Với trọng tâm chuyển đổi IPv6 cho cộng đồng, trong hơn 10 năm qua, kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã có 34 triệu người dùng IPv6 với tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 46%, gấp tới 1,7 lần trung bình toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 Châu Á và thứ 10 toàn cầu, khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế. Mạng lưới, dịch vụ IPv6 của doanh nghiệp hoạt động tốt với 11 triệu thuê bao FTTH và hơn 34 triệu thuê bao di động IPv6.
Với khối CQNN, hiện đã có 33 địa phương và 4 bộ, ngành ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6; 13 Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoạt động tốt với IPv6; 20 địa phương và 11 bộ, ngành đã đăng ký sử dụng địa chỉ IP độc lập (IPv4, IPv6), sẵn sàng tài nguyên số phục vụ quy hoạch, hiện đại hóa mạng lưới, dịch vụ, phát triển hạ tầng số.
23 tập thể và 59 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT. |
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, hành trình chuyển đổi Internet Việt Nam sang thế hệ mới hoạt động với địa chỉ IPv6 đã được bắt đầu từ những quyết định mạnh dạn, đúng đắn, kiên trì và hiệu quả; thể hiện rõ nhất bằng việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 – đóng vai trò kim chỉ nam xuyên suốt một thập kỷ vừa qua.
Theo Thứ trưởng, kết quả triển khai IPv6 những năm qua là niềm tự hào của Việt Nam. “Nếu nói về các bảng xếp hạng thế giới, rất ít có những xếp hạng mà Việt Nam lọt vào Top 10 quốc gia làm tốt nhất. Chúng ta đã làm được điều này với việc thúc đẩy chuyển đổi sang IPv6”, Thứ trưởng nói.
100% cơ quan nhà nước chuyển đổi sang IPv6 vào năm 2025
Để định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 thành công, ngày 14/1/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định 38 phê duyệt Chương trình “IPv6 For Gov” giai đoạn 2021-2025.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Chương trình "IPv6 For Gov" giai đoạn 2021 - 2025. |
Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cơ quan được giao chủ trì triển khai Chương trình, trong 5 năm tới, Bộ TT&TT xác định thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi IPv6 Việt Nam sẽ tập trung vào khối CQNN.
Bộ TT&TT sẽ tiên phong và đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN; xúc tiến, hỗ trợ và đảm bảo cho việc thực hiện thành công toàn bộ quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN.
Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình “IPv6 For Gov” trong 5 năm có thể khái quát theo hai giai đoạn lớn gồm: giai đoạn 2021 – 2022 với mục tiêu 50% bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công hoạt động tốt với IPv6; giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu 100% mạng lưới, dịch vụ của CQNN chuyển đổi sang IPv6 và sẵn sàng hoạt động thuần IPv6.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng về chuyển đổi số: “Việt Nam đi cùng nhịp với các nước trên thế giới trong ứng dụng công nghệ”, chúng ta đặt mục tiêu đi cùng nhịp với Mỹ, Trung Quốc và những nước tiên phong khác trong triển khai IPv6.
Khẳng định Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, Sở TT&TT và các đơn vị chuyên trách về CNTT làm tốt vai trò hạt nhân, đơn vị tham mưu xây dựng, triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi IPv6 của các bộ, ngành, địa phương; chủ động triển khai và đáp ứng tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí của Chương trình.
Bộ TT&TT sẽ hoàn tất việc chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của Bộ trước để làm hình mẫu tham khảo. Các CQNN thực hiện nhanh hơn quá trình xây dựng kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công. Phấn đấu ngay trong năm 2021, 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 thành công cho Cổng thông tin điện tử.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp CNTT cần chủ động tư vấn, cung ứng dịch vụ có hỗ trợ tính năng IPv6 cho các CQNN; chủ động rà soát, đầu tư nâng cấp hạ tầng, dịch vụ, phần cứng, phần mềm hỗ trợ IPv6 và phát triển các nền tảng hỗ trợ IPv6 như nền tảng của kinh tế số, định danh số, thanh toán điện tử… tiếp tục tham gia tiến trình chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng IPv6, hướng tới chỉ tiêu 100% người sử dụng truy cập Internet qua IPv6.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet đẩy nhanh cung cấp dịch vụ IPv6 tới người dùng trên diện rộng; hướng tới mục tiêu 100% người sử dụng IPv6 vào năm 2023. Các doanh nghiệp nội dung, các trung tâm dữ liệu, nền tảng điện toán đám mây lớn chuyển đổi cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định ngay trong quý I/2021. Trạm trung chuyển lưu lượng quốc gia VNIX là nơi lý tưởng để kết nối, trao đổi lưu lượng Internet, IPv6.
Trung tâm VNNIC và các đơn vị thuộc Bộ TT&TT thực hiện tốt vai trò chủ trì, điều phối, tư vấn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi IPv6; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, ICT chuyển đổi IPv6 đồng bộ; tham mưu cho Bộ TT&TT các chính sách, kế hoạch và có biện pháp thúc đẩy cụ thể.
Là cơ quan thường trực, VNNIC cũng cần thực hiện tốt hơn vai trò trung tâm tổng hợp, theo dõi, giám sát thông tin để tương trợ hỗ trợ các đơn vị bám sát và hoàn tất các chỉ tiêu của chương trình.
“Các cơ quan, tổ chức, đơn vị hãy xác định tinh thần đi cùng nhau, làm cùng nhau và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu trong Chương trình IPv6 cho CQNN như đã thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6”, Thứ trưởng đề nghị.
