HDC-HS350 là chiếc máy quay AVCHD thế hệ mới của Panasonic, máy sở hữu cảm biến 10,6 Megapixel, ổ cứng 240 GB, có thể lưu được 100 giờ video 6 Mb/giây (1.440 x 1.080 pixel) và gần 32 giờ ở chế độ phim HD, chất lượng cao 17 Mb/giây, độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel.
" alt=""/>Máy quay Panasonic 30 giờ phim HDKỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 tại hội đồng thi TP.HCM là Hội đồng ghép của 3 đơn vị: Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Theo thông báo của Bộ GD-ĐT về việc tổ chức coi thi, vào 7h ngày 4/3, tập trung toàn thể Hội đồng coi thi, nhắc nhở nghiệp vụ coi thi (Chủ tịch Hội đồng coi thi); Mời đại diện 2 giám thi coi thi lên kiểm tra tình trạng gói đựng đề thi trước sự chứng kiến của toàn thể hội đồng và của đoàn kiểm tra; phân công giám thị coi thi, quy định đánh số báo danh, bắt thăm chỗ ngồi của thí sinh thi thực hành môn Tin học, thực hiện đánh số báo danh, gọi thí sinh vào phòng thi.
Tuy nhiên đã xuất hiện tình huống bất thường. Môn thi Tiếng Anh có 3 phòng thi, môn Tin học có 2 phòng thi, tuy nhiên Hội đồng coi thi chỉ nhận được 1 túi đề thi cho môn Tiếng Anh và 1 túi đề thi cho môn Tin học. Đến 7h30, Hội đồng coi thi đã lập biên bản tại Phòng Hội đồng coi thi và thực hiện mở túi đề thi 2 môn này, chia túi đề thi môn Tiếng Anh thành 3 túi đề thi cho 3 phòng thi; mở túi chứa đĩa CD dự phòng để sử dụng 1 đĩa CD dự phòng; mở túi đề thi môn Tin học chia thành 2 túi cho 2 phòng thi.
Thời gian mở túi đề thi tại phòng hội đồng lúc 7h30, trước hiệu lệnh mở túi đề thi để phát đề cho thí sinh 25 phút. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản ghi nhớ ghi nhận tình trạng sự việc. Thời điểm đoàn kiểm tra đến, trường thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.
Tình huống bất thường về mở túi đề thi và việc đánh số báo danh, xếp phòng thi không đúng quy định đã được Đoàn kiểm tra báo cáo nhanh với Ban chỉ đạo thi Học sinh giỏi cấp quốc gia của Bộ bằng văn bản vào lúc 15h chiều ngày 4/3.
Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm nhiều cá nhân
Theo Bộ GD-ĐT kỳ thi học sinh giỏi tại Hội đồng TP.HCM có một số thiếu sót, hạn chế. Một số đội tuyển của đơn vị dự thi Sở GD- ĐT TP.HCM và đơn vị dự thi ĐH Quốc gia TP.HCM, có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM và Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, trực tiếp là Phó Giám đốc Nguyễn Minh Tâm; các đơn vị tham mưu của Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Sở GD-ĐT TP.HCM không thực hiện xếp số báo danh theo thứ tự A-B-C của tất cả thí sinh trong danh sách dự thi của mỗi môn thi theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, các đơn vị tham mưu của Sở GD-ĐT TP.HCM.
Sở GD-ĐT TP.HCM bố trí thí sinh của từng đội tuyển Tiếng Anh, Tin học của từng đơn vị dự thi trong 1 phòng thi riêng biệt là không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM các đơn vị tham mưu của Sở GD-ĐT TP.HCM.
Việc Hội đồng coi thi thực hiện mở túi đề thi 2 môn Tiếng Anh và Tin học tại Phòng Hội đồng vào thời điểm 7h30, trước thời gian được phép mở và phát đề cho thí sinh 25 phút là vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều 28 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Hội đồng coi thi TP.HCM và Ban đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông năm học 2021 – 2022.
