Những hòn đảo không bác sĩ
Momoshima là hòn đảo nhỏ ở biển Seto, ngoài khơi Onomichi, tỉnh Hiroshima. Dân số của hòn đảo này chỉ có 380 người, khoảng 70% trên 65 tuổi. Tỷ lệ sinh giảm sút dẫn đến việc trường tiểu học ở đây phải đóng cửa. Vào năm 2005, phòng khám duy nhất cũng ngừng hoạt động. Riêng ở tỉnh Hiroshima có hơn 50 khu dân cư biệt lập không có cơ sở y tế như vậy.
Nhưng năm 2011, bác sĩ Tsugita Nobuyuki đã đến Momoshima.
“Việc đi khám thường xuyên ở chỗ bác sĩ Tsugita đã cứu mạng tôi. Cậu ấy phát hiện ba chỗ tắc động mạch của tôi. Trong đó có một động mạch dẫn đến tim”, một bệnh nhân cao tuổi chia sẻ. Cách đây 5 năm, người bệnh đã đến kiểm tra sức khỏe sau khi khó chịu ở ngực. Bác sĩ Tsugita xác định nam bệnh nhân đau tim giai đoạn đầu và nhanh chóng đưa ông vào đất liền điều trị.
Bác sĩ Tsugita có thể đi khám cho bệnh nhân hai đảo khác nhau nhờ biết lái trực thăng. Video: NHK
“Lo lắng là một trong các nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều đó tác động đến nhiều yếu tố như cảm giác thèm ăn và giấc ngủ của chúng ta, khiến sức khỏe giảm sút. Bởi vậy, chúng tôi rất chú trọng ngăn chặn nỗi lo lắng”, bác sĩ Tsugita bày tỏ.
Sau 2 tiếng tư vấn tại phòng khám, bác sĩ Tsugita đi thăm các bệnh nhân tại nhà. Việc này rất quan trọng đối với những người không thể trực tiếp đến phòng khám. Bà Okazaki Yasuko, 99 tuổi, là bệnh nhân cao tuổi nhất của bác sĩ Tsugita. Bà vẫn khá linh hoạt, nói chuyện vui vẻ.
Nuôi cả ba đứa con lớn lên ở Momoshima nên dù chồng mất, cụ Yasuko vẫn quyết định ở lại đây. Con gái của cụ Yasuko là bà Kaori đã quay lại đảo để sống với mẹ. “Tôi muốn ở bên mẹ đến phút cuối. Nhưng mình tôi không thể săn sóc mẹ được. Tôi thực lòng nghĩ ràng phòng khám đã giúp mẹ tôi khỏe mạnh", bà Kaori tâm sự.
8h sáng một ngày khác trong tuần, thay vì đến phòng khám ở đảo Momoshima, bác sĩ Tsugita đi xuống bờ biển. Anh lái trực thăng tới một phòng khám khác ở hòn đảo lân cận. Anh thi bằng lái và mua chiếc máy bay chỉ để phục vụ mục đích đó.
Mặc dù nhiều nơi khác cũng có trực thăng y tế nhưng bác sĩ Tsugita được cho là người Nhật đầu tiên tự mình lái trực thăng. Chuyến đi tới Sagishima - nơi bác sĩ Tsugita mở phòng khám thứ 2, chỉ mất 10 phút. Khi anh tới nơi, các y tá đã đến đón anh. Dân số của Sagishima chỉ khoảng 600 người và đang giảm dần. Tương tự đảo Momoshima, khoảng 70% số người dân ở đây trên 65 tuổi.
Bác sĩ Tsugita đặt phòng khám tại nơi từng là trường học của đảo. Dù còn sớm nhưng bệnh nhân đã chật kín. Trước khi Tsugita tới đây, chỉ có một bác sĩ từ đất liền đi tàu ra Sagishima một lần mỗi tuần. Nhưng bây giờ, bệnh nhân có thể đi khám 5 ngày/tuần.
“Không biết thiếu cậu ấy thì nơi này sẽ ra sao. Phòng khám mở cửa từ thứ Hai tới thứ Sáu khiến chúng tôi rất yên lòng”, một nữ bệnh nhân chia sẻ. “Những người gặp khó khăn trong việc đi lại rất bất tiện khi muốn vào đất liền để chữa trị. Tôi rất biết ơn khi cậu ấy lái trực thăng tới đây”, một cụ ông nói.
Sau khi chăm sóc xong cho bệnh nhân ở Sagishima vào buổi sáng, bác sĩ Tsugita lái trực thăng quay lại Momoshima để làm ca chiều. Vào những ngày thời tiết không đẹp, anh sẽ đi tàu thủy. Anh cũng có bằng lái tàu.
