Hiện, câu chuyện của Sara đã khá phổ biến ở Anh. Mong muốn được làm mẹ, nhưng thiếu người đàn ông để bắt đầu một gia đình, bà là một trong hàng trăm phụ nữ độc thân đã quyết định đông lạnh trứng khi công nghệ này được phổ biến rộng rãi vào những năm 2010.
![]() |
Sara Murray quyết định đông lạnh trứng vào năm 2015. |
Tuy nhiên, giống như Sara, nhiều phụ nữ trong số đó vẫn độc thân khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh và đang phải đối mặt với tình thế khó xử, đau khổ - liệu họ có nên tiếp tục trả vài trăm bảng Anh mỗi năm để cất giữ trứng? Hay họ nên ký vào giấy tờ để tiêu hủy chúng và mãi mãi mất đi cơ hội có con?
Human Fertilisation and Embryology Authority (Cơ quan thụ tinh và phôi thai người) ghi nhận, năm 2013, có 569 trường hợp đông lạnh trứng và tăng lên 2.000 vào năm 2018. Không có giới hạn tuổi, vì vậy một người phụ nữ có thể đông lạnh trứng của mình ở bất kỳ giai đoạn nào, miễn là họ chưa đến thời kỳ mãn kinh và vẫn đang sản xuất trứng.
Đến nay, Sara đã chi gần 10 nghìn bảng (320 triệu đồng) cho việc này. Tuy nhiên, trong những năm qua, thái độ của bà đối với vấn đề này đã thay đổi đáng kể.
![]() |
Bà đã chi gần 10 nghìn bảng (320 triệu đồng) cho việc này. |
“Việc đông lạnh trứng giúp ngăn chặn sự suy giảm chất lượng do tuổi tác gây ra. Mặc dù người phụ nữ già đi, nhưng nếu họ sử dụng trứng của mình muộn hơn - thậm chí là 10 năm sau - thì cơ hội thành công của họ sẽ là ở thời điểm đông lạnh trứng”.
Nhưng đối với những phụ nữ như Sara, suy nghĩ làm mẹ ở tuổi 50 mới là vấn đề thực sự.
“Khi tôi đông lạnh trứng, tôi hy vọng mình có thể sử dụng chúng trong vòng vài năm tới. Lúc đó, tôi độc thân nhưng không muốn trở thành một bà mẹ đơn thân. Mục tiêu của tôi là gặp ai đó, sau đó dùng trứng của mình để cố gắng bắt đầu một gia đình cùng nhau”, bà chia sẻ.
Là giám đốc điều hành của một kênh truyền hình có trụ sở ở London, Sara ưu tiên sự nghiệp của mình và hẹn hò ở độ tuổi 30. Bà bắt đầu tìm hiểu phương pháp đông lạnh trứng khi sắp bước sang tuổi 40.
“Tôi không chắc chắn mình muốn có con, nhưng tôi ý thức được rằng thời gian để làm mẹ không còn nhiều”, Sara nói.
Bà đã tìm kiếm những người hiến tặng tinh trùng nhưng cảm thấy quá sức khi nuôi con một mình.
“Càng nói chuyện với bạn bè, tiếp xúc với trẻ em, tôi càng cảm thấy làm mẹ đơn thân sẽ vô cùng khó khăn. Cha mẹ tôi ủng hộ, nhưng họ đã ngoài 80 tuổi và sống ở Scotland. Nếu có điều gì xảy ra vào nửa đêm, tôi sẽ không có ai ở đó để giúp đỡ”, bà nói.
Cuối cùng, Sara chọn cách đông lạnh trứng của mình tại Trung tâm Sức khỏe Di truyền & Sinh sản (CRGH) ở London. Khi đó, Sara 43 tuổi và đã lấy được 11 quả trứng chỉ sau một chu kỳ điều trị bằng hormone chuyên sâu.
Hàng năm, phòng khám sẽ gửi lời nhắc về khoản phí lưu trữ 300 bảng Anh (9,6 triệu đồng), để kiểm tra xem khách hàng có còn muốn giữ trứng đông lạnh hay không.
Bức thư “dội xuống như một quả bom”, nhắc nhở Sara rằng 1 năm nữa đã trôi qua và dù đang hẹn hò, bà vẫn chưa tìm được người đàn ông phù hợp.
Sara nói: “Năm đầu tiên, nó đã có một tác động lớn. Tôi nhận ra thời gian đã trôi qua nhanh như thế nào và cảm thấy một chút thất bại, buồn bã. Tôi biết mong muốn làm mẹ của mình không nhiều bằng việc có một gia đình với một người bạn đời”.
