Tặng chocolate trong lễ tình nhân là phong tục phổ biến ở Nhật Bản.
Chocolate, bánh kẹo là những món quà phổ biến để thể hiện tình cảm vào mỗi dịp Valentine. Khác với phương Tây, ở xứ sở hoa anh đào, phụ nữ thường tặng chocolate cho những người đàn ông mà họ yêu quý trong ngày 14/2.
Đó có thể là người có thứ bậc cao hơn như sếp, thầy giáo, tiền bối hoặc các mối quan hệ đơn thuần như đồng nghiệp, bạn bè. Hành động trên được gọi là "giri choko" (chocolate nghĩa vụ), nhằm thể hiện sự tôn trọng hoặc bày tỏ lòng biết ơn vì đã giúp đỡ trong công việc hoặc vấn đề nào đó.
Khi nhận được chocolate, vào ngày 14/3 (Valentine Trắng), nam giới sẽ phải gửi quà đáp lại, theo Mainichi.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và những thay đổi trong xã hội đã khiến phong tục này dần biến mất.
Công ty nghiên cứu Intage Inc. tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến với 2.633 người từ 15 tuổi đến 79 tuổi trên toàn quốc vào tháng 1/2023. Theo kết quả, chỉ có 8,2% trong tổng số 1.325 phụ nữ cho biết sẽ thực hiện "giri choko".
Khi được hỏi suy nghĩ về “chocolate nghĩa vụ” tại nơi làm việc, phần lớn phụ nữ (82,8%) trả lời rằng họ không muốn tặng chúng cho đồng nghiệp của mình.
75,4% những người nằm trong độ tuổi 20 đã bỏ phiếu phản đối. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nhóm tuổi khác dao động khoảng 80-90%.
![]() |
Nhiều người muốn bỏ qua phong tục "giri choko" trong năm nay. Ảnh: Alamy. |
Hiromasa Tanaka, giám đốc trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng của Intage Inc., đã phân tích lý do của xu hướng này.
"Nhiều người tin rằng dịch bệnh đã khiến họ phải suy nghĩ lại cách giữ liên lạc với đồng nghiệp và các mối quan hệ khác. Vì thế, họ đã ngừng tặng ‘giri choko’ như một truyền thống và có lý do để làm như vậy khi không đến văn phòng thường xuyên như trước”, Hiromasa nhận định.
Trong khi đó, phần lớn nam giới được hỏi, tương đương 61,4%, cho hay họ "không vui" khi nhận “chocolate nghĩa vụ”. Trong đó, những người ở độ tuổi 40 chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 70%.
Tuy nhiên, tâm lý này ngược lại với nhóm nam giới trẻ tuổi khi hầu hết đều phấn khởi khi được đối phương tặng quà.
Những lý do phổ biến nhất được đưa ra là để hiểu rõ hơn về mọi người tại nơi làm việc, tận hưởng ngày lễ tình nhân như một sự kiện đặc biệt và có thể ăn đồ ngọt thỏa thích mà bình thường không dám mua.
Theo The Guardian, trong những năm gần đây, doanh số của mặt hàng này ngày càng sụt giảm do phụ nữ ở đất nước mặt trời mọc phản đối việc phải thực hiện "giri choko". Ngoài ra, xu hướng bày tỏ tình cảm bằng quà tặng cho người yêu hoặc đối tượng thầm thích cũng ghi nhận tình trạng tương tự.
Một số công ty thậm chí còn cấm hành vi này vì coi đây là hình thức quấy rối quyền lực.
Tặng chocolate cho nam giới trong ngày Valentine bắt đầu được thương mại hóa ở Nhật Bản vào giữa những năm 1950 và nhanh chóng phát triển thành thị trường trị giá hàng triệu USD.
Theo Zing
Nhiều năm trước, anh Jin ly hôn vợ đầu rồi sống cùng bố mẹ và con gái. Một lần đi chơi mạt chược, anh gặp được người vợ hiện tại họ Dun. Anh Jin cho biết, bản thân rất rõ việc vợ không yêu thương mình và chỉ quan tâm tới tiền bạc của gia đình anh. Nhưng vì quá thích người phụ nữ này nên anh chấp nhận, thậm chí còn sẵn sàng trả hết số tiền nợ cờ bạc trước đó cho Dun.