Bác sĩ đam mê bầu trời
Yêu bầu trời từ khi còn nhỏ, Tsugita đã lấy bằng lái máy bay thể thao hạng nhẹ khi còn đang học trường y. Sau khi tốt nghiệp, thay vì theo nghề y toàn thời gian, anh làm việc 2 ngày một tuần ở bệnh viện và dành thời gian còn lại cho đội láy máy bay nhào lộn và mài giũa kỹ năng ở vị trí hỗ trợ cho phi công vĩ đại, ngôi sao quá cố Rock Iwasaki.
Nhưng cuộc sống đó không thể kéo dài mãi mãi, ở tuổi 30, Tsugita tập trung vào sự nghiệp bác sĩ. Anh quyết định kết hợp các kỹ năng bay của mình với công việc. “Chắc hẳn phải có những hòn đảo như thế này. Trực thăng dường như là giải pháp hoàn hảo cho những cộng đồng đang suy yếu và tôi có thể tận dụng kỹ năng bay của mình”, bác sĩ Tsugita kể.
Năm 2011, với sự chung tay của chính quyền và người dân địa phương, bác sĩ Tsugita đã mở một trung tâm y tế ở hòn đảo Momoshima vốn không có bác sĩ. Sau đó, năm 2017, một trung tâm tương tự được mở ở Sagishima. Anh mua một chiếc trực thăng và thi lấy bằng lái. Cộng đồng địa phương đã hỗ trợ làm bãi đáp trực thăng cho bác sĩ Tsugita.
Vợ anh, Akemi, vốn là bác sĩ ở Kobe, thường ra đảo vào cuối tuần. Mặc dù lo lắng cho chồng nhưng cô hoàn toàn ủng hộ anh. Cuối tuần này, con gái họ, bé Kokomi, 13 tuổi, cũng đến đây. Hai cha con cùng nhau nướng gà.
“Cháu thấy bố luôn cố gắng hằng ngày dù công việc vất vả, luôn cống hiến hết mình cho những người dân có tuổi ở đây. Cháu rất kính phục sự tận tâm đó. Một ngày nào đó, cháu muốn được như bố", bé Kokomi tâm sự.
Na Đồng Bành - đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Lạng
Chi Lăng là huyện miền núi với địa hình núi đá, nhưng được thiên nhiên ưu ái với khí hậu thời tiết và đất đai thuận lợi cho cây na sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, nơi đây đã cho ra đời những trái na đạt chất lượng, múi na dày thịt trắng ngần xen lẫn hạt nhỏ màu đen nhánh. Na Đồng Bành có đặc trưng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy. Khi chín cho vị ngọt sắc, ít hạt, hương thơm rất đặc trưng mà không vùng nào có được.
![]() |
Na được“đu dây” cáp xuống chân núi. - Ảnh: vbsp |
Na Đồng Bành được trồng trên vách núi đá cao vút, nên người dân đã chế tạo ra những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi để thu hoạch, nên nhiều người ví von rằng lên Lạng Sơn được ăn na đu dây. Na vừa hái xong được tập kết ngay tại chân núi và phân theo kích cỡ rồi đóng vào thùng xốp. Sau đó được người dân tập kết ở chợ na Đồng Bành vào lúc sáng sớm.
![]() |
Một góc chợ na Đồng Bành nổi tiếng |
![]() |
Hoạt động mua bán diễn ra sôi động mỗi buổi sáng tại chợ Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng Sơn) |
Chợ na Đồng Bành là một khu chợ kéo dài hơn 1km bên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chi Lăng là điểm tập kết của các vùng Cai Kinh, Đồng Bành, Hữu Lũng, Chi Lăng, Hòa Lộc... những ngày này luôn nhộn nhịp kẻ mua người bán.
Nhiều người bán hàng cho biết: "Na Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon nên mang về bán chạy, phù hợp làm quà biếu". Hiện nay, giá na loại thường khoảng 20 đến 30 ngàn/kg. Loại quả to đẹp hơn có giá cao hơn , dao động từ 50 đến 60 ngàn/kg.
![]() |
Dọc đường lên Lạng Sơn dễ dàng bắt gặp những chòi bán na ven đường như thế này. |
Nếu có dịp ghé qua xã Đồng Bành vào mùa này, bạn có thể mua na về làm quà cho gia đình, người thân và bạn bè. Bạn nên lựa quả có vỏ mỏng, da xanh non, cuống nhỏ, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là những quá chín cây, ăn ngọt và thơm.
(Theo Afamily.vn)
" alt=""/>Tháng 8, thèm vị ngọt thơm của na Đồng Bành