Trong năm thứ hai, bà nhờ một người bạn đồng tính xem xét việc có con với bà bằng cách sử dụng trứng. Nhưng sau khi cân nhắc, anh ta nói lời từ chối.
“Đến năm thứ năm, tôi không còn tưởng tượng đến việc dùng những quả trứng nữa”, bà nói.
![]() |
Carla Poole, 49 tuổi, cũng đông lạnh trứng khi 37 tuổi nhưng luật pháp Anh quy định chỉ có thể đông lạnh trong tối đa 10 năm. Carla đã chuyển chúng đến một phòng khám ở Tây Ban Nha, nơi không áp dụng thời hạn này. |
Luật của Anh cho phép đông lạnh trứng tối đa trong 10 năm. Nhiều người đang kêu gọi thay đổi quy định có từ năm 1984 này, nhằm kéo dài thời gian lưu trữ. Mặc dù điều đó có lợi với phụ nữ đông lạnh trứng tuổi 20, nhưng với tuổi của Sara, mở rộng giới hạn trứng có thể khiến họ kéo dài tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Giáo sư Adam Balen, cựu chủ tịch của Hiệp hội Sinh sản Anh, nói: “Chọn tiêu hủy trứng là gánh nặng tinh thần lớn đối với phụ nữ. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các phòng khám phải đảm bảo phụ nữ được tư vấn thích hợp trước khi họ quyết định đông lạnh trứng”.
Carla Poole, 49 tuổi, cũng đã chi 10 nghìn bảng để đông lạnh trứng khi 37 tuổi, vì vậy đã vượt qua giới hạn 10 năm của Anh.
Thay vì để trứng bị tiêu hủy, Carla đã trả vài trăm bảng Anh để chuyển chúng đến một phòng khám ở Tây Ban Nha, nơi không áp dụng giới hạn thời gian.
Trên thực tế, Carla đã là làm mẹ, bà gặp người bạn đời hiện tại ở tuổi 40. Ngay lập tức, họ bắt đầu cố gắng có con và dù đã 4 lần sảy thai, bà vẫn thụ thai tự nhiên và không sử dụng trứng đông lạnh. Con gái của họ hiện đã lên 6.
Bà nói: “Trong khi tôi trải qua tất cả những lần sảy thai đó, việc biết mình có trứng đông lạnh là một cứu cánh tuyệt đối về mặt tinh thần”.
Hiện, bà chắc chắn sẽ không dùng trứng đông lạnh. Bà muốn hiến trứng nhưng đây không phải là một lựa chọn khả thi. Bởi vì có những quy định nghiêm ngặt về các xét nghiệm mà người hiến trứng phải trải qua và hầu hết các phòng khám sẽ không sử dụng trứng hiến từ phụ nữ trên 35 tuổi.
Cũng giống Sara, Carla có suy nghĩ rất phức tạp với trứng của mình. "Mặc dù chưa bao giờ sử dụng chúng nhưng tôi sẽ không bao giờ hối hận khi quyết định đông lạnh".
6 năm trôi qua mà không gặp được ai hợp ý, Sara Murray đã gặp một người mới vào tháng 12 năm ngoái. Đây là người đầu tiên bà kể về việc đông lạnh trứng và thái độ chân thành lắng nghe của người đàn ông này khiến bà xúc động.
"Nếu là 3 năm trước, có lẽ tôi sẽ mang thai luôn, nhưng ở tuổi này, tôi không thể chỉ dùng trứng để cố gắng bắt đầu gia đình với người mới qua lại 4 tháng. Tôi phải đợi để cho mối quan hệ này vững chắc, nhưng khi đó tôi sẽ ít nhất 49 hoặc 50 tuổi, khá già để sinh con", bà chia sẻ.
Tuy nhiên, người đàn ông này đã có con riêng và điều đó khiến bà tự hỏi: “Liệu có thể xây dựng gia đình mà không cần con chung?”.
“Tôi có thể sẽ trả tiền cho việc lưu trữ trứng cho đến giới hạn 10 năm, để không phải 'giết 'chúng. Mặc dù tôi thực sự không thể sử dụng chúng, nhưng một phần nhỏ trong tôi vẫn chưa buông bỏ”, bà nói.
Ngọc Trang(Theo Daily Mail)
Bà mẹ Ấn Độ phá vỡ kỷ lục thế giới khi lần đầu sinh con ở tuổi 73 bất chấp tuổi tác và sự đánh giá của xã hội.