Cục Quản lý chất lượng ban hành công văn đồng ý cho các đơn vị dự thi được tăng số lượng thi sinh mỗi môn thi cho đơn vị dự thi là chưa đúng về thẩm quyền và nội dung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, các Phó Cục trưởng qua các thời kỳ trực tiếp ký văn bản và bộ phận tham mưu văn bản của Cục.
Bộ GD-ĐT kiến nghị, đối với UBND TP.HCM, chỉ đạo Sở GD-ĐT TPHCM kiểm điểm làm rõ trách nhiệm liên quan đến những hạn chế, thiếu sót nêu trên, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy định.
Đối với Sở GD-ĐT TP.HCM, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Sở (nếu có) trong việc thành lập một số đội tuyển của dự thi của Sở có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; việc xếp số báo danh không đúng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và việc bố trí phòng thi của từng đội tuyển Tiếng Anh, Tin học không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, báo cáo Chủ tịch UBND TP.HCM xem xét xử lý theo quy định.
Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân (nếu có) thuộc quyền quản lý của Sở trong việc tham mưu thành lập một số đội tuyển của dự thi của Sở có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; việc tham mưu xếp số báo danh không đúng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và việc tham mưu bố trí phòng thi của từng đội tuyển Tiếng Anh, Tin học không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
Đối với ĐH Quốc gia TP.HCM, Bộ GD-ĐT yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm (nếu có) của Lãnh ĐH Quốc gia các đơn vị và cá nhân tham mưu thuộc ĐH Quốc gia trong việc thành lập một số đội tuyển của dự thi của ĐH Quốc gia có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị nêu trên về Bộ GD-ĐT trước ngày 27/5.
Đối với các đơn vị thuộc Bộ GD- ĐT, Bộ GD-ĐT giao Cục Quản lý chất lượng rà soát, báo cáo Bộ trưởng và đề xuất hướng xử lý đối với kết quả thi của số thí sinh đã dự thi học sinh giỏi do Cục cho phép tăng số lượng không đúng quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Cục, đơn vị thuộc Cục (nếu có) trong việc tham mưu, ký ban hành công văn đồng ý cho các đơn vị dự thi được tăng số lượng thí sinh mỗi môn thi của đơn vị dự thi chưa đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và việc Ban đề thực hiện đóng gói đề thị không đủ số lượng theo yêu cầu của Hội đồng coi thi TP.HCM, báo cáo Bộ trưởng xem xét xử lý theo quy định.
Rà soát tham mưu Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia theo hướng làm rõ trách nhiệm của các Hội đồng coi thi, Sở GD-ĐT nơi đặt Hội đồng coi thi trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức kỳ thi; khoảng cách hàng dọc giữa các thí sinh; việc cho phép tăng thí sinh của mỗi đội tuyển của đơn vị dự thi, việc thực hiện chấm thi, chấm phúc khảo. Giao Thanh tra theo dõi việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra và xử lý theo quy định.
Lê Huyền
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố danh sách học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022, nhiều giáo viên bất ngờ bởi năm nay không còn thấy phần thông tin điểm từng thí sinh.
" alt=""/>Bất thường thi học sinh giỏi quốc gia tại TPHCMĐại diện của Ivy Coach cho biết, họ đã hỗ trợ con gái bà này từ việc viết bài luận đến cách vượt qua các cuộc phỏng vấn tuyển sinh, nhận thư giới thiệu và “hướng dẫn về tất cả các khía cạnh khác của quá trình nhập học”. Thậm chí, hãng đã giúp con gái bà được nhận vào trường Solebury ở Pennsylvania, một trường dự bị có học phí hơn 55.000 USD một năm.
"Nhiều người cảm thấy sốc khi thấy số tiền 1,5 triệu USD, nhưng chúng tôi đã giúp con cái của những người có giàu có được nhận vào những trường top đầu, trong khi năng lực của họ chỉ phù hợp với những trường khá mà thôi", phía Ivy Coach cho hay.
