Từ năm 2018, Tạp chí kiến trúc của Australia - Habitus Living tổ chức giải thưởng Nhà ở của Năm. Năm nay,
ngôi nhà mang tên CH House (ở Hà Đông, Hà Nội) "lên ngôi" ở hạng mục Nội thất đẹp nhất khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nằm trên mảnh đất rộng 4m, dài 35m, CH House được thiết kế theo kiến trúc nhà ống, là nơi ở của gia đình ba thế hệ.
Để không gian bên trong nhiều ánh sáng, thông gió, ngăn khói bụi và tiếng ồn, mặt tiền nhà được thiết kế hai lớp với lớp vỏ ngoài cùng bằng gạch xếp tạo lỗ và lớp trong bằng kính khung sắt.
Bên trong, căn nhà lấy cảm hứng từ những ngôi nhà cổ ở Hà Nội, được bố trí bốn khu vườn chính và 10 bồn cây lớn đan xen.
Các loại cây như khế, bưởi, lộc vừng, hoa giấy vừa quen thuộc với người Việt vừa có lá xanh quanh năm.
Nhờ hệ thống tưới nước tự động, gia chủ đỡ công chăm sóc mà vẫn giữ được không gian xanh trong nhà.
Tầng trệt được dùng là chỗ kinh doanh, còn các tầng trên phần sinh hoạt chung và phần yên tĩnh.
Không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, thư viện, phòng ăn và bếp được sắp xếp và bố trí với những độ cao sàn khác nhau và kết nối bằng bậc thang.
Phần yên tĩnh gồm các phòng ngủ.
Các khoảng thông tầng giúp không gian thoáng đãng.
Sân thượng là không gian vui chơi, thư giãn của gia đình. Nguồn ảnh: Habitusliving
Theo Kiến thức
Hệ lam chắn vừa là yếu tố thẩm mĩ, vừa cung cấp cho mặt tiền của ngôi nhà một nhịp điệu tươi vui của ánh sáng và bóng tối.
" alt=""/>Tận mục ngôi nhà ống Hà Nội lọt top kiến trúc quốc tếMột số tỉnh thành khác cũng dự kiến cho học sinh trở lại trường vào tuần tới.
Cụ thể,Quảng Ngãiquyết định các cơ sở giáo dục trên địa bàn các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà Bồng, Nghĩa Hành và thị xã Đức Phổ tổ chức dạy học trực tiếp đối với giáo dục phổ thông từ ngày 4/10, bậc học mầm non bắt đầu học trực tiếp từ ngày 11/10.
Với các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Quảng Ngãi tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 11/10. Bậc học mầm non bắt đầu học trực tiếp từ ngày 18/10. Các trường học trên địa bàn xã Nghĩa An tiếp tục dạy học trực tuyến, trừ bậc mầm non đến khi có thông báo mới.
Trước đó, các cơ sở giáo dục trên địa bàn các huyện Lý Sơn, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ, Mộ Đức đã thực hiện giảng dạy trực tiếp từ ngày 27/9.
Từ ngày 4/10, các địa phương có trạng thái “bình thường mới” ở tỉnh Phú Yêncó thể cho học sinh đi học trở lại. Tuy nhiên, chỉ giáo viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 mới được dạy trực tiếp.
Đối với giáo dục mầm non, nếu địa phương chưa trở về trạng thái bình thường thì không tổ chức học tại trường (vì trẻ mầm non không thể thực hiện tốt 5K).
Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, có thể dạy trực tiếp theo phương án bố trí lớp học thành hai hay nhiều nhóm nhỏ; chia thời gian học tại trường từ 2-3 buổi để dạy khoảng 70% kiến thức. Các cơ sở giáo dục cần quan tâm đến học sinh không có thiết bị học trực tuyến để tổ chức học tập phù hợp.
Tại Bình Thuận, 7 huyện gồm Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và huyện Phú Quý sẽ tổ chức dạy học trực tiếp tại trường từ ngày 4/10; riêng huyện Tuy Phong, TP. Phan Thiết và thị xã La Gi vẫn chưa thể đến trường do dịch bệnh còn phức tạp.
Đối với bậc mầm non, từ 11/10, tùy tình hình ở từng địa phương, dự kiến sẽ cho học sinh toàn tỉnh bắt đầu đến trường.