" alt=""/>Nỗi băn khoăn của nữ giám đốc truyền hình với số trứng đông lạnhTừ ngày con trai bỏ đi, mỗi bữa cơm, vợ chồng bà Huề đều lấy dư một cái bát, đôi đũa cho anh Hùng. Nhiều người nói với bà rằng, anh Hùng chắc đã chết ở đâu đó. Nhưng người mẹ này không tin. Bà hi vọng rằng, con mình vẫn khỏe mạnh, sống hạnh phúc.
Bà trồng một vườn chè, một cây mít bên nhà để mong con có thể về ăn, một phần cho nguôi nỗi nhớ. “Vì nhà tôi đói, nó mới bỏ nhà đi làm ăn. Tôi làm sao có thể trách con được”, bà Huề nói trong nước mắt.
![]() |
Khi con trai bỏ đi, bà Huề trồng một cây mít, một vườn chè để mong con về ăn, uống nước chè xanh. Ảnh: Cắt từ video. |
Mưu sinh nơi đất khách quê người
Người bạn đi cùng anh Hùng nhảy tàu không may bị té, phải ở lại. Một mình lên tàu đến mảnh đất mơ ước mưu sinh, anh không có “một xu dính túi”. “Quê tôi khi đó nghèo quá, quanh năm mưa bão, nắng “cháy da cháy thịt”. Nghe người ta nói, đi Bình Thuận làm ăn tốt sẽ nhanh giàu, tôi muốn đến dù không biết tỉnh này nằm ở đâu”, anh Hùng nhớ lại.
Ngồi tàu đến ga Mương Mán (xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) thấy người ta xuống, anh Hùng cũng xuống theo. Từ địa điểm này, cậu bé 14 tuổi đi lang thang tìm việc làm với cái bụng rỗng. May mắn, anh được vợ chồng anh Nguyễn Quang Sáu, ở huyện Hàm Thuận Bắc, cưu mang.
![]() |
Chị Đông ngồi bên động viên chồng. Ảnh: Cắt từ video. |
Những năm sau đó, anh đi chăn bò, nhổ cỏ, làm rẫy... kiếm sống. Những khi nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh chỉ biết ngồi một mình ngoài đồng khóc. “Đã bỏ nhà đi làm ăn rồi thì khi nào làm nhiều tiền mới về”, anh Hùng lau nước mắt tự động viên mình.
Thấy chàng thanh niên hiền lành, chịu khó làm ăn, bố mẹ chị Nguyễn Thị Đông quyết định gả con gái cho.
Chị Đông kể, ban đầu mới gặp anh, chị không có thiện cảm. “Anh ấy không cha mẹ, người thân nên tôi ngại”, chị Đông nhớ lại. Đến khi chị bị đau ruột thừa, phải mổ cấp cứu, anh luôn tục trực ở bên chăm sóc, lo lắng, chị nhận ra mình phải làm vợ, làm bạn và là gia đình của anh.
![]() |
Anh Hùng dự tính, khi có nhiều tiền sẽ về quê tìm bố mẹ xin lỗi, sau đó vào lại Bình Thuận đưa vợ con về thăm ông bà. Ảnh: Cắt từ video. |
Sau đám cưới, vợ chồng anh sinh lần lượt 5 người con. Chị Đông cho biết, anh Hùng là người sống tình cảm, luôn yêu thương, lo lắng cho vợ con nhưng không bao giờ kể về bố mẹ, anh chị em ruột. Nhiều lần, chị muốn hỏi chuyện nhưng sợ anh buồn. Âm thầm theo dõi, chị mới biết anh có bố tên Sáng, mẹ tên Huề, hai em tên Thúy và Đạt.
Một lần, hai vợ chồng vợ xem thông tin bão lũ trên tivi, trong đó có tỉnh Nghệ An, Tĩnh, anh Hùng nói: “Quê anh đó”. Ngày hôm sau, chị gọi cho chương trìnhNhư chưa hề có cuộc chi ly nhờ tìm gia đình cho anh. Chị còn dặn người của chương trình giữ bí mật chuyện này để anh không buồn.
Lời xin lỗi trong nước mắt
Nhà báo Thu Uyên cho biết, từ những thông tin chị Đông cung cấp, ban tổ chức chương trình liên hệ với công an tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhờ giúp đỡ. Nhờ có sự hỗ trợ của công an địa phương, người của chương trình cũng tìm được nhà bà Huề, có con trai bỏ đi từ năm 1988.
![]() |
Cây mít bà Huề trồng 30 năm trước giờ đã cao lớn, năm nào trái cũng nhiều. |
Mấy chục năm qua, người mẹ ấy vẫn mong ngóng con từng ngày. Bà Huề kể, 10 năm trước, ông Giáo bị bệnh đã qua đời. Người con gái đi lấy chồng xa. Cậu con trai út cũng vào miền Nam làm việc, đã lâu không về nhà. Một mình bà sống cô đơn trong căn nhà ba gian rộng rãi.
