miếng thịt có kích cỡ khác nhau trên 1 chiếc que nướng.
Tốt nhất, nên cắt thịt thành những miếng có chiều dài 2-3cm. Nếu kích thước nhỏ hơn thì thịt sẽ quá khô và nếu thịt to hơn thì tốn nhiều thời gian nướng, thịt dễ cháy.
3. Thêm rau củ vào thịt xiên
![]() |
Đây là một thói quen kỳ lạ và nguồn gốc của nó vẫn còn là một bí ẩn. Rau củ rõ ràng chín nhanh hơn thịt vì vậy chúng sẽ bị cháy gây mùi khó chịu. Nếu bạn thích rau củ nướng thì hãy nướng chúng riêng chứ không cho cùng vào với thịt.
4. Sử dụng chất lỏng tạo lửa
![]() |
Nhiều người muốn tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng chất lỏng tạo lửa to hơn nhưng mục đích khi nướng thịt là phải đạt được lửa ổn định để thịt chín kỹ nên việc này hoàn toàn là sai lầm. Chưa kể, dùng chất lỏng tạo lửa sẽ khiến món ăn có mùi khó chịu.
5. Sử dụng gỗ mục thay vì củi hoặc than tốt
![]() |
Một số người sử dụng các tấm ván cũ từ hàng rào, cành cây thối hoặc bất cứ thứ gì họ có thể tìm thấy thay vì dùng than nướng. Nhưng chất lượng của gỗ không chỉ ảnh hưởng đến thời gian đốt mà còn ảnh hưởng đến hương vị của món thịt nướng.
6. Đổ nước vào than
![]() |
Trước hết, khi đổ nước vào than, nhiệt của chúng sẽ giảm và để đạt được nhiệt cần thiết, chúng ta nên tuân theo các điểm đã nêu ở trên. Thứ hai, nếu nước lạnh chạm vào thịt thì thịt sẽ chín không đều.
Nếu than đang cháy rất mạnh, hãy di chuyển xiên thịt nướng sang một bên và khuấy than bằng cào hoặc gậy. Nếu bạn đổ nước sốt lên thịt, hãy làm nóng nước ướp trước.
7. Để lửa quá to
![]() |
Nếu nướng thịt trên lửa quá to thì miếng thịt sẽ dễ bị cháy bên ngoài và bên trong thì vẫn chưa chín.
8. Không chuẩn bị than
![]() |
Bạn luôn cần phải nhớ quy tắc đơn giản này: Than phải được làm nóng đúng cách, tức là khi than được phủ một lớp tro qua đó có thể nhìn thấy lõi nóng đỏ là mới có thể dùng để nướng thịt. Không cho than chưa làm nóng vào để nướng thịt.
9. Cắt từng miếng thịt để kiểm tra xem chúng đã chín chưa
![]() |
Nếu bạn muốn biết thịt đã chín hay chưa, hãy thử kiểm tra miếng thịt dày nhất trên xiên. Hãy nhớ rằng chỉ kiểm tra 1 miếng thịt chứ không phải là tất cả các miếng thịt vì như vậy sẽ rất mất thẩm mỹ. Nếu bạn thực hiện đúng tất cả các bước trên thì chỉ cần nhìn bề ngoài của thịt là biết được thịt đã chín hết hay chưa.
Bánh xèo với hương vị thơm của gạo cùng nước cốt dừa, quán súp cua với các nguyên liệu được chế biến cầu kỳ là những quán ngon được nhiều thực khách tìm đến ở Sài Gòn.
" alt=""/>9 sai lầm khiến bạn làm món thịt xiên nướng không bao giờ ngon nổiÔng Chiến (SN 1962) biết nhưng ‘khuất mắt, trông coi’, cốt giữ nhà cửa yên ấm, cho con cái đỡ khổ. Mang tiếng là ông chủ lò mổ nhưng kinh tế vợ ông nắm hết, ông chỉ đứng ra giám sát công nhân dưới khu mổ.
