Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Phiên họp.
Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, thế giới đang ở điểm gần của quá trình chuyển đổi số. Đây thực sự là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng chỉ ra những lợi ích to lớn mà kinh tế số mang lại cho quốc gia, cho doanh nghiệp và người dân. Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng này là bền vững vì sử dụng tri thức nhiều hơn tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người tham gia hơn.
Công nghệ số là không biên giới, sẽ góp phần làm giảm khoảng cách nông thôn và thành thị. Công nghệ số đem lại cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài như: ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách.
Chuyển đổi số - cần sự dẫn dắt của Chính phủ
Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, kinh tế số xuất hiện ở Việt Nam từ cuối những năm 1980 với sự xuất hiện của máy tính cá nhân; bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi có Internet vào cuối những năm 1990 và trở nên phổ cập khi mật độ smartphone đạt trên 50% vào cuối những năm 2000. Đặc biệt nền kinh tế số tại Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ khi xuất hiện CMCN 4.0 vào cuối những năm 2010.
Để kinh tế số thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam rất cần sự dẫn dắt của Chính phủ, cần một chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Bộ TT&TT đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và Đề án sẽ được trình Thủ tướng ngay trong năm 2019. Đề án xác định rõ ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào để đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số trên cả nước trên phạm vi cả nước trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số, từ đó thay đổi cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta đang làm việc không ai khác chính là các doanh nghiệp số Việt Nam. Dùng công nghệ để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh.
Chuyển đổi số - cuộc cách mạng về chính sách
Bên cạnh việc đem lại những vận hội mới, công nghệ số sẽ hình thành những mô hình kinh doanh mới, thay thế mô hình kinh doanh cũ và tạo ra những thách thức mới. Uber đang thách thức taxi truyền thống, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Cho phép tài khoản viễn thông di động thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân nhưng lại thách thức ngành ngân hàng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trăn trở, vấn đề của Chính phủ là có chấp nhận những mô hình kinh doanh mới này hay không. Do vậy, nhiều người nói rằng: Số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ.
" alt=""/>Chuyển đổi số là cơ hội hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cườngỨng dụng Screenwise Meter của Google
Facebook vừa nếm đòn trừng phạt của Apple vì đã lợi dụng Enterprise Certificate - chứng chỉ doanh nghiệp - vốn chỉ được dùng cho nội bộ để giúp người dùng tải ứng dụng khai thác dữ liệu Facebook Research. Hành động này của Facebook vi phạm chính sách App Store và hóa ra, Google cũng làm điều tương tự.
Theo trang tin công nghệ Tech Crunch, Google phát hành ứng dụng Screenwise Meter sử dụng phương pháp cài đặt Enterprise Certificate từ năm 2012. Google mời người dùng từ 18 tuổi trở lên (hoặc 13 nếu là thành viên trong gia đình) tải ứng dụng Screenwise Meter để thu thập thông tin về lượng sử dụng Internet, bao gồm thời gian xem trang web và ứng dụng được tải về. Trong khi đó, quy định App Store cấm các ứng dụng thu thập dữ liệu kiểu này từ người dùng iPhone.
Apple đã tước chứng chỉ doanh nghiệp của Facebook, khiến cho tất cả các ứng dụng nội bộ của mạng xã hội không thể hoạt động, gây xáo trộn lớn. Nhân viên Facebook không thể sử dụng bất kỳ ứng dụng nội bộ nào phụ thuộc vào chứng chỉ.
" alt=""/>Không chỉ Facebook, Google cũng qua mặt Apple thu thập dữ liệu người dùngNhà sáng lập kiêm Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi
Chính phủ Mỹ và các nước phương Tây tỏ ra lo ngại về Huawei trong nhiều năm vì công ty có thể thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Khi được hỏi Huawei sẽ làm gì nếu chính phủ nước mình đề nghị công ty cung cấp thông tin về nước khác, ông Nhậm liên tưởng đến Apple như “ánh sáng dẫn đường”: “Chúng tôi sẽ không bao giờ làm hại đến lợi ích khách hàng. Apple là ví dụ mà chúng tôi nhìn vào về việc bảo vệ quyền riêng tư. Chúng tôi sẽ học điều đó từ Apple”.
Năm 2016, Apple từ chối giúp FBI mở iPhone của một nghi phạm trong vụ khủng bố San Bernardino và gọi lệnh này là “vượt giới hạn của chính phủ Mỹ”. Do đó, FBI phải mua công cụ bẻ khóa từ một bên thứ ba mới hack được thiết bị.
Huawei liên tục bác bỏ các lo ngại rằng sản phẩm của họ đe dọa đến an ninh quốc gia và kiên trì quan điểm công ty hoàn toàn là sở hữu của nhân viên. Ông Nhậm cho biết bản thân nắm 1,14% cổ phần Huawei nhưng sẽ làm theo cố TGĐ Apple Steve Jobs và giảm cổ phần của mình. Jobs đã bán gần như tất cả cổ phần trong Apple sau khi ông bị buộc phải ra khỏi công ty mình sáng lập vào những năm 1980 và một lần nữa vào những năm 1990 khi mất niềm tin vào hướng đi của công ty. “Cổ phần Steve Jobs nắm giữ trong Apple là 0,58%, điều đó đồng nghĩa cổ phần của tôi có thể còn giảm nữa. Tôi nên học điều đó từ Jobs”.
" alt=""/>Chủ tịch Huawei hâm mộ Steve Jobs, mắc nợ con cái và muốn... 'bất tử'