![]() |
Ảnh: B.N |
Công việc ở đây ổn định, vợ tôi không có ý định chuyển sang nơi khác làm. Để thuận tiện, có người hỗ trợ chăm sóc con, vợ tôi nhờ trung tâm mối giới tìm cho một giúp việc vào giờ hành chính.
Thế nhưng, cô ấy quá khó tính. Một tuần trung tâm đưa 3 giúp việc đến thử việc vẫn không hài lòng. Tôi nản, báo trung tâm chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ giúp việc.
Đúng lúc đó, mẹ tôi ở dưới quê lên chơi. Bà mang gà, vịt và rau cỏ cho hai vợ chồng đủ ăn trong một tuần. Tôi than vãn vợ sắp đi làm, không biết gửi con cho ai.
Mẹ tôi liền tự nguyện ở lại trông cháu. Bà bảo: “Công việc dưới quê cũng ít. Bố con đi xây nhà cho người ta liên miên. Mẹ ở đây vài tháng, đến Tết các con tìm được giúp việc thì mẹ về.
Tôi mừng rỡ, thông báo với vợ. Mặt cô ấy bỗng tối sầm lại, tỏ vẻ khó chịu. Vợ trách tôi không hỏi ý cô ấy trước.
“Anh với mẹ phải bàn bạc với em, xem em có đồng ý phương án đó hay không? Anh với mẹ lại tự quyết với nhau”, vợ tôi cằn nhằn.
Cô ấy ra điều kiện, mẹ chồng ở lại chăm cháu phải thực hiện theo hướng dẫn của mình. Từ ăn bột giờ nào, uống sữa mấy cữ/ngày, cách thay bỉm ra sao… Ngoài ra, vợ tôi sẽ lắp thêm camera.
Vợ giải thích, bà nội cao tuổi, lại có bệnh huyết áp thấp. Cô ấy ở cơ quan, theo dõi qua camera. Ở nhà có vấn đề gì còn biết mà xử lý. Vì bệnh này lúc bình thường không sao nhưng tụt đường huyết rất dễ ngất xỉu.
Điều kiện quan trọng nhất, cô ấy đòi mẹ chồng phải đóng góp 2 triệu phí sinh hoạt và điện nước.
“Mẹ ở đây, thêm miệng ăn, điện nước tăng lên… Em mới đi làm lại, lương sẽ chưa cao. Thu nhập của anh thì ba cọc ba đồng, mẹ đóng 2 triệu coi như phụ giúp, cho mình đỡ gánh nặng”, vợ tôi nói tiếp.
Cô ấy cho biết thêm, hồi mới sinh, bà ngoại lên đây ở một tháng cũng đưa 3 triệu lo cơm nước hàng ngày.
Tôi giận run người trước những câu nói khó nghe của vợ. Vợ tôi sẵn sàng chi tiền thuê giúp việc nhưng lại tính toán với mẹ chồng. Bà ở cũng là chăm cháu giúp con dâu, nào có ăn không của cô ấy.
Tối đó, chúng tôi lời qua tiếng lại căng thẳng. Đỉnh điểm, vợ tuyên bố thà bỏ tiền thuê giúp việc để điều chỉnh họ theo ý mình còn hơn nhờ bà nội giúp.
Cô ấy chê mẹ tôi cổ hủ, không biết nuôi trẻ con theo khoa học. Mấy ngày cô ấy sinh con trong viện, mẹ chồng lên trông mà như cực hình.
Mẹ tôi nghe được, giận tím mặt. Hôm sau bà đùng đùng bỏ về quê. Anh chị tôi gọi điện lên mắng không ra sao. Bố đẻ tôi thì cấm cửa hai vợ chồng bước chân về nhà.
Tình cảnh gia đình tôi lúc này rất rối ren. Bình thường với chồng con, vợ tôi vẫn tử tế. Lúc nào cô ấy cũng chăm sóc chu đáo. Chẳng hiểu sao với mẹ chồng, cô ấy như biến thành con người khác.
Giờ chỉ có nước đưa vợ về xin lỗi bố mẹ. Thế nhưng, vợ tôi nhất định không đồng ý. Vì cô ấy quan điểm mình không làm sai, tại sao phải xin lỗi.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Những lời con dâu nói khiến trái tim tôi đau nhói. Con nói nếu không vì thương tôi, nó đã ra đi từ lâu.
" alt=""/>Tâm sự của người đàn ông đứng trước mâu thuẫn giữa mẹ và vợ![]() |
Cảnh hỏa hoạn ở Fukushima. Ảnh Getty Image |
Sự nổi lên của chủ nghĩa tin tặc
Những năm gần đây thế giới mạng chứng kiến sự nổi lên của chủ nghĩa tin tặc (Hacktivism). Đây là một thuật ngữ mô tả các nhóm tin tặc hoặc cá nhân có kế hoạch dùng các cuộc tấn công mạng nhằm thực hiện động cơ chính trị hoặc gây tác động tới xã hội.
Theo các chuyên gia của Kaspersky, trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều biến động, chủ nghĩa tin tặc sẽ được dịp bùng nổ trong năm 2024. Các hoạt động tin tặc sẽ được thực hiện nhiều hơn nhằm mục đích phá hoại và truyền bá thông tin sai lệch.
Gián điệp và phá hoại trên không gian mạng gia tăng
Căng thẳng địa chính trị leo thang tại nhiều nơi trên thế giới cũng sẽ làm gia tăng các cuộc tấn công mạng được bảo trợ bởi các chính phủ.
Những cuộc tấn công này thường nhằm đánh cắp hoặc mã hóa dữ liệu, phá hủy cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hay thực hiện các hoạt động gián điệp và phá hoại trên không gian mạng.
Nở rộ dịch vụ hack thuê nhắm vào chuỗi cung ứng
Sự nở rộ của các dịch vụ tấn công mạng nhắm vào chuỗi cung ứng có thể trở thành một xu hướng tấn công mạng mới trong năm 2024.
Theo đó, kẻ xấu có thể mua dịch vụ hack để tấn công vào các công ty nhỏ nằm trong chuỗi cung ứng, rồi từ đó tìm cách xâm nhập vào các doanh nghiệp lớn hơn.
Kaspersky dự đoán sẽ xuất hiện một thị trường dịch vụ tấn công mạng nhằm vào chuỗi cung ứng trên thế giới ngầm, đây là tiền đề cho các cuộc tấn công mạng quy mô lớn hơn. Song hành cùng với thị trường này, hoạt động của các nhóm hacker đánh thuê sẽ gia tăng.
Đây là những hacker được người khác thuê để thực hiện các vụ tấn công mạng đánh cắp dữ liệu, nhằm mục đích điều tra tư nhân hoặc tấn công các đối thủ cạnh tranh.
Nhận định về tình hình an ninh mạng thế giới năm 2024, ông Igor Kuznetsov, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) tại Kaspersky cho rằng: “Chúng tôi dự đoán những xu hướng sắp tới sẽ bao gồm việc tin tặc sử dụng những phương pháp tân tiến để tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào chuỗi cung ứng, sự nổi lên của các dịch vụ hack thuê, các cách khai thác lỗ hổng mới dành cho thiết bị tiêu dùng... Trước những mối đe dọa này, chúng ta cần đi trước một bước nâng cấp khả năng bảo mật để chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng hiệu quả hơn”.