Thời gian đó, gia đình anh có 3 căn nhà tái định cư. Tất cả đều đăng kí dưới tên của bố mẹ anh và anh. Bố của Jin cho biết, dù con dâu hứa sẽ không cờ bạc nữa nhưng sau khi cưới, việc đó vẫn không dừng lại. Dun còn nợ nhiều hơn trước. Người nhà thường xuyên bị chủ nợ làm phiền vào ban đêm.
Sau đó, con dâu nói mình có bầu và năn nỉ bố mẹ chồng bán nhà để lấy tiền nuôi con. Để thuyết phục, con dâu thậm chí còn quỳ gối van xin. Cuối cùng, bố chồng vì thương xót mà chấp nhận bán 3 căn nhà, thu về được 6 triệu Nhân dân tệ. Ông trích ra hơn 2 triệu để trả nợ cờ bạc cho con dâu.
Sau đó con dâu lại nói bố mẹ chồng đưa cho mình hơn 3 triệu Nhân dân tệ để mua một căn nhà lớn, để 3 thế hệ về chung sống. Để được bố chồng đồng ý, con dâu Dun hứa hẹn sẽ không bao giờ đánh bạc nữa. Ngoài ra, Dun còn đưa toàn bộ giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, thẻ ngân hàng, hộ khẩu cho bố chồng khiến ông cảm thấy yên tâm vì có thể kiểm soát được con dâu.
Không lâu sau, cô Dun nói sẽ về quê để sinh con. Nửa năm sau, Dun mang giấy khai sinh của đứa trẻ đến cho bố mẹ chồng xem nhưng không bế con đến. Cô nói rằng con đang bị ốm nên cô về trước. Cảm thấy có điều bất ổn, anh Jin đã tìm đến bệnh viện có ghi trong giấy khai sinh để hỏi thăm tình trạng của đứa bé. Nhưng bệnh viện cho biết, đó là giấy khai sinh giả.
Lúc này cả gia đình anh Jin mới ngớ người và cho rằng cô Dun đã lừa dối họ, chưa từng có đứa trẻ nào tồn tại. Để làm rõ mọi chuyện, anh Jin gọi điện cho vợ và Dun trả lời rằng mình đã tiêu hết số tiền 3 triệu Nhân dân tệ dùng để mua nhà. Dun cũng không nói rõ về tình trạng của đứa trẻ rồi cúp máy. Sau đó, anh Jin liên lạc lại nhưng Dun không trả lời.
Ngày 16/11/2023, gia đình anh Jin thuê luật sư đến đồn công an để trình báo vụ việc vì nghi ngờ cô Dun lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Dun sau đó được công an triệu tập điều tra. Đối mặt với công an, Dun thừa nhận số tiền 3 triệu Nhân dân tệ thực sự đã được chuyển vào tài khoản của mình. Ngoài mục đích sử dụng để trả món nợ cờ bạc, số còn lại, hai vợ chồng Dun chia nhau.
Cô Dun tố cáo chồng cũng ăn chia số tiền đó của bố mẹ. Liên quan đến vấn đề giấy khai sinh, Dun nói rằng con bị sinh non và mất do thiếu oxy. Giấy khai sinh giả cũng là do chồng cô làm để lừa bố mẹ đẻ.
Trước lời khai của vợ, anh Jin kiên quyết phủ nhận. Anh cho rằng, giấy khai sinh có đóng dấu của bệnh viện An Huy thì việc anh làm giả là bất khả thi. Hai bên tranh cãi nảy lửa trước đồn công an, không ai chịu dừng lại.
Cuối cùng, công an phải vào cuộc điều tra rõ ngọn ngành sự việc sau lời cáo buộc của Dun dành cho chồng. Luật sư cho hay, nếu những lời Dun nói hoàn toàn là bịa đặt thì cô có thể bị kết tội lừa dối, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, tình tiết vụ việc vẫn phải chờ kết quả điều tra của công an.
Bất chấp việc chồng đã qua đời từ 6 năm trước, một người phụ nữ Trung Quốc vẫn nhận hộ lương hưu hàng tháng và chiếm đoạt 27 vạn Nhân dân Tệ.
" alt=""/>Bố chồng bán 3 căn nhà trả nợ giúp con dâu và cú lừa ngoạn mụcChị Nga cho biết, một phần lỗi là do chồng chị không kiểm tra xem người nhà đã nhận chưa mà đã chuyển khoản ngay. Nhưng chị thắc mắc là đơn vị nào đã làm lộ thông tin để kẻ xấu có thể lợi dụng điều đó lừa đảo khách hàng.
“Tôi đã gọi cho cửa hàng mà tôi mua ghế. Họ cho biết, vì quy định của Shopee nên số điện thoại của khách và địa chỉ giao hàng hoàn toàn bị ẩn, họ không thể biết được những thông tin này. Họ cũng đã chụp lại phần đơn hàng ở phía họ hiện lên trên ứng dụng cho tôi xem thì đúng như vậy.
Có 2 đơn vị liên quan là Shopee và đơn vị vận chuyển. Tôi không biết việc lộ thông tin là từ phía nào”.
Chị Nga cũng chia sẻ, chị đã liên hệ tới bộ phận chăm sóc khách hàng và đường dây nóng của 2 đơn vị này. “Bên Shopee nói sẽ chuyển phản ánh của tôi tới bộ phận xử lý và sẽ trả lời trong 3-5 ngày tới. Còn đơn vị vận chuyển khẳng định họ không phải là nơi làm lộ thông tin khách hàng”.
Chị Nga cho biết, chị vô cùng thất vọng sau sự việc lần này. Bản thân chị ít có thời gian đi mua sắm ở bên ngoài nên thường chọn mua hàng qua mạng. Những hôm shipper gọi giao hàng mà bản thân không có nhà, chị cũng hay nhờ shipper gửi ở cửa hàng quen dưới chân chung cư.
“Có những ngày 4-5 đơn hàng, tôi không ở nhà mọi lúc để trực tiếp nhận hàng hết được. Cả khu chung cư tôi ở, mọi người cũng gửi hàng ở các cửa hàng bên dưới rất nhiều vì shipper không giao lên tận phòng.
Bây giờ, xảy ra chuyện này, tôi bắt đầu thấy lo ngại về việc mua hàng qua ứng dụng khi thông tin đơn hàng bị rò rỉ ra ngoài như thế. Mua hàng trên mạng là để cho tiện dụng, đỡ mất thời gian mà bây giờ lại phải kiểm tra shipper nhiều vòng như thế mới dám chuyển khoản thì bất tiện quá”.
Gặp trường hợp giống vợ chồng chị Nga, anh Minh Thành (Hà Nội) cũng vừa bị lừa mất hơn 500 nghìn đồng. “Chẳng bao giờ tôi đặt hàng về địa chỉ nhà, toàn đặt đến cơ quan. Lần này tôi đặt về nhà, lúc shipper gọi báo giao hàng, tôi chuyển khoản ngay. Về nhà không thấy hàng đâu, tôi gọi lại thì máy đã tắt rồi. Đến hôm sau thì món hàng thật mới đến”.
Anh Thành cũng không hiểu tại sao thông tin đơn hàng của mình lại bị rò rỉ ra ngoài như thế.
Chị Nga chia sẻ, với kinh nghiệm mua hàng trực tuyến vài năm nay của mình, chị cho rằng đây có thể là một hình thức lừa đảo mới.
“Tôi là thành viên hạng kim cương của Shopee, mỗi tháng mua vài chục đơn hàng, nhưng chưa bao giờ gặp trường hợp như thế này. Nếu tôi đã bị lừa như thế thì có khả năng nhiều người cũng bị lừa giống tôi. Bởi vì nhân viên văn phòng chúng tôi đặt hàng xong không phải lúc nào cũng nhận trực tiếp được, mà sẽ gửi ở bảo vệ, lễ tân... rồi chuyển khoản luôn”.