Tuy vậy, bên kí hợp đồng mới chỉ thanh toán một nửa khoản tiền 1,5 triệu USD, vì bà muốn đợi cho đến khi con gái "chắc chắn có kết quả đỗ vào đại học". Điều này khiến Ivy Coach cảm thấy nghi ngờ về việc bà mẹ này có ý định hoàn thành thỏa thuận hay không, cuối cùng là cả 2 mẹ con bặt vô âm tín, điều này khiến cho hãng tư vấn buộc phải nộp đơn kiện lên tòa án Manhattan.
Trả lời báo chí trong nước thời điểm đó, bà mẹ này cho biết “đây là một sự hiểu lầm giữa hai bên”.
“... Mọi chuyện không có vấn đề gì cả. Họ sẽ rút vụ việc trong vài ngày tới nên em chờ thêm vài ngày nữa. Con tôi vẫn đi học bình thường, không ảnh hưởng gì cả”, bà nói.
Vụ việc sau đó không được nhắc lại trên báo chí.
Bà mẹ Trung Quốc bị lừa 6,5 triệu USD để xin cho con vào Stanford
Theo Los Angeles Times, một bà mẹ họ Triệu tới từ Trung Quốc đã chi tới 6,5 triệu USD (151 tỷ đồng) cho một tổ chức lừa đảo cầm đầu bởi Willam Singer nhằm giúp cho con gái được nhận vào Đại học Stanford. Sau khi tổ chức lừa đảo này bị phanh phui, bà Triệu mới ngã ngửa khi biết rằng số tiền mà bà nghĩ sẽ được đóng góp cho "quỹ học bổng, trần lương đại học và các chương trình cho sinh viên nghèo của Stanford" thực tế phần lớn chảy vào túi riêng của tổ chức lừa đảo.
Ngoài ra, bà Triệu cũng khẳng định việc đóng góp cho trường không đồng nghĩa với việc mua suất nhập học cho con gái, tổ chức của Singer cũng không đảm bảo 100% thành công xin vào Stanford. Tuy vậy, bằng một cách nào đó, con gái bà Triệu vẫn được nhập học vào Stanford với tư cách là một... vận động viên chèo thuyền, dù cô con gái còn chưa từng động tới mái chèo bao giờ. Bà Triệu còn cho biết rằng, gia đình "vô cùng ngạc nhiên" khi biết tin con được nhận.
Trường hợp của bà Triệu dù bị lừa mất số tiền lớn nhưng ít ra cũng xin được cho con vào học tại Stanford. Một gia đình Trung Quốc khác bị tổ chức của Singer lừa mất 1,2 triệu USD còn không xin nổi cho con vào một trường đại học tử tế, đúng là tiền mất tật mang.
Về phía William Singer, người này bị cáo buộc 4 tội danh gồm: lừa đảo, âm mưu rửa tiền, âm mưa lừa gạt và cản trở công lý. Singer khai nhận rằng, cách cơ bản để mở ra một "cánh cửa phụ" đưa con của những phụ huynh giàu có vào các trường đại học hàng đầu bao gồm: gian lận tại các kì thi ACT/SAT và mua chuộc huấn luyện viên thể thao của trường.
Việt Dũng(Theo NYP, LAT)
" alt=""/>Nhà giàu chi triệu USD cho con vào Ivy League: Một bà mẹ Việt từng gây rúng độngNgoài ra, khi bước vào phòng, bà T.H.T kể trên livestream rằng đã ngồi xuống hỏi cháu gái bị tố lí do vì sao đánh bạn nhưng ngay lập tức cháu đã trừng mắt lên nói “Cô là ai mà cháu phải này kia”. Thêm vào đó, 1 giáo viên tên R. đã quát tháo buộc chị phải rời phòng ngay lập tức.
