Mẹ của T. - người đàn bà gầy gò, mắt thâm quầng, nhìn con đầy lo lắng. Bà cho biết, đây là lần đầu tiên T. phải nhập viện và có biểu hiện nặng như vậy.
“Nghe bạn bè T. kể lại, lúc hút xong T. lịm đi, sùi bọt mép, chân tay co quắp, lên gân. Mọi người hô hoán, đưa con vào bệnh viện huyện. Sau đó bệnh viện huyện chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai”, mẹ T. nói, mặt tái mét.
Trường hợp như T. không phải hiếm ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, bệnh viện cũng tiếp nhận một nữ bệnh nhân 20 tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê sâu do sử dụng thuốc lá điện tử.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, nữ bệnh nhân bị tổn thương đa cơ quan nặng, suy tim, não có tổn thương lan tỏa, xung huyết não.
Phía bệnh viện đã gửi mẫu thuốc lá điện tử mà bệnh nhân sử dụng sang Viện Pháp y Quốc gia để xét nghiệm. Tại đây, các chuyên gia tìm thấy trong mẫu thử có một chất cần sa tổng hợp (ADB- BUTINACA) là loại ma túy thế hệ mới.
“Điều này cho thấy bệnh nhân đã ngộ độc cần sa tổng hợp”, TS.BS Nguyên thông tin.
Độc tố tràn vào trường
Nguy hại là vậy nhưng theo ghi nhận của PV, hiện tượng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử không ít.
Phần lớn, các em đến quán trà sữa, giải khát cách khuôn viên trường học không xa để sử dụng thuốc lá điện tử. Thậm chí, có em hút ngay sau khi vừa rời khỏi cổng trường.
Nhóm PV VietNamNet theo chân 3 học sinh của một trường cấp III tại huyện Bình Chánh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong một ngày cuối tháng 10.
Sau khi ra khỏi cổng trường, ba học sinh này chở nhau trên một chiếc xe gắn máy.
Hai em ngồi sau thoải mái đưa Pod (thuốc lá điện tử đời mới nhất - PV) lên miệng hút, phà ra những đám khói trắng xóa. Cả 3 truyền cho nhau hút đến khi chiếc xe dừng lại ở một quán trà sữa.
Tại đây, ba nam sinh nhập vào nhóm bạn đang ngồi với la liệt thuốc lá điện tử đặt trên bàn.
Quán đông khách, đủ mọi lứa tuổi nhưng nhóm vẫn thản nhiên nhả khói. Thậm chí, vài em còn có hành động phiêu theo làn khói vừa được mình phà ra.
Một số khác bàn tán, chia sẻ với nhau về hương vị, độ tạo khói… của những loại thuốc lá điện tử một cách rôm rả.
Tiết lộ với PV, N.H.L.Q. (học sinh một trường cấp II tại quận Bình Tân, TP.HCM) quả quyết, không chỉ học sinh cấp III, trường Q. cũng có nhiều học sinh hút thuốc lá điện tử.
Thậm chí, một số bạn hút luôn trong trường. Có bạn còn hút ngay trong lớp học.
Để làm được việc này, học sinh mang thuốc lá điện tử có hình dạng cây son môi, cây bút, móc khóa… giấu trong nhà vệ sinh của trường.
Giờ ra chơi, các em ra nhà vệ sinh, cắt cử một người đứng canh thầy, cô. Số còn lại vào trong hút. Có học sinh hút luôn trong lớp, trong tiết học.
“Các bạn thường hút lúc đầu tiết học hoặc vừa hết tiết khi các thầy cô chưa vào lớp hoặc vừa rời đi. Hút xong, các bạn lại bỏ vào túi quần hoặc cặp sách. Em từng thấy một bạn ghiền quá hút ngay lúc cô giảng bài. Cô quay lên bảng viết thì bạn lấy Pod từ hộc bàn ra hút. Hút xong, bạn kéo cổ áo, thở khói vào bên trong”, Q. nói.
Nam sinh này còn tiết lộ, những bạn hút thuốc lá điện tử trong trường không hoàn toàn là học sinh cá biệt. Ngoài học sinh nam, một số bạn nữ cũng sử dụng thuốc lá điện tử.
Thuốc lá điện tử hiện rất đa dạng về hình dáng, màu sắc. Dung dịch dùng trong thuốc lá không chỉ có mùi vị hấp dẫn mà một số còn có cả ma túy tổng hợp để tăng độ phê, kích thích tình dục… Quan trọng hơn, việc mua bán những loại dung dịch có chứa ma túy như thế này khá dễ dàng.
Tỷ lệ đáng lo Nghiên cứu vừa công bố của Hội Y tế công cộng Việt Nam cho thấy, tỷ lệ thanh thiếu niên 15-24 tuổi ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng thuốc lá điện tử trong năm 2020 là khá cao, với tỷ lệ chung là 7,3%, tỷ lệ này ở nam giới là 9,1% và nữ giới là 4,6%; phần lớn người sử dụng thuốc lá điện tử nằm ở độ tuổi 18-24. Nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà Nội, do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%, nam là 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá điện tử cũng tăng cao hơn so với hút thuốc lá điếu thông thường. |
Nhóm PV
Vì sao chỉ hút thử một hơi, người dùng trẻ phải nhập viện trong tình trạng tổn thương đa tạng? Loại “chất độc” này được bán ở đâu, việc mua nó có khó khăn không? Câu trả lời sẽ có trong Kỳ 2: Độc tố đáng sợ mua dễ như rau, học sinh thi nhau đặt hàng.
