Hình mờ là dấu mờ trên các hình ảnh được dùng để đánh dấu chủ quyền của tác giả. Nếu một ai đó sao chép bức ảnh không được phép, hình ảnh đó sẽ có hình mờ cho phép mọi người biết rằng bức ảnh đó là do bạn tạo ra.
Hiện có nhiều công cụ thương mại chèn hình mờ vào các bức ảnh. Nhưng tại sao bạn phải trả tiền cho những công cụ đó khi mà có những công cụ trực tuyến miễn phí để làm việc này.
Đây là 5 công cụ chèn hình mờ trực tuyến miễn phí rất tốt và dễ dùng.
1. Watermark Tool. Đây là phần mềm chèn hình mờ trực tuyến miễn phí cho phép bạn bảo vệ hình ảnh bằng những hình mờ ẩn bên trong. Để chèn hình mờ vào bức ảnh, bạn có thể tải một hoặc nhiều hình ảnh (tối đa 100KB mỗi ảnh) cùng lúc lên trang web, sau đó chọn chữ làm hình mờ. Bạn có thể chọn font, cỡ chữ, vị trí chữ trên bức ảnh, sau đó cũng có thể chọn màu cho chữ, độ mờ của chữ trên bức ảnh. Sau khi thiết lập xong các lựa chọn trên, bạn hãy nhấn nút 'Generate' để hoàn tất.
" alt=""/>5 công cụ miễn phí đánh dấu chủ quyền ảnh sốThứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 của Học viện Công nghệ Bư chính Viên thông
Sáng nay (9/1), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm tham dự và chỉ đạo hội nghị.
Theo chia sẻ của ông Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện, trong bối cảnh quy mô của một số hệ đào tạo trong năm 2019 sụt giảm nhưng Học viện Công nghệ Bư chính Viên thông vẫn giữ ổn định với tổng số 13.000 sinh viên, trong đó hệ Sau Đại học là 330 (chiếm 2,5%) và Đại học chính quy là 12.300 sinh viên (chiếm khoảng 93%).
Năm 2019, Học viện đã tuyển sinh được 3.456 sinh viên Đại học chính quy (đạt 101% so với tổng chỉ tiêu đề ra và tương đương với mức tuyển sinh năm 2019), đồng thời nằm trong nhóm các trường Đại học tuyển sinh đặt điểm cao trong cả nước. Trong khi đó, công tác tuyển sinh hệ Sau đại học gặp nhiều khó khăn khi giảm khoảng 5% so với năm 2019 do sự suy giảm chung về nhu cầu.
Các Trung tâm Đào tạo trực thuộc Học viện và Viện CNTT-TT đã tiếp tục phát triển, đã hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Học viện cũng thông báo tuyển sinh chương trình học bổng ngành CNTT cho các nước ASEAN. 2 chương trình đào tạo liên kết quốc tế của Học viện đã được xây dựng và sẽ tuyển sinh trong năm 2020.
Xác định năm 2019 là năm đổi mới chương trình đào tạo theo 2 xu hướng là đáp ứng nhu cầu của cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số của nền kinh tế và tăng cường đào tạo bằng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, Học viện đã bổ sung một số chuyên ngành như Phân tích Marketing, Kế toán quốc tế; tổ chức đổi mới chương trình Kỹ thuật Điện tử Viễn thông; mở mới 2 ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa (Định hướng Robotic) và ngành IoT (dự kiến tuyển sinh năm 2020). Trường đã hoàn thành xây dựng chương trình CNTT - AI hoàn toàn bằng tiếng Anh, hoàn thành xây dựng chương trình Công nghệ thông tin chất lượng cao và xây dựng 2 đề án đào tạo liên kết với trường Đại học Anh Quốc.
Để đáp ứng xu thế mới, Học viện Bưu chính cũng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hướng đào tạo đến thức tiễn, hoàn thành việc quy hoạch các phòng Lab theo hướng tăng cường số lượng và tính hiện đại. Từ cái nôi Học viện Bưu chính Viễn thông, năm 2019, đã có 2.090 sinh viên tốt nghiệp, trong đó có 4 tiến sĩ, 96 thạc sỹ và gần 1.700 sinh viên Đại học chính quy.
" alt=""/>Bộ TT&TT: PTIT cần mở thêm các ngành nghề đáp ứng việc chuyển đổi số, kinh tế số và CMCN 4.0Xem clip: