1. iPhone “vuông thành sắc cạnh”
Thiết kế sản phẩm này do nhà nhiếp ảnh gia người Nhật Isamu Sanada sáng tạo. Vẫn màn hình cảm ứng lớn gần như chiếm toàn bộ mặt trước máy nhưng thay vì các góc lượn trong là những góc vuông tạo sự mạnh mẽ, chắc chắn cho máy. Thêm vào đó, Isamu Sanada cũng tích hợp thêm cho iPhone một camera ở mặt trước để có thể thực hiện các cuộc gọi video của công nghệ 3G. Màu ánh bạc được sử dụng trên thiết kế này cũng tạo thêm sự sang trọng cho sản phẩm.
2. Khi iPod hòa cùng iPhone
Đây là thiết kế của Tracy Hall mang tên Apple iPhone Nano. Lấy cảm hứng từ chiếc máy nghe nhạc của Apple, iPod Nano, nhà thiết kế đã tạo nên một chiếc iPhone mới lai giữa hai dòng sản phẩm của Apple. Toàn bộ mặt trước máy là một màn hình cảm ứng và kích cỡ máy chỉ bằng một chiếc iPod. Tracy Hall cũng thiết kế một tai nghe dạng nhét tai tích hợp sẵn một microphone kèm theo sản phẩm này.
3. iPhone với bàn phím trượt mở Qwerty
Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nhập liệu trên bàn phím Qwerty ảo thì thiết kế iPhone mới của Aaron Besson sẽ mang đến sự tiện lợi cho bạn.
4. iPhone với iChat
Nhà thiết kế Rodolphe Desmare đã lấy cảm hứng thiết kế sản phẩm này từ dòng laptop siêu mỏng Macbook Air của hãng Apple. Mẫu thiết kế iPhone này có độ mỏng của thân máy giảm dần từ trên xuống. Mang màu ánh bạc sang trọng, phiên bản iPhone này có khả năng hỗ trợ dịch vụ iChat cho phép người dùng có thể trò chuyện trực tuyến bằng tin nhắn tức thời, giọng nói và thậm chí là cả video. Tính năng này trên máy tương thích với cả các PC và Mac.
5. iPhone ELITE
1. Luôn trung thực với cam kết của mình
Khi Bill Gates còn trẻ, ông cam kết thực hiện sứ mệnh của Microsoft là làm sao để ‘mỗi gia đình đều có 1 chiếc máy vi tính’. Để thực hiện được cam kết đó, ông đã mất nhiều năm làm việc không ngừng và cuối cùng nó cũng trở thành hiện thực.
Khi tham vọng đầu tiên của ông dần được hiện thực hóa, Bill Gates đã tìm ra một cam kết mới. Đó là việc xây dựng Qũy từ thiện Bill and Melinda Gates – nơi cam kết sẽ loại bỏ các căn bệnh truyền nhiễm như sốt rét, bại liệt cũng như cải thiện đời sống của những người nghèo nhất trên thế giới.
2. Cho đi một cách hào phóng, bất kể tài sản của bạn là bao nhiêu
Là người giàu thứ 2 thế giới sau ông chủ Amazon, Bill Gates có thể làm hoặc sở hữu bất cứ thứ gì ông muốn. Nhưng việc khiến ông phải chi trả nhiều tiền nhất lại là làm từ thiện.
Qũy Bill and Melinda Gates đã thực hiện rất nhiều hoạt động từ thiện trong những năm qua.
Năm 2006, vị tỷ phú còn thuyết phục người bạn thân của mình là Warren Buffett tặng 31 tỷ USD tài sản cho quỹ này. Một vài năm sau, cam kết Giving Pledge cũng nổi lên như một lời đề xuất với các tỷ phú khác về việc làm từ thiện.
Kể từ đó, đã có hơn 200 người giàu có nhất thế giới tham gia Giving Pledge, sẵn sàng dành phần lớn tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện trên khắp thế giới.
Theo quan điểm của Bill Gates, bạn có thể cho đi bất kể bạn có bao nhiêu tài sản – trái với quan điểm thông thường là chỉ người giàu mới có thể làm từ thiện.
Nếu nghĩ rằng chỉ khi giàu, bạn mới có thể làm từ thiện thì thường tới cuối đời, bạn cũng sẽ không làm được gì cho người khác.
Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ với bất kỳ khoảng thời gian hay tiền bạc mà bạn có thể cho đi. Đến khi nhìn lại, bạn sẽ ngạc nhiên về những gì mà mình làm được.
![]() |
Dành thời gian cho gia đình là một trong những bí quyết giúp ông hạnh phúc. |
3. Tôn trọng cơ thể mình
Là một người yêu thích môn quần vợt, Bill Gates ý thức được mối liên hệ giữa việc tập thể dục thể thao với hạnh phúc. Lợi ích mang lại từ thể dục thể thao là không thể phủ nhận: từ kiểm soát cân nặng tới giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện tinh thần và cảm xúc.
Bạn chỉ có một cơ thể, vì thế điều quan trọng là hãy coi nó như một ngôi đền.
Theo một nghiên cứu, một người trưởng thành ưa vận động sẽ có một cơ thể trẻ gấp 9 lần một người cùng tuổi nhưng ít vận động.
4. Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình
Chúng ta thường hay ca ngợi những người dành 60-80 tiếng/ tuần cho công việc. Đó như một dấu hiệu của sự cống hiến và thành công.
Nhưng thực tế, sự tận lực này không hề lành mạnh và bền vững. Những áp lực do công việc đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 5 ở Mỹ, thậm chí còn cao hơn bệnh tiểu đường.
Bên cạnh những tác hại gây cho sức khỏe, làm việc quá nhiều cũng đồng nghĩa với việc dành thời gian quá ít cho gia đình. Tất cả chúng ta đều chỉ có 24 giờ/ ngày.
Để có thời gian dành cho gia đình, hãy đặt ra một vài giới hạn bất di bất dịch, ví dụ như rời công sở đúng giờ, không kiểm tra email cho tới khi đưa bọn trẻ lên giường.
Cùng với đó, hãy đặt ra những quy định tương tự khi đang làm việc để có thể hoàn thành mọi thứ bạn cần trong thời gian dự kiến.
" alt=""/>4 điều làm tỷ phú Bill Gates hạnh phúc là gì?Mike Roberts, Giám đốc nghiên cứu của Omdia cho biết: “Các công ty điện thoại di động trên toàn thế giới đang gặp phải tình trạng sử dụng đột biến khi nhiều quốc gia khuyến khích hoặc thực thi các quy tắc giãn cách xã hội và làm việc tại nhà để làm chậm sự lây lan của đại dịch. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này không đủ để khắc phục tác động của đại dịch đối với hành vi của người tiêu dùng. Các quy tắc này đang có tác động mạnh mẽ đến các khu vực khác nhau trên thế giới như tạm dừng đăng ký và nâng cấp mới ở Hoa Kỳ, trong khi doanh thu bị cắt giảm đối với các nhà khai thác ở Châu Âu”.
Sự thu hút người dùng đối với các dịch vụ 5G sẽ diễn ra chậm hơn so với dự báo trước đây, do tình hình kinh tế cũng như khả năng trì hoãn triển khai mạng 5G và sự sẵn có của các thiết bị 5G.
Ở châu Mỹ, doanh thu dịch vụ di động được dự báo giảm 3,7% xuống còn 237 tỷ USD trong năm 2020. Phần lớn khoản doanh thu giảm này sẽ đến từ Hoa Kỳ khi cả số thuê bao tăng thêm và nâng cấp lên các gói dữ liệu cao hơn đều bị chậm lại hoặc dừng hoàn toàn.
Châu Âu sẽ chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng, với doanh thu dịch vụ di động giảm 9,1% xuống còn 131 tỷ USD, giảm 9,3% so với dự báo trước đó của Omdia. Sự suy giảm này sẽ được thúc đẩy bởi việc giảm đáng kể doanh thu trả trước trên thiết bị di động và giảm đáng kể doanh thu chuyển vùng trong nước.
Ví dụ đối với nhà mạng Vodafone của Anh cho biết, lưu lượng truy cập Internet di động đã tăng 30% và lưu lượng thoại di động tăng 42% do cuộc khủng hoảng từ đại dịch. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ di động đang chứng kiến việc kinh doanh mới bị đình trệ khi các cửa hàng bán lẻ đóng cửa và người tiêu dùng ngừng mua điện thoại mới khi mất việc làm. Một ví dụ khác về xu hướng phổ biến này là nhà mạng AT&T của Hoa Kỳ, nhà mạng này đang đóng cửa 40% các cửa hàng bán lẻ tại Hoa Kỳ.
Khu vực Trung Đông và Châu Phi sẽ chứng kiến sự sụt giảm 3,9% doanh thu dịch vụ di động, xuống còn 84 tỷ USD, thể hiện mức giảm 8,4% so với dự báo trước đó của Omdia. Các yếu tố chính cho sự suy giảm bao gồm tác động của giá dầu thấp đối với các nền kinh tế vùng Vịnh và sự mong manh của các nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các vùng của Châu Phi.
Mặc dù tác động của dịch bệnh trên thị trường di động là rất đáng kể ở mọi khu vực, nhưng nó lại khá mờ nhạt so với tác động của cuộc khủng hoảng đối với các lĩnh vực như du lịch, khách sạn và bán lẻ, các lĩnh vực này đã phải ngừng hoạt động một phần hoặc ngừng hoàn toàn. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất được phát hành vào đầu tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020.
“Sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế thế giới sẽ tác động rõ ràng đến mọi phân khúc của nền kinh tế, bao gồm cả điện thoại di động, nhưng nó sẽ tồn tại bao lâu ở mỗi quốc gia và khu vực hầu như không thể dự đoán được. Một điểm sáng đó là Trung Quốc, quốc gia đầu tiên bị đại dịch tấn công, đã có những dấu hiệu cho thấy thị trường di động và nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục trở lại”, ông Mike Roberts nói.
Phan Văn Hòa (theo Lightreading)
Số liệu khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Netmarketshare công bố trong tháng 4/2020 cho thấy, thị phần toàn cầu của Windows 10 có sự sụt giảm so với kỷ lục tháng 3/2020.
" alt=""/>Doanh thu dịch vụ di động toàn cầu sụt giảm gần 51 tỷ USD