Căn cứ điều kiện cụ thể, các địa phương tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp như sau:
Thí sinh thuộc diện F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV2) phải cách ly và điều trị tại cơ sở y tế nên không thể dự thi, được xem xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định hiện hành. Những thí sinh này nếu có nhu cầu xét tuyển vào các trường ĐH, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục xem xét phương thức tuyển sinh phù hợp trên tinh thần tự chủ ĐH, đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh.
Thí sinh thuộc diện F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), Ban chỉ đạo (BCĐ) thi cấp tỉnh xem xét bố trí cho các thí sinh dự thi tại khu vực cách ly hoặc dự thi tại điểm thi riêng phù hợp ở gần với khu vực cách ly.
Thí sinh thuộc diện F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú), BCĐ thi cấp tỉnh xem xét bố trí cho dự thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi hoặc dự thi tại điểm thi riêng phù hợp với điều kiện của địa phương.
Với các thí sinh khác, việc tổ chức hỳ thi diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch. Trong quá trình tổ chức kỳ thi, thí sinh có biểu hiện ho, sốt được bố trí tại phòng thi dự phòng tại điểm thi.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Thanh Hùng |
Không để cán bộ, giáo viên thuộc diện F0,1,2 tham gia các khâu của kỳ thi
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi, Bộ GD-ĐT đề nghị không để cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1 hoặc F2 tham gia vào các khâu của kỳ thi.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại các phòng thi dành cho thí sinh thuộc diện F1, F2 thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Đối với Ban chỉ đạo (BCĐ) thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, cần xây dựng kế hoạch tổ chức thi phù hợp, bảo đảm an toàn cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tổ chức thi tại địa phương; có phương án dự phòng về điểm thi, phòng thi, nhân lực ở tất cả các khâu của kỳ thi để huy động khi cần thiết.
Đồng thời, BCĐ thi cấp tỉnh chủ động xây dựng phương án hỗ trợ đưa đón thí sinh thuộc diện F1, F2 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu BCĐ thi các tỉ m các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 như: phun thuốc khử khuẩn, đeo khẩu trang, bố trí đủ nước rửa tay, đo thân nhiệt cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi trong các khu vực in sao đề thi, khu vực làm phách, khu vực chấm thi và các điểm thi.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Hoài Phú là một trong những ca sĩ đam mê dòng nhạc xưa. Anh sinh năm 1978, quê ở DakLak, từng học sư phạm thanh nhạc nhưng chưa có điều kiện đi hát khi còn trẻ. Vẫn giữ đam mê này, Đình Phú sinh hoạt trong nhóm riêng của mình cho đến khi vô tình được danh ca Lê Uyên phát hiện vào năm 2022.
Ngay trong đêm, nữ danh ca ngẫu hứng đặt lịch thu âm với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Nguyễn Hà. Trong 4 tiếng từ 20h - 24h, hai ca khúc nhạc xưa được ra đời là Vũng lầy của chúng tavà Uống nước bên bờ suối.
Lê Uyên quen biết Hoài Phú qua sự giới thiệu của ca sĩ Quang Thành. Nữ danh ca càng ấn tượng khi nghe đàn em thổ lộ yêu thích nhạc của Lê Uyên Phương. Khi được anh ngỏ lời hát ca khúc của mình, bà vui vẻ đồng ý vì trân trọng giọng hát, đam mê của nam ca sĩ.
![]() | ![]() |
Ở Hoài Phú, Lê Uyên nhìn thấy sự tâm huyết của anh với từng ca khúc. Nam ca sĩ trăn trở, đặt hồn vào từng ca từ, để truyền tải đến người nghe. Điều quan trọng theo nữ danh ca là Hoài Phú hát làm bà thấy được cái thật, cái cảm xúc của người hát.
"Cảm xúc là điều tưởng dễ nhưng ghê gớm lắm! Không cần bạn phải hát cao siêu, càng không cần là nhạc Lê Uyên Phương tuy vậy nếu hát khiến tôi bồi hồi, cảm xúc thì với tôi đó là giọng hát hay. Nhiều người trẻ nói hát nhạc Lê Uyên Phương khó quá còn với tôi không khó, cái khó là nói lên được cái hồn của bài hát”, bà chia sẻ thêm.
Hoài Phú sở hữu giọng trầm ấm, dày dặn và tình cảm, khả năng hát live tốt. Anh được nhận xét khá giống màu sắc của các nam ca sĩ đi trước như Quang Dũng, Tuấn Ngọc.
Trước ý kiến này, Hoài Phú nói: "Tôi thật lòng cảm ơn khi được nhận xét giống giọng ca đàn anh. Tôi không ngại bị so sánh, nhưng tôi tin giọng hát của mình có cái chung và riêng".
Theo nam ca sĩ, Quang Dũng hát hay, điển trai, là tượng đài nhạc Việt. Bản thân anh luôn học hỏi, nhìn nhận và phát triển bản thân.
"Tôi không cố tình ăn theo, cũng không cố tạo để giống. Tôi tự tin mình có nét riêng", anh nói thêm.
Hoài Phú cũng cho rằng dù bước vào con đường đi hát chuyên nghiệp khá muộn, ở độ tuổi này có thể với nhiều người là hơi trễ nhưng anh có suy nghĩ là dòng nhạc của mình cần nhiều sự trải nghiệm nên sẽ có đối tượng riêng.
Trong buổi ra mắt, Hoài Phú cũng khoe giọng hát live với ca khúc Sang ngang. Qua sự đệm đàn của nghệ sĩ guitar Vĩnh Tâm, anh khiến khán giả ấn tượng bởi chất giọng trầm nhiều cảm xúc.
MC Minh Đức và nhạc sĩ Nguyên Hà ví giọng của nam ca sĩ là “giọng hát thử loa”. Sự đầy đặn trong âm sắc, lối nhả chữ, luyến láy của anh tạo được chất riêng khi theo đuổi dòng nhạc tình.
Ngoài các quy định này, cán bộ, viên chức, giảng viên và người học tham gia hoạt động liên kết nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo cần tuân thủ việc không được tự ý chuyển giao ý tưởng, nhiệm vụ nghiên cứu đã đăng ký sau khi tham gia thỏa thuận/ hợp đồng liên kết cho bên thứ 3 mà không có sự cho phép của cấp có thẩm quyền của đại học; không tham gia viết/nghiên cứu thuê, cổ vũ, hỗ trợ các hành vi vi phạm liêm chính học thuật dưới mọi hình thức.
ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thành lập hội đồng tư vấn liêm chính khoa học nhằm thẩm định, đánh giá mức độ vi phạm về liêm chính học thuật.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật và các quy chế, quy định của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Bên cạnh đó, các cá nhân có hành vi vi phạm liêm chính học thuật còn có thể phải chịu hình thức xử lý bổ sung theo quy định cụ thể của từng lĩnh vực. Các sản phẩm học thuật bị xác định là vi phạm liêm chính học thuật phải được chỉnh sửa, bổ sung, hoặc thu hồi.