Từ khi cỗ máy chơi game video đầu tiên Magnavox Odyssey xuất hiện năm 1972, các hãng sản xuất thiết bị đã không ngững tiếp tục phát triển các thế hệ mới máy chơi game mới để phục vụ nhu cầu giải trí cho người dùng. Tuy nhiên không phải “phát minh” nào cũng đạt được thành công và thu hút sự chú ý của người sử dụng.
Các máy chơi game tồi nhất trong danh sách này của PCworld bao gồm cả các tên tuổi lớn như Apple hay Nokia.
1. Apple Pippin
Máy chơi game này ra mắt năm 1996. Hãng máy tính Apple đã thiết kế và kỳ vọng Pippin như một thiết bị giải trí đa phương tiện (hỗ trợ khả năng chơi game, duyệt web và nghe âm nhạc) và cấp giấy phép sản xuất máy cho hai công ty Bandai và Katz Media. Nhưng thật không may mắn, Pippin đã không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thị trường bởi sự “nghèo nàn” trong tất cả các tính năng trên. Pippin cũng đã từng được PCworld liệt vào những “thất bại” lớn nhất của sản phẩm Apple.
Nguyên nhân tạo nên thất bại cho sản phẩm này chính là bộ vi xử lý chậm chạp 66 MHz lại được hãng sử dụng để “giải quyết” các ứng dụng giải trí đòi hỏi cấu hình cao, nhanh. Thêm vào đó, thiết kế không gây ấn tượng mạnh, thư viện game ít và giá quá đắt (600 USD) đã khiến Apple Pippin có mặt trong danh sách này.
2. Tiger Game.com
Mẫu máy chơi game này được tung ra thị trường năm 1997. Vào cuối những năm 1990, hãng Tiger đã xây dựng chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường trò chơi điện tử cầm tay. Hầu hết các cửa hàng bán trò chơi đều bày bán các mẫu máy chơi điện tử có màn hình LCD giá rẻ của Tiger. Để khẳng định vị trí của mình trên thị trường này, hãng tiếp tục phát triển một sản phẩm độc đáo nhằm cạnh tranh trực tiếp với máy chơi điện tử cầm tay Game Boy của hãng Nitendo.
Vì vậy, Tiger Game.com đã được ra đời. Đây là lần đầu tiên hãng tích hợp màn hình cảm ứng và kết nối Internet cho một cỗ máy chơi game (console). Nhưng các ứng dụng Internet chỉ dừng lại ở khả năng hỗ trợ tin nhắn và các phụ kiện cáp kết nối đi kèm với modem ngoài đã khiến Game.com không thể thu hút nhiều fan trên thị trường.
Có thể nói đây là một cỗ máy chơi game ứng dụng công nghệ của một thập kỷ trước đó và mất đi tính linh động trong di chuyển của thiết bị.
Điểm kém hấp dẫn nhất trong sản phẩm này chính là thư viện game nghèo nàn và hầu hết các tựa game đều sử dụng những hình ảnh nứt nẻ, thiết sự bóng mượt trong chuyển động. Thêm vào đó độ phân giải hình ảnh thấp của màn hình cảm ứng cũng làm các khách hàng cảm thấy nhàm chán khi chơi game trên Game.com. và cũng thật “ngớ ngẩn” khi nói rằng thiết bị này hỗ trợ Internet.
" alt=""/>Những máy video game tệ nhất mọi thời đại (I)iPhone 4G phiên bản Kim cương của hãng Goldstriker – $19,460
Lo từ việc quản lý mỗi nơi mỗi kiểu
Tâm điểm nỗi lo này của game thủ, chính là việc ngày 23/08, Sở TT&TT TP.HCM đã có công văn gửi các các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) tại TP.HCM. Theo đó, nhằm ngăn chặn những thông tin kích động bạo lực trong game Đột Kích, Sở TT&TT TP.HCM đã yêu cầu các ISP triển khai các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn và loại bỏ các thông tin số có nội dung vi phạm pháp luật trong trò chơi trực tuyến này, trên hệ thống mạng doanh nghiệp tại khu vực TP.HCM. Và từ 1/9 trở đi, Đột Kích đã chính thức bị chặn tại TP.HCM khiến cho rất nhiều game thủ đang chơi game này “mất trắng” công sức chơi game từ trước đến nay.
Nhiều game thủ lo lắng và thắc mắc, tại sao một game Bộ TT&TT đã cấp phép, mà một cơ quan chức năng khác có quyền thấp hơn là Sở TT&TT lại yêu cầu “chặn” tại địa phương do mình quản lý. Liệu đó có phải là một điều hợp lý trong chức năng quản lý nhà nước? Khi ý kiến này được độc giả thắc mắc trong chương trình Đối thoại trực tuyến trên VTC2 vào sáng 29/08, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TT&TT khẳng định, đây chỉ là biện pháp tình thế ở các địa phương trong tình hình game online đang là vấn đề nóng xã hội. Còn đại diện của Cục quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng, đó là một biện pháp hành chính giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng vì thế Bộ không dùng một biện pháp hành chính khác để can thiệp, việc này doanh nghiệp phải tự ngồi lại với cơ quan chức năng để giải quyết.
Việc ngồi lại này có lẽ rất khó, bởi ai cũng biết doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó mà phân trần lý lẽ của mình với cơ quan chức năng trong khi game online đang trở thành một vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Và thế là VTC Game phải chấp nhận nhìn game của mình bị chặn tại TP.HCM, chấp nhận thất thu, còn game thủ thì lâm vào tình trạng lo lắng vì một giải pháp được xem là tình thế ở địa phương.
" alt=""/>Khi game thủ vừa chơi game vừa loTheo Huawei, giá của Ideos khoảng từ 100 đến 200 USD (không kèm hợp đồng) tùy từng thị trường.
" alt=""/>Smartphone Android giá siêu rẻ 2 triệu đồng