Trước đó ngày 26/5, theo phụ huynh này, con bà bị một học sinh cùng trường đánh, đấm vào ngực trong khuôn viên trường. Khi cả 4 phụ huynh của các cháu bị đánh đến thì không hề được tiếp đón, phải đứng chờ ngoài hành lang trong khi phụ huynh của cháu gái bị tố đánh bạn được ngồi trong văn phòng.
Cũng theo bà, trường trả lời bà rằng sẽ cho số điện thoại của phụ huynh cháu kia để 2 bên tự giải quyết với lý do "việc xảy ra bên ngoài trường". Một lúc sau, bảo vệ trường đưa 2 bố con học sinh kia ra khỏi tòa nhà.
Bà T.H.T cho biết trên trang cá nhân của mình rằng nhà trường thông báo sự việc xảy ra ở ngoài khuôn viên trường trong khi clip đánh bạn xảy ra ngay trong sân trường. Ngoài ra, bà cũng cho biết con của mình không hề được chăm sóc y tế. Bà yêu cầu trích xuất camera nhưng không được phía nhà trường cung cấp.
Trường Quốc tế TPHCM - American Academy nói gì? Theo Zing, Ông Nathan Swenson cho biết sự việc diễn ra ở ngoài trường. Ông cũng thông tin lúc ông gặp học sinh, một số em có vết bị cào, cấu. Vì vậy, ông cho các em đến phòng y tế trường để kiểm tra. Y tá xác định học sinh bị xước, không có vấn đề nghiêm trọng nên cho các em về. Theo vị hiệu trưởng, nhà trường thực hiện theo quy trình xử lý, mời học sinh liên quan đến nói chuyện để tìm hiểu trước khi làm việc với gia đình các em nhằm giải quyết sự việc. Tuy nhiên, lúc họ mới bắt đầu trao đổi, phụ huynh ập đến, xảy ra tranh chấp, họ phải dừng lại. Do sự việc chưa được giải quyết trong ngày 26/5, ngày 27/5, trường tiếp tục tìm hiểu để có phương án giải quyết. “Hôm nay, trường đã nói chuyện với 14 học sinh. Chúng tôi nắm được sự việc. Bước tiếp theo là trao đổi với phụ huynh để giải quyết vấn đề. Thông thường, trường xử lý sự việc suôn sẻ để giúp các con giải quyết mâu thuẫn nhưng sự việc trở nên khó khăn hơn khi quá trình điều tra bị cản trở như vậy”, đại diện trường ISHCMC-AA nói thêm. Khi được hỏi về việc phụ huynh phản ánh phải cho con tạm dừng đến trường vì lo ngại mất an toàn, ông Swenson từ chối cung cấp thông tin học sinh đi học hay không trong ngày 27/5. Dù vậy, vị này nhiều lần khẳng định trường học vẫn an toàn và “các học sinh khác vẫn đến trường”. Đồng thời, ông từ chối chia sẻ về cách xử lý đối với những học sinh liên quan, cho biết trường có quy định về xử lý kỷ luật nhưng chưa từng có tiền lệ học sinh đánh nhau như sự việc lần này. Ông Nathan Swenson thừa nhận đây là vụ việc không mong muốn, xảy ra khi những học sinh đang trong độ tuổi 12-18, giai đoạn còn nông nổi, dễ phạm sai lầm. Quan điểm của trường là dù ai đúng, ai sai, người lớn nên tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. “Dù chuyện gì xảy ra, chúng ta cũng cần cho các em cơ hội phát triển, rút kinh nghiệm từ sự việc”, ông nhấn mạnh. Hiệu trưởng Trường ISHCMC-AA cho biết nhà trường cũng sẽ tìm hiểu nguyên nhân những học sinh liên quan không báo cáo mâu thuẫn với giáo viên, nhân viên phụ trách trước khi để sự việc trở nên nghiêm trọng. |
Doãn Hùng