Từ 4/10, Bến Trecho một số khối lớp bắt đầu đi học trực tiếp trở lại. Theo đó, đối với giáo dục THCS và giáo dục THPT, Bến Tre sẽ triển khai theo 2 phương án.
Phương án 1, từ ngày 4 - 9/10, học sinh lớp 12 học tập trực tiếp tại trường, chia 1/2 lớp để thực hiện giãn cách, đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Học sinh từ lớp 6 đến lớp 11 học trực tuyến.
Từ ngày 11 - 16/11, học sinh lớp 9, 12 học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 và học sinh lớp 10, 11 học trực tuyến.
Phương án 2, từ ngày 4 - 9/10 vẫn thực hiện như phương án 1. Riêng từ 11 - 16/11, học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 học trực tuyến. Học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
Cả 2 phương án đều tổ chức học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục đối với THCS, THPT từ 18/10.
Đối với học sinh cấp 1, từ ngày 18/10 sẽ tổ chức dạy học trực tiếp. Đối với học sinh mầm non sẽ đi học trở lại từ ngày 1/11.
" alt=""/>Danh sách tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp sau dịch Covid
Ngoài ra, rất nhiều tổ chức, cá nhân hứa sẽ tài trợ ăn ở và đóng tiền học phí cho em trong thời gian theo học tại Trường ĐH Y Hà Nội.
"Em không nghĩ bản thân mình nhận được nhiều sự quan tâm của nhà hảo tâm, chỉ sau một ngày Báo VietNamNet đăng tải em được giúp đỡ hơn 300 triệu đồng. Với số tiền này đã đủ cho em trang trải mấy năm học đại học nên em xin ngừng nhận giúp đỡ để nhường lại cho các hoàn cảnh khó khăn khác.
Qua đây, em xin cảm ơn Báo VietNamNet, các nhà hảo tâm, lãnh đạo địa phương đã quan tâm, giúp đỡ em được đến trường" - Trà Giang xúc động nói và cho biết em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt.
Trước đó, ngày 26/9, sau khi biết đến hoàn cảnh em Giang trên báo VietNamNet, lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng Hội Khuyến học tỉnh đã đến động viên, thăm hỏi nữ sinh Nguyễn Thị Trà Giang. Quỹ khuyến học của Hà Tĩnh sẽ hỗ trợ cho Trà Giang 2,5 triệu đồng/tháng trong vòng 4 năm học.
Ông Nguyễn Văn Huấn (60 tuổi) - người nuôi dưỡng và cũng là cậu ruột của Trà Giang cho biết: "Với số tiền trên, chúng tôi sẽ nộp học phí cho cháu năm đầu và tiền sinh hoạt hàng tháng, còn lại gửi tiết kiệm đứng tên Giang để trang trải các năm học tiếp theo".
Nguyễn Thị Trà Giang (SN 2003, trú thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) là nhân vật trong bài viết “Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc” đăng trên báo VietNamNet ngày 26/9.
Bố đột ngột qua đời từ khi mới 1 tuổi nên Trà Giang chưa kịp nhớ mặt bố. Hai mẹ con em vào Gia Lai kiếm sống. Thế nhưng, trong một lần trên đường đi làm về, mẹ Giang bị tai nạn giao thông nghiêm trọng và không qua khỏi.
Mới có 5 tuổi, Trà Giang đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Được người cậu đón về Hà Tĩnh chăm sóc, Giang đã nỗ lực vượt khó để vươn lên. Trong 12 năm liền, em là học sinh giỏi toàn diện, nhiều lần giành giải 3 học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học từ lớp 9 đến lớp 12.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Trà Giang đạt 26,1 điểm ở tổ hợp khối B00 (môn Sinh 9 điểm, môn Toán 8,4, môn Hóa 8,5 điểm), cộng thêm 0,25 điểm ưu tiên.
Với điểm số trên, Trà Giang trúng tuyển vào ngành điều dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết ở địa phương hiếm có trường hợp nào như Trà Giang, mồ côi cha mẹ nhưng vượt lên nghịch cảnh để học giỏi.
Đậu Tình
Bố mẹ mất từ khi mới 5 tuổi, Trà Giang được cậu mợ đưa về nuôi dưỡng. Sống trong cảnh nghèo khổ song Giang luôn nỗ lực và vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội.
" alt=""/>Nữ sinh mồ côi định từ bỏ ĐH Y Hà Nội được giúp đỡ hơn 260 triệu