“Ngày 26-27 Tết, nhà người ta con về sum họp, nhà tôi vô cùng vắng vẻ. Lúc đó, tôi ngồi khóc, khấn nhờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ cho con về để tôi gặp một lát. Vườn chè, cây mít đã lớn”, giọng người mẹ ba con nức nghẹn.
Ở Bình Thuận, xem đoạn video của mẹ, nước mắt anh Hùng rưng rưng. Anh nói: "Tôi tính, khi làm có tiền sẽ về quê tìm bố mẹ, nói lời xin lỗi. Sau đó, tôi vào lại Bình Thuận đưa vợ con về thăm ông bà"
![]() |
Nụ cười hạnh phúc của bà Huề khi nghe tin đã tìm được con trai. Ảnh: Cắt từ video. |
Khi nghe tin tìm được anh Hùng, bà Huề không giấu được niềm vui. Người mẹ ấy thắp hương báo cho người chồng đã khuất, cho ông bà tổ tiên rồi pha ấm nước chè xanh mời hàng xóm khi họ đến nhà chúc mừng. "Giờ gặp được con thì trước tiên, mẹ ôm khóc đã", giọng người mẹ 77 tuổi hạnh phúc.
Được sự giúp đỡ của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, bà Huề vào Bình Thuận gặp vợ chồng con trai và 5 cháu nội. Gặp mẹ sau mấy chục năm xa cách, anh Hùng nắm chặt tay bà nấc lên từng tiếng: "Con xin lỗi mẹ". Bà Huề nói: "Con về thắp hương cho bố, ông bà tổ tiên. Sau đó, nơi nào làm ăn được thì con đi. Con đi làm ăn, mẹ không trách con".
Ngồi bên cạnh, chị Đông xin mẹ chồng tha lỗi cho người bạn đời. Sau đó, chị cùng chồng đưa các con về Hà Tĩnh thăm lại quê hương.
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời: Hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng.
Tú Anh
Được cho đi làm con nuôi từ khi lọt lòng, Laura Mabry vẫn quyết tâm tìm lại song thân và giúp họ tái hợp sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
" alt=""/>Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đìnhChị Thanh Hoan
Cách đây vài năm, ba chỉ một nắng trở thành một món ăn siêu hot. Từ đó đến nay, cứ đến ngày hè nắng nóng đỉnh điểm, chị em lại tận dụng khí hậu khắc nghiệt để làm món ăn lạ miệng hấp dẫn này. Mới đây, chị Vũ Thanh Hoan (Hà Nội) cũng chia sẻ cách làm ba chỉ một nắng vừa ngon lại đơn giản, chị em có thể tham khảo!
Cách làm thịt ba chỉ một nắng
Chuẩn bị:
- 3 miếng thịt ba chỉ ngon 1,3kg
- 4 củ xả băm nhuyễn
- 4 củ tỏi băm nhuyễn
- 1 gói ngũ vị hương
- 3 quả ớt băm nhỏ
- 3 thìa nước mắm
- 2 thìa đường
- 2 thìa dầu hào
- Hạt tiêu
Cách làm:
- Xẻ thịt ba chỉ thành các dải rộng.
- Cho thịt vào âu to. Trộn hỗn hợp các thứ trên vào thịt, đeo găng tay nhào bóp cho ngấm gia vị. Mình ướp thịt trong tủ lạnh để qua đêm (ai không có thời gian thì ướp khoảng 1 tiếng là được rồi).
- Móc vào dây thép hoặc xuyên lạt qua buộc và phơi giữa trời nắng to.
- Những ngày này ở Hà Nội chỉ cần phơi 1 ngày là thịt héo.
Nếu nắng ít hơn phơi 2 ngày (lưu ý không làm khi trời không có nắng to vì dễ thối thịt). Thịt sau khi héo có màu sậm, se và thơm.
- Sau khi phơi xong các bạn có thể đem thịt vào và chế biến như: áp chảo, chiên, nướng, cho vào nồi chiên không dầu... tùy sở thích.
- Phần ăn không hết thì gói cất tủ đá ăn dần. Ngon nhất là mang nướng than hoa, thái lát mỏng.
Thành phẩm món thịt phơi nắng áp chảo vô cùng thơm ngon hấp dẫn!
Hướng dẫn 6 bước làm trà vải tại nhà ngon như ngoài tiệm
Theo Phụ nữ Việt Nam
Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức.
" alt=""/>Cách làm thịt ba chỉ một nắng ăn dần ngay tại nhà