Trước đây, khi mới phát hiện vợ ra ngoài tìm vui, ông bóng gió khuyên nhủ. Bà thay đổi ít ngày rồi đâu lại vào đấy. Hơn nữa, nhiều năm nay sức khỏe ông kém, khả năng phòng the cũng không còn sung mãn. Chán nản, ông không bận tâm nữa.
Vậy nhưng, sự nín nhịn của ông không làm bà Thanh hài lòng. Hễ thấy mặt chồng ở nhà, bà lại khó chịu, buông lời cay nghiệt rủa xả chồng, bất kể việc nhỏ nhất.
![]() |
Ly thân 5 năm nhưng khi biết vợ vướng vòng tù tội, người chồng gạt bỏ mọi chuyện, đứng ra động viên, lo lắng cho bà. |
Đỉnh điểm của sức chịu đựng, một lần ông Chiến vung tay tát vợ. Bà Thanh kêu gào ầm ĩ, đùng đùng xách vali đi khỏi nhà và tuyên bố ly thân.
Bà mua một căn nhà mới, ngang nhiên chung sống với người khác, mặc kệ miệng đời gièm pha. Mọi công việc ở lò mổ, bà thâu tóm, đuổi chồng không thương tiếc.
Buồn rầu, ông Chiến đưa hai con vào TP.HCM sinh sống, tự lấy thịt, bỏ mối cho các sạp ngoài chợ. Suốt 5 năm, ông một mình lo tài chính, chăm sóc các con.
Bà Thanh ngoài Hà Nội, làm được bao nhiêu tiền đều mua xe ô tô, quần áo đẹp cho gã người tình, đưa anh ta đi du lịch nước ngoài.
Hai cô con gái hiểu chuyện, khuyên bố bình tâm mà sống. Chúng còn nói, nếu bố mẹ ly hôn, chỉ ở với bố.
Thế rồi, bà Thanh dính vào đường dây chơi hụi lớn, đến khi vỡ nợ, bị người ta tố giác, bà vướng vòng lao lý. Lò mổ phải đóng cửa. Vụ án vẫn đang trong thời gian chờ xét xử.
Thời gian bà ở trại tạm giam, họ hàng, người thân đều xa lánh vì trước bà đối xử với họ tệ bạc. Chỉ có ông Chiến đưa con từ TP.HCM ra thăm nom. Ông sẵn sàng gạt bỏ những chuyện cũ và thù hận, đứng ra cáng đáng, lo lắng cho bà như ngày trẻ.
Nhiều người kêu ông dại, bị vợ cắm sừng mà vẫn còn thương xót. Bà xấu hổ, nhiều lần ông đến đều từ chối gặp. Thay vì mỉa mai, bỏ mặc vợ, ông kiên nhẫn nhắn bà chịu khó ăn uống, giữ sức khỏe.
Mỗi khi mang đồ tiếp tế, ông cẩn thận chuẩn bị món bà thích ăn nhất, mua từng viên thuốc dạ dày, dặn dò bà uống.
Ông còn bí mật mời luật sư bào chữa cho vợ. Tuy nhiên, khi biết chồng là người thuê luật sư, bà Thanh kiên quyết từ chối. Có lẽ bà còn e ngại chuyện cũ, một phần sợ chồng vất vả, không có tiền. Bởi lâu nay, hai vợ chồng ly thân, bà gần như để ông tay trắng.
Vị luật sư ông Chiến tìm đến nhờ giúp vợ là luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn luật sư TP.Hà Nội).
![]() |
Luật sư Trần Xuân Tiền. |
Nghe câu chuyện của họ, cảm động tấm chân tình và hành động đầy nhân văn của người chồng, luật sư Tiền vào gặp bà Thanh, thuyết phục bà chấp nhận đơn mời luật sư của chồng.
Bằng thái độ cảm thông và chia sẻ, luật sư Tiền thuật lại cuộc trò chuyện với ông Chiến, để bà hiểu rõ tâm tư của chồng.
Khi biết chồng bán hết đất đai hương hỏa ở quê, lo giải quyết một phần nợ cho vợ, bà Thanh bật khóc tu tu như đứa trẻ. Vì những phút xa hoa, đắm đuối mà bà phá vỡ hạnh phúc của chính bản thân, đẩy chồng con vào cảnh khổ sở, nghèo túng.
