Để tạo lòng tin, các đối tượng đã để tên nhân vật trong bài đăng và chủ tài khoản nhận tiền trùng nhau. Ngoài ra, dưới các bài viết, chia sẻ có nhiều tài khoản ảo tương tác, bình luận bày tỏ mong muốn giúp đỡ. Trong loạt tài khoản đăng bài có cả một trang lấy tên ni sư, với hơn 1.000 người thích, theo dõi. Trang này thường xuyên đăng tải câu chuyện về những hoàn cảnh khó khăn sau đó xóa, đăng bài viết khác. Dù hoàn cảnh kêu gọi khác nhau nhưng số tài khoản nhận tiền trong các bài viết lại trùng khớp nhau.
Ông Nguyễn Đình Quốc, Phó trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết thông tin chia sẻ về hoàn cảnh bệnh nhân như trên là không có thật. Qua xác minh, Bệnh viện Đà Nẵng không có trường hợp người bệnh nào như mô tả.
Cũng theo ông Quốc, nội dung hoàn cảnh kêu gọi này đã được các đối tượng kêu gọi chia sẻ trên mạng xã hội từ cuối năm 2023 đến nay. Phòng công tác xã hội đã nhận được nhiều cuộc gọi để xác minh liên quan chiêu lừa đảo trên mạng này. Khi phát hiện thông tin, Bệnh viện Đà Nẵng đã cảnh báo tình trạng giả mạo kêu gọi giúp đỡ, khuyến cáo mọi người cẩn thận để tránh bị lợi dụng.
“Ngoài cảnh báo, chúng tôi còn đấu tranh ngay dưới bài đăng của các đối tượng lừa đảo nhưng thường các bình luận này sẽ bị đối tượng xoá hoặc cho ra khỏi nhóm. Chính vì thế, mọi người hãy cảnh giác, nên liên hệ với bệnh viện để xác minh trước khi muốn giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, tránh rơi vào bẫy của kẻ xấu”, ông Quốc nói.
Trước đó, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Đà Nẵng) đã phát hiện một trường hợp đăng tải các bài viết kêu gọi thiện nguyện để trục lợi. Bằng nhiều thủ đoạn vợ chồng Nguyễn Linh Đoan, Phạm Thị Quyên trú ở khu vực phường Mân Thái (quận Sơn Trà) đã chiếm đoạt số tiền hơn 90 triệu đồng do nhiều cá nhân chuyển về đóng góp.
Qua điều tra, Nguyễn Linh Đoan (chồng của Quyên) đã sử dụng mạng xã hội Facebook tìm kiếm, sao chép các bài viết chia sẻ về những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật... rồi sử dụng những tài khoản ảo do đối tượng lập ra để đăng lại trên các hội nhóm mạng xã hội, kêu gọi quyên góp tiền từ thiện. Đồng thời, Đoan cũng thêm những số tài khoản của bố vợ, mẹ vợ, em vợ (đều do Quyên quản lý sử dụng) và số tài khoản của Quyên để nhận tiền từ thiện. Toàn bộ số tiền lừa đảo được, các đối tượng đều sử dụng để tiêu xài cá nhân.
Theo Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2, sau khi khám sàng lọc gần 500 ca bệnh, kết quả đáng báo động là 51,5% có các bệnh lý về mắt, trong đó có đến 36,6% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lý đục thể thủy tinh. Các bệnh khác như mộng mắt, viêm bờ mi cũng được ghi nhận với tỷ lệ tương ứng lần lượt 8,6%, 4,1%. Ngoài ra, các bác sĩ cũng chẩn đoán một số ca bệnh sẹo giác mạc, khô mắt, lác, quặm, sụp mi. Đặc biệt, đối với bệnh lý Glôcôm, kết quả cho thấy có một số bệnh nhân có nhãn áp cao trên 21, có nguy cơ mắc bệnh và cần được theo dõi thêm.
Tuy nhiên, theo BS. CKI. Lưu Thị Thiều Hoa - người đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa, tín hiệu đáng mừng là tại địa phương, tỷ lệ trẻ em bị mắc tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị không cao.
Sau khi được chẩn đoán, các bệnh nhân đã được cung cấp một số kiến thức cơ bản để chăm sóc, điều trị các bệnh về mắt cũng như chỉ định phương pháp điều trị và phát thuốc miễn phí.
Tham gia hỗ trợ tại buổi khám bệnh miễn phí cho người dân, chị Huỳnh Thị Kim Ngân - Uỷ viên BCH Tỉnh Đoàn - Bí thư Thành đoàn Châu Đốc chia sẻ: “Người dân rất phấn khởi khi được thăm khám tầm soát các bệnh lý, được hỗ trợ, quan tâm chăm sóc sức khỏe. Trang thiết bị của bệnh viện rất tân tiến, hiện đại, mang lại hiệu quả chính xác, tin tưởng cho người dân”.
Chương trình khám tầm soát miễn phí nói riêng và chiến dịch truyền thông Green Up nói chung đã góp phần nâng cao nhận thức về bệnh Glôcôm - một căn bệnh nguy hiểm thầm lặng. Chương trình cũng khẳng định những nỗ lực của Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh lý Glôcôm.
Hoạt động thăm khám và tư vấn miễn phí bệnh Glôcôm tại An Giang nằm trong Chiến dịch truyền thông giáo dục “Green Up - Thắp sáng nhận thức Glôcôm” của Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2. Với thông điệp, “Nhận thức cũng là điều trị”, chiến dịch mong muốn nâng cao nhận thức, hiểu biết về bệnh Glôcôm tại Việt Nam. Chiến dịch bao gồm các hoạt động: - Minitalk: “Bệnh lý Glôcôm - Nhận thức cũng là điều trị”. Chương trình khám và tư vấn miễn phí Glôcôm - Phát động đeo ruy băng xanh: “Chung tay vì một thế giới không Glôcôm” - Chương trình khám và tư vấn miễn phí “Bảo vệ đôi mắt, thắp sáng cuộc đời” - Giải chạy gây “Quỹ Mắt Sáng” “Cùng chạy để thắp sáng nhận thức Glôcôm” - Gala Dinner: “7 năm vững tâm, sáng lòng bảo vệ cộng đồng” - Chung tay vì một thế giới không còn Glôcôm. Green Up - Thắp sáng nhận thức Glôcôm Website: https://glaucomaweek.mathanoi2.vn/greenup Fanpage: https://www.facebook.com/GreenUp.MHN2 |
Lệ Thanh
" alt=""/>Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 khám miễn phí cho hơn 500 người dân ở An Giang