" alt=""/>Thuốc lá điện tử tràn vào trường, nam sinh thử một lần bất tỉnh nhân sựCảnh tái xuất khiến fan thoả mãn, 'Quỳnh búp bê' thả thính phần 2
Nghĩa bảo kê của 'Quỳnh búp bê' bị bố mẹ mắng vì xuống tay với phụ nữ
'Quỳnh búp bê' tập cuối: Cái kết bi thảm của Quỳnh
Nhìn sợ thật; Vai diễn hay nhất phim; Thành công nhất của phim.... là những bình luận của khán giả dành cho nhân vật My 'sói' do Thu Quỳnh đảm nhiệm trong "Quỳnh búp bê".
My 'sói' có thể coi là bước ngoặt sự nghiệp của Thu Quỳnh trong sự nghiệp diễn viên khi không chỉ giúp cô lột xác trên màn ảnh mà còn giúp Thu Quỳnh phô diễn trọn vẹn khả năng diễn xuất của cô.
Dù vào vai phản diện đáng ghét nhất phim nhưng nhiều khán giả thừa nhận đây là vai diễn hay nhất "Quỳnh búp bê".
Thu Quỳnh chia sẻ nhân vật My 'sói' cô xây dựng trên màn ảnh khác với kịch bản và bản thân nữ diễn viên đã đầu tư rất nhiều cho vai diễn từ ngoại hình, trang phục đến diễn xuất. Với Thu Quỳnh, My 'sói' đã ác là phải 'ác xuất sắc'.
Có những ngày quay cô phải trợn mắt từ 9h sáng đến 11h đêm, thậm chí bị stress sau khi quay. Trong rất nhiều cảnh quay cận mặt, người xem phải nổi gai ốc vì Thu Quỳnh diễn quá đạt, đặc biệt khi My 'sói' tức giận đến phát khóc.
Bản thân My 'sói' vốn đã được xây dựng quá hay trong kịch bản, cộng thêm khả năng diễn xuất của Thu Quỳnh đã biến nó trở thành nhân vật xuất sắc nhất trên màn ảnh Việt 2018.
Mỹ Anh
Hàng ngày, có rất nhiều tin nhắn từ những người lạ mặt chửi Thu Quỳnh đóng phim quá ác, cô thậm chí còn bị dọa giết nếu gặp ngoài đường.
" alt=""/>Nhân vật ác xuất sắc nhất phim Quỳnh búp bêVTV hoãn phát sóng phim 'Quỳnh búp bê'
Diễn viên Lê Bình trở lại màn ảnh dù đang điều trị ung thư
'Quỳnh Búp Bê' biến mất khỏi lịch phát sóng của VTV
Đây là bộ phim truyền hình thứ 2 trong năm nay bị ngưng chiếu trên sóng VTV1 chỉ sau vài tập phim. Hồi tháng 7, bộ phim về đề tài gái mại dâm "Quỳnh búp bê" mới lên sóng được 6 tập đã ngưng chiếu và trở lại VTV3 gần 2 tháng sau đó. "Kẻ ngược dòng" dài 30 tập, dự kiến lên sóng VTV1 vào 20h45 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần từ 26/11. Tuy nhiên phim mới chỉ chiếu được 4 tập thì ngưng không lý do, thế vào đó là bộ phim cũ đã từng phát sóng trước đây.
Trên lịch phát sóng của VTV từ ngày 3/12 cũng đã thay thế "Kẻ ngược dòng" bằng phim "Làn môi trong mưa". Hiện đại diện của VFC lẫn VTV đều chưa lên tiếng về lý do chính thức việc dừng phát sóng đột ngột trên. Tuy nhiên, trong bản tin trên VTV News cách đây 2 ngày có thông tin: "Làn môi trong mưa lên sóng VTV1 thay cho bộ phim Kẻ ngược dòng nhằm phù hợp với khung phim trên các kênh của VTV có sự chuyển đổi từ đầu năm 2019".
![]() |
Có ý kiến cho rằng "Kẻ ngược dòng" bị dừng sóng vì quá bạo lực. |
Có ý kiến cho rằng do "Kẻ ngược dòng" có nhiều cảnh bạo lực, không phù hợp lên sóng VTV1 vào khung giờ sớm nên phải dừng đột ngột. Song so với nhiều phim đề tài xã hội đen và thế giới ngầm từng lên sóng VTV thì "Kẻ ngược dòng" chưa phải là phim bạo lực nhất. Các phim trước khi lên sóng đều được thẩm định kỹ càng nên chắc chắn việc ngưng chiếu có nhiều lý do chỉ nhà đài mới có thể đưa ra. Hiện chưa rõ "Kẻ ngược dòng" có bị dừng chiếu hoàn toàn hay sẽ trở lại trên kênh sóng khác của VTV vào khung giờ phù hợp hơn.
![]() |
'Quỳnh búp bê' từng ngưng chiếu vì đề tài nhạy cảm không phù hợp khung giờ sớm trên VTV1. |
Mỹ Anh
Lan và Cảnh cho nhau ăn bánh mỳ, Quỳnh tranh thủ selfie với Vũ 'mặt sắt' khi đang trên bàn phẫu thuật là những hình ảnh hài hước ở hậu trường "Quỳnh búp bê" đang phát sóng.
" alt=""/>Sau 'Quỳnh búp bê', phim về xã hội đen đột ngột ngừng chiếu trên VTV1