‘Ông Chiến tâm sự, dù thế nào, bà ấy vẫn là vợ trên danh nghĩa, là mẹ của các con, cùng ông trải qua tháng năm khó khăn. Một ngày là nghĩa, ông không thể khoanh tay đứng nhìn được.
Điều khiến tôi không thể cầm lòng là ông Chiến đang bị bệnh nặng, khối u đã di căn nhưng không chạy chữa. Ông nói sẽ cố gắng chịu đựng, làm chỗ dựa cho vợ con đến ngày trút hơi thở cuối cùng’, giọng đượm buồn, luật sư Tiền kể.
Lệch pha trong đời sống tình dục với vợ, người đàn ông lớn tuổi ra ngoài tìm đối tác 'đổi gió'.
" alt=""/>Vợ ngoại tình vướng vòng lao lý, ông chủ lò mổ có hành động lạViện dưỡng lão ở Thanh Oai (Hà Nội) nằm im lìm trong khu chung cư cao tầng. Xung quanh thưa thớt bóng xe cộ.
Phần lớn thành viên ở đây từ 65 tuổi trở lên. Dù thời trẻ họ đến từ đâu, làm gì, có địa vị ra sao nhưng trong mái nhà chung này, người ta chỉ cần biết đến tên của nhau, an nhiên tự tại, bỏ qua những bộn bề, bon chen của kiếp người.
8 giờ sáng, tôi có mặt tại sảnh chính của tòa nhà. Từng tốp các cụ lớn tuổi đưa nhau đến khu vật lý trị liệu. Cụ nào tai biến nặng, bị liệt… phải di chuyển bằng xe lăn, sẽ có nhân viên đưa xuống.
Tại đây, các cụ được tập cơ, vận động nhẹ bằng các bài tập phù hợp, giúp mạch máu tuần hoàn, cơ thể dẻo dai hơn. Sau giờ tập, các cụ tập trung xem ti vi hoặc ngồi hàn huyên. Trên môi họ, nụ cười luôn rạng rỡ.
Trong số đó, tôi chú ý đến cặp vợ chồng ông Dương Văn Dần (SN 1958) và bà Nguyễn Thị Nhơn (SN 1956) quê Ninh Bình. Một đời bên nhau, ở tuổi gần đất xa trời, ông bà cùng vào viện dưỡng lão sống.
![]() |
Bà Nhơn chuẩn bị đồ tươm tất lên gặp ông Dần. |
Các nhân viên y tế cho biết, vợ chồng ông bà đều bị tai biến cách đây nhiều năm. Ngày mới vào, sức khỏe cả hai không tốt. Bà Nhơn bị tai biến nhiều lần nhưng nhờ tập luyện chăm chỉ, thể trạng nhanh chóng hồi phục, có thể đi lại bình thường, trí nhớ minh mẫn.
Ông Dần yếu hơn, phải ngồi xe lăn, mọi vận động phụ thuộc vào sự hỗ trợ của điều dưỡng. Trí tuệ ông bắt đầu sa sút. Điều duy nhất ông nhớ là tên, tuổi và quê quán của vợ mình.
Để tiện chăm sóc, các nhân viên ở đây bố trí cho bà Nhơn ở tầng 3 - khu dành cho người khỏe mạnh, còn ông Dần ở tầng 4, khu chuyên biệt. Sống cùng tòa nhà nhưng khác tầng, mỗi lần nhắc đến chồng, bà Nhơn lại xúc động, giọng lạc đi.
![]() |
Giây phút gặp gỡ của cặp vợ chồng già. |
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu, bên nhau suốt mấy chục năm, cùng đi qua bão giông tuổi trẻ. Giờ với ông bà, thứ quý giá chính là khoảnh khắc bình yên và cái nắm tay lúc tuổi già.
Đều đặn mỗi ngày bà Nhơn chuẩn bị tươm tất, mái tóc chải gọn gàng, chỉnh lại trang phục, lên thăm ông. Ai cho bánh, kẹo, bà giữ lại, bọc kín, phần chồng.
