Dù nền khoa cử Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ thứ 11 nhưng mãi đến thế kỷ thứ 19 mới tiến sĩ đầu tiên xuất thân từ một tỉnh miền Nam.
" alt=""/>Đáp án 'Tiến sĩ đầu tiên người miền Nam là ai?'Trong 6 tiết mục ở phong cách thính phòng, thí sinh Lan Quỳnh ấn tượng nhất bởi sự lựa chọn liều lĩnh khi chọn một tác phẩm mang màu sắc nhạc kịch với bài Cô hầu gái (nhạc ngoại lời Việt An Hiếu). Giọng hát sáng, khoẻ và kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Lan Quỳnh còn trau chuốt phần trang phục và biểu cảm gương mặt tốt cho phần thi của mình.
Giống với Lan Quỳnh, thí sinh Nguyễn Thị Vân Anh cũng lựa chọn một sáng tác ngoại quốc lời Việt của An Hiếu có tên gọi Hỏi Xuânđể trình diễn. Sở hữu giọng hát đẹp với ngoại hình xinh xắn với chiếc răng khểnh rất duyên Vân Anh cũng đã thể hiện rất tốt phần thi của mình, mang lại cảm xúc nhẹ nhàng, bay bổng cho khán giả.
Thí sinh Thu Lương cũng chọn một ca khúc nhạc ngoại (lời Việt An Hiếu) để khoe giọng. Tuy nhiên phần xử lý của cô ở phần cuối bài hát hơi mất kiểm soát, một vài nốt lên cao bị phô. Thí sinh Nông Thị Anh Thơ chọn ca khúc Tiếng chim hoạ mi hót trên đỉnh Fansipancủa nhạc sĩ Lưu Hà An và thể hiện ngọt ngào.
Trong khi Trần Tuấn Phi dũng cảm lựa chọn một bài hát rất mới có tên Biển, anh và nỗi nhớcủa nhạc sĩ Xuân Bắc thì Dương Đức lại mang đến Sao Mai bài hát Lũng Pô bản hùng ca biên giới của nhạc sĩ Đức Tân. Cả hai sở hữu giọng hát tròn đầy với nền tảng kỹ thuật thanh nhạc tốt nhưng vẫn thiếu điểm gì đó mang tính đột phá.
Ở mảng dân gian, thí sinh Minh Ngọc (SBD 07) vừa có thanh và sắc là người ấn tượng nhất đêm thi. Lựa chọn ca khúc Sông ơi đừng chảy (Nguyễn Vĩnh Tiến), Minh Ngọc khoe giọng hát ngọt ngào, tinh tế. Bên cạnh đó, Mai Thu Hương (SBD 04) gây ấn tượng mạnh với khán giả bằng liên khúc gồm bài chèo cổ Con gà rừngvà ca khúc Chờ chàng(Trần Khánh Ly).
Đến từ TP. HCM, thí sinh Nguyễn Thị Hiếu (SBD 14) đã khiến đêm thi trở nên sôi động qua bài hát văn Cô đôi thượng ngàn. Thí sinh Thu An (SBD 02) đã mang đến không gian linh thiêng, huyền bí qua ca khúc Tháng Giêng(Thơ: Nguyễn Văn Hoan - Nhạc: Ngọc Thịnh - Huỳnh Tú).
![]() | ![]() |
Cả Thuỳ Dương (SBD 11) thể hiện Đêm ả đào(Phú Quang) và Nguyễn Thị Nga (SBD 13) với ca khúc Trăng khuyết(Thơ Phi Tuyết Ba, nhạc Huy Thục) đều sở hữu giọng hát tốt nhưng có lẽ ở các vòng thi sau 2 thí sinh nên dũng cảm hơn trong phần lựa chọn tác phẩm dự thi bởi khán giả luôn chờ đợi những điều mới mẻ từ các vòng thi của thí sinh mà ít nhất là thể hiện ở khâu chọn bài không bị cũ.
Lê Thị Huyền Anh (SBD 17) mở màn phong cách nhạc nhẹ với ca khúc Ngày nắng(Bùi Bảo Anh) khá ấn tượng. Tiếp ngay sau đó, thí sinh Vũ Đức Anh (SBD 06) đã thể hiện giọng hát đầy kịch tính của mình qua bài hát Drama Queen (Nữ hoàng bi kịch) của tác giả Vũ Đinh Trọng Thắng. Đến từ TP. HCM, thí sinh Trịnh Văn Núi (SBD 12) đã thể hiện rất hấp dẫn ca khúc mang màu sắc rock S.O.S (Bùi Caroon).
Chàng trai miền Trung Hồ Văn Kãnh (SBD 03) thể hiện giọng hát phóng khoáng, mạnh mẽ của mình qua ca khúc Về nghe gió kể (Hoàng Anh Minh). Thí sinh Phương Thảo (SBD 08) với phong cách tạo hình rất tượng và giọng hát cá tính đã thể hiện khá thành công bài hát Góc tối (Nguyễn Hải Phong). Đoàn Hồng Hạnh (SBD 15) đến từ Quảng Ninh tạo sự hưng phấn cho khán giả qua ca khúc Đừng yêu (Trang Pháp).
![]() | ![]() |
Sau phần thi đầy kịch tính và hấp dẫn của cả 18 thí sinh, BTC công bố các thí sinh đi tiếp và 4 thí sinh có số điểm thấp nhất từ BGK nhất phải nói lời chia tay cuộc thi, đó là: Dương Đức, Tuấn Phi, Phương Thảo và Nguyễn Thị Hiếu.
Anh Phương
Ảnh: Hoà Nguyễn
Số lượng này căn cứ trên nhu cầu của 21 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD-ĐT nhằm bổ sung nhu cầu về giáo viên, nhân viên tại các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc.
Trong số hơn 400 công chức, viên chức cần tuyển dự kiến tuyển dụng 376 giáo viên và 44 nhân viên.
Theo đó yêu cầu mà ngành đưa ra là có quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM.
![]() |
Số lượng công chức, viên chức cần tuyển |
Đối với trường hợp người dự tuyển không có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM thì phải có ít nhất một trong các điều kiện: Có học hàm giáo sư (có tuổi đời dưới 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam), phó giáo sư (có tuổi đời dưới 40 tuổi); có bằng tiến sĩ (có tuổi đời dưới 35 tuổi); có bằng thạc sĩ (có tuổi đời dưới 30 tuổi); Tốt nghiệp loại xuất sắc các đại học trong nước hoặc tốt nghiệp loại giỏi các đại học nước ngoài (có tuổi đời dưới 25 tuổi).
Văn bằng, kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp người học tập được đào tạo theo hệ thống tín chỉ bảng điểm học tập theo thang điểm 4 phải có bản quy đổi về thang điểm 10 của cơ sở đào tạo, cấp bằng. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt và được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Lê Huyền
" alt=""/>TP.HCM tuyển công chức, viên chức giáo dục đặc cách hộ khẩu với bằng giỏi