Sàn thương mại, đơn vị vận chuyển: Chưa phát hiện bất thường, sai sót
Trao đổi với VietNamNet, đại diện của ứng dụng mua bán Shopee cho biết đã tiến hành kiểm tra thông tin 2 đơn hàng mà báo phản ánh. Đơn vị này thông tin, trong cả 2 trường hợp, khách hàng đều thực hiện chuyển tiền cho người vận chuyển (giả mạo) tại thời điểm các đơn hàng chưa cập nhật trạng thái “Đơn hàng đang trên đường giao đến bạn”.
“Chúng tôi cũng chưa ghi nhận điểm bất thường nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng trên hệ thống Shopee đến thời điểm hiện tại.
Hiện chúng tôi vẫn đang làm việc với đối tác vận chuyển để làm rõ các vấn đề có liên quan đến đơn hàng này theo quy trình làm việc giữa hai bên”.
Tuy nhiên, phía Shopee cho biết, sau khi xem xét lịch sử mua hàng của người dùng cũng như để san sẻ rủi ro không mong muốn này, Shopee sẽ hỗ trợ hoàn lại 100% giá trị người dùng đã chuyển khoản thanh toán cho các đơn hàng nêu trên.
Phía đơn vị vận chuyển - Bưu điện Việt Nam, sau khi nhận được phản ánh từ báo VietNamNet, đại diện đơn vị này khẳng định: “Là doanh nghiệp Bưu chính quốc gia, Bưu điện Việt Nam đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh các dịch vụ, tuân thủ nghiêm các luật và điều luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
Trước thực trạng khách hàng phản ánh lộ, lọt thông tin trong giao dịch, Bưu điện Việt Nam đã tiến hành rà soát các hệ thống công nghệ thông tin, song chưa phát hiện sai sót nào về mặt quy trình cung cấp dịch vụ cũng như an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu khách hàng”.
Đơn vị này cũng khẳng định quy trình xử lý đơn hàng của mình đảm bảo bảo mật thông tin trên toàn bộ các công đoạn, từ thu gom, chấp nhận, khai thác, vận chuyển đến phát hàng. Toàn bộ quy trình đều được xử lý trên các hệ thống phần mềm, có sự giám sát nghiêm ngặt.
Để phòng ngừa nguy cơ bị các đối tượng giả mạo là bưu tá của Bưu điện Việt Nam lừa đảo giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chiếm đoạt tài sản, Bưu điện Việt Nam đưa ra một số khuyến nghị với khách hàng: 1. Khi có người liên hệ giao hàng, quý khách hàng cần kiểm tra kỹ thông tin vận chuyển đơn hàng trên sàn thương mại điện tử để xác nhận có đúng đơn hàng đang giao đến mình hay không. 2. Xác nhận lại với người liên hệ giao hàng về số tiền, nội dung hàng hóa trước khi nhận hàng. 3. Trong trường hợp có người nhận hộ, nhận thay, quý khách hàng cần xác nhận với người nhận hộ, nhận thay về việc đã nhận hàng hay chưa cũng như kiểm tra nội dung/tình trạng hàng hóa trước khi chuyển khoản cho người giao hàng. 4. Trường hợp người giao hàng là bưu tá của Bưu điện Việt Nam, quý khách hàng lưu ý, bưu tá của Bưu điện Việt Nam sẽ luôn mặc đồng phục, đi xe máy/ô tô có logo mang nhận diện thương hiệu Vietnam Post và sẵn sàng phối hợp cung cấp thông tin để chứng minh là nhân viên bưu điện. 5. Bưu điện Việt Nam tuyệt đối không yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước khi không thực hiện giao hàng, chỉ áp dụng phát hàng và thu tiền trực tiếp (nếu có). 6. Khi có nghi ngờ, điện thoại ngay về số hotline 1900545481 để kịp thời được hỗ trợ từ Bưu điện Việt Nam. |
*Tên của các nhân vật trong bài đã được thay đổi