(Xem tư liệu Quyết định Phê duyệt chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025)
Vân Anh
ictnews Trên cơ sở các yếu tố đi đầu về ứng dụng IPv6, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã lựa chọn Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) để tổ chức Chương trình đào tạo triển khai IPv6 trong mạng 5G.
" alt=""/>Công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025![]() |
10.000 Bitcoin để mua 2 chiếc pizza năm 2010 đã lên giá khoảng 350 triệu USD. Ảnh: Bloomberg. |
Vào ngày 18/05/2010, Laszlo đăng một bài viết trên diễn đàn BitcoinTalk với nội dung: “Tôi sẽ trả 10.000 Bitcoin cho 2 chiếc pizza”. Anh muốn 2 chiếc cỡ lớn để dùng cho cả hôm sau, kèm theo đó là một vài yêu cầu khác về nhân của chiếc pizza. “Nếu bạn cảm thấy hấp dẫn, hãy cho tôi biết và chúng ta sẽ có một cuộc giao dịch”, anh viết.
Một người đàn ông Anh đã nhận lời đề nghị của Hanyecz và mua hai chiếc pizza cho anh ta để đổi lấy 10.000 Bitcoin. Sau đó, người nhận Bitcoin đã lãi lớn vì 2 chiếc pizza chỉ có giá 25 USD, trong khi 10.000 Bitcoin trị giá khoảng 41 USD vào thời điểm đó.
Kể từ đó, ngày 22/5 được xem là ngày“Bitcoin Pizza Day” đối với cộng đồng người dùng Bitcoin.
“Thật không thể tưởng tượng Bitcoin sẽ có giá trị đến vậy. Do đó, ý tưởng đổi chúng lấy một chiếc pizza khi đó khá hấp dẫn”, Laszlo nói với New York Times vào năm 2013.
(Theo Zingnews)
Mọi người bắt đầu để ý đến Maren Altman, khi nhà chiêm tinh trẻ này cảnh báo về một đợt giảm giá Bitcoin vào ngày 11/1. Và quả thực, Bitcoin đã giảm tới 21% hôm đó, chặn đà tăng liên tục từ đầu tháng 12.
" alt=""/>Người từng bỏ 10.000 Bitcoin để mua 2 chiếc pizzaMax Warburton, nhà phân tích thị trường ô-tô tại Sanford Bernstein, nói với các nhà đầu tư: "Giá trị đã đạt đỉnh vào năm 2017 và hiện đang giảm - đối với cả những chiếc xe cũ và những chiếc mới hơn.Ví dụ như Aston Martin, Lamborghini và Rolls-Royce có giá bán lại bị tuột giảm khá nhiều, theo Thinknum, công ty đã đánh giá dữ liệu từ hơn 130 nhà bán lẻ ô tô trên khắp Hoa Kỳ.
![]() |
Dựa vào những kết quả được công bố, có vẻ như những hãng sản xuất siêu xe ở thời điểm hiện tại đang cố tạo ra nhiều xe nhất có thể chứ không còn hướng đến tính đặc biệt, hiếm có của những mẫu xe này. Bằng cách tung ra cái gọi là "kinh điển ngay lập tức" vào thị trường để kiếm lợi nhuận nhanh chóng, họ đã pha loãng thương hiệu của chính họ." Bạn đã có thêm xe tồn kho và bạn có nhiều sự lựa chọn hơn. Bạn đã tự hỏi nếu bạn có những thay đổi về giá trị cảm nhận, "Josh Fruhlinger, tổng biên tập của Thinknum cho biết.
![]() |
Giá bán lại của siêu xe đang giảm mạnh, vì sao? |
Một số ví dụ về giá bán lại của những hãng xe kể trên có thể thấy được như sau: giá trị bán lại của những mẫu xe thể thao sang trọng của Aston Martin đã giảm mạnh đến 54% từ đỉnh điểm vào năm 2018 và chạm đáy ở mức 108.000 Đô-la. Giá bán lại trung bình của những chiếc Lamborghini cũng chỉ còn ở mức 207.000 Đô-la, giảm 56% so với năm ngoái trong khi hãng xe siêu sang Rolls-Royce có giá bán lại giảm 48%.
Trái với những con số sa sút trên thị trường xe cũ, ba hãng xe kể trên đều có một năm 2018 và nửa đầu năm 2019 khá "hoành tráng". Cả ba hãng xe đều có mức tăng trưởng doanh số khá cao trong năm qua, cụ thể, Rolls-Royce tăng 18%, Aston Martin tăng 26%. Với Lamborghini, sự xuất hiện của chiếc SUV Urus giúp doanh số xe bán ra của hãng tăng đến 51%, một con số cao kỷ lục và còn được dự đoán tăng thêm nữa khi năm nay là năm đầu tiên mẫu SUV này được bán cả năm.
Một vấn đề khác là các thương hiệu này liên tục ra mắt những chiếc xe mới và tốt hơn, và cả những chiếc SUV, chúng trở thành một phần không thể thiếu của doanh số. Quá trình giảm giá trị dự kiến cũng sẽ lặp lại cho những chiếc SUV sang trọng này trong tương lai./.
Theo VOV
Chủ nhân của chiếc siêu xe Lamborghini Murcielago LP640 Roadster mui trần độc nhất Việt Nam tiết lộ, chiếc xe cho anh một cảm giác phấn khích đặc biệt nhưng nó vẫn chỉ là vợ hai!
" alt=""/>Giá bán lại của siêu xe đang giảm mạnh, vì sao?