Đôi vợ chồng nhìn thấy nhau, như thể đã lâu rồi chưa gặp, nước mắt chực trào nơi khóe mắt. Hậu quả của lần tai biến gần nhất khiến ông Dần không nói được nhiều, chỉ vươn cánh tay yếu ớt về phía vợ, bà Nhơn âu yếm, khẽ nắm tay chồng vỗ về.
Lần giở túi nilon đựng bánh, bà giục chồng ăn rồi bắt đầu kể những câu chuyện vụn vặt về bạn bè, con cháu. Bà biết, ông không nhớ được nhưng ít ra, mỗi ký ức xưa cũ vẫn có thể hiển hiện bên ông qua ‘thước phim’ bà tua lại.
Chị Thơm - điều dưỡng trưởng của viện dưỡng lão kể lại, bà Nhơn rất tình cảm với ông. Hôm nào mệt không lên thăm được, bao giờ bà cũng hỏi thăm ông qua nhân viên. Nghe tin ông Dần ăn kém một chút, kiểu gì bà cũng vội vàng lên gặp.
![]() |
Ai cho bánh, kẹo bà Nhơn đều để phần cho chồng. |
Anh Tùng (con trai ông bà Nhơn - Dần) chia sẻ, bố mẹ anh gặp nhau và nên duyên khi ông Dần công tác trong ngành giáo dục, bà Nhơn làm hợp tác xã.
Họ có cuộc sống đầm ấm hạnh phúc, sinh được 4 mặt con nhưng hai người con không may mất sớm, hiện còn anh và chị gái. Lúc khỏe mạnh, hai vợ chồng bà Nhơn năng nổ, tham gia các hoạt động địa phương.
Suốt mấy chục năm hôn nhân, bà Nhơn dành sự quan tâm tận tụy cho chồng. Từng miếng ăn, giấc ngủ, bà chu toàn để ông an tâm công tác.
Ông Dần không thường xuyên nói lời tình cảm mà thể hiện bằng hành động. Ông giúp vợ việc nhà, chăm sóc con cái, chiều chuộng sở thích của bà Nhơn. Gia đình có mâu thuẫn, xung đột, bao giờ ông cũng nhường nhịn vợ.
Họ chưa từng xa nhau một ngày nào. Khi ông ốm, nằm một chỗ, các con thay nhau chăm sóc nhưng lúc nào ông cũng thích vợ bên cạnh.
Đến lúc bà Nhơn ngã bệnh, bà nói các con cho hai vợ chồng vào viện dưỡng lão sống. Bà sợ con cái vất vả mưu sinh, lại phải tất bật lo cho bố mẹ.
Trước đây, anh Tùng chịu khó đưa bố mẹ đi châm cứu, bấm huyệt kết hợp chữa Tây y. Ở nhà, anh thuê giúp việc trông nom hai cụ nhưng sự chăm sóc không được chu đáo. Trăn trở nhiều đêm, anh đành chiều theo ý mẹ.
'Tình cảm ông bà dành cho nhau sâu sắc, đến bây giờ, con cái vẫn phải học theo. Giữa bộn bề của cuộc sống, gặp khó khăn, trắc trở đến đâu, chúng tôi vẫn nhìn vào bố mẹ để vượt qua, xây dựng tổ ấm của mình.
Từ ngày vào trung tâm, tinh thần ông bà phấn chấn lên nhiều. Mẹ tôi hay kể được mọi người tổ chức sinh nhật chung, cắt bánh ga tô, nghe nhạc, hoạt động tập thể khá phong phú. Giặt giũ quần áo, cơm nước có người lo từ a- z', anh Tùng nói.
Kết hôn từ năm 21 tuổi nhưng chỉ sau 9 năm chung sống, người phụ nữ sinh năm 1954 ly hôn vì cho rằng chồng thiếu sự quan tâm đến gia đình.
" alt=""/>Rơi nước mắt trước cặp vợ chồng 'nắm tay nhau trọn hết đoạn đường đời'