Người bị viêm loét dạ dày
Dù cà chua cho sức khỏe, tăng thêm hương vị cho nhiều món ngon nhưng vẫn có một số người nên tránh ăn loại quả này, đặc biệt là bệnh nhân bị loét dạ dày.
Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Mỹ, khoảng 1% đến 6% người Mỹ bị loét dạ dày. Những người hút thuốc, lớn tuổi hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày có xu hướng dễ mắc bệnh này hơn. Loét dạ dày có thể đi kèm với các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn, dễ cảm thấy no khi ăn hoặc không muốn ăn, ợ hơi, ợ chua.
Một số loại thực phẩm có thể khiến vấn đề trên trở nên tồi tệ hơn, bao gồm cả cà chua.
Theo Medical News Today, sự tích tụ axit trong đường tiêu hóa được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm loét dạ dày. Trong khi đó, cà chua là thực phẩm có nồng độ axit cao.
Một số loại thuốc theo đơn có thể được sử dụng để đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và giảm sản xuất axit dạ dày. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các sản phẩm chứa cà chua có thể ngăn cản tác dụng của những loại thuốc này và gây ra các triệu chứng giống như ợ nóng.
Ngoài cà chua, bạn cũng nên bỏ qua các loại trái cây có tính axit cao như chanh, bưởi, cam.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp viêm loét dạ dày không gặp triệu chứng khó chịu gì khi ăn cà chua. Bởi vậy, bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi gặp các biểu hiện bất thường.
Các trường hợp khác không nên ăn cà chua
Một số loại sỏi thận, chẳng hạn như sỏi canxi oxalate, có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Theo tạp chí Biology, cà chua chứa oxalate có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người nhạy cảm.
Nếu có tiền sử sỏi thận hoặc nguy cơ mắc bệnh, bạn nên hạn chế ăn cà chua và cần uống đủ nước.
Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) thường nhạy cảm hơn với thực phẩm giàu chất xơ hoặc chứa các loại đường cụ thể, chẳng hạn như fructose. Theo tạp chí Thế giới về Tiêu hóa, ăn nhiều cà chua có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng khó tiêu hóa ở một số người mắc IBS. Nhóm người này nên hạn chế ăn cà chua để tránh cảm giác khó chịu.
Hay hút thuốc, sống trong môi trường khói thuốc hoặc các loại khói khác như khói bếp than
Nếu bạn có cơ địa dị ứng mà thường xuyên hút thuốc hoặc sống trong môi trường khói thuốc, khói bụi…, bạn rất dễ bị viêm mũi xoang. Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) lưu ý rằng khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể gây kích ứng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi xoang.
Nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2022 trên tạp chí Radiologycho thấy tình trạng viêm nhiễm, khí phế thũng hoặc tổn thương phổi thực sự phổ biến hơn ở những người hút cần sa so với những người không hút thuốc và chỉ hút thuốc lá. Nghiên cứu đồng thời khẳng định một số người cũng có phản ứng viêm nhiễm với hóa chất, thuốc tẩy và nước hoa đều làm tăng khả năng tiếp xúc với vật chất dạng hạt trong xoang và phổi, khiến dễ bị nhiễm trùng hơn.
Thường xuyên để vùng mũi họng tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và không khí khô
Theo Mayo Clinic, nếu niêm mạc mũi xoang và họng thường xuyên tiếp xúc với không khí khô, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Việc bổ sung thêm độ ẩm cho không khí bằng máy tạo độ ẩm có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang, nhưng hãy nhớ vệ sinh máy tạo độ ẩm kỹ lưỡng và thường xuyên giữ cho máy không bị nấm mốc. Bạn nên đổ hết nước trong bình và làm khô tất cả các bề mặt của máy tạo độ ẩm mỗi ngày một lần. Bạn cũng có thể đổ đầy bình bằng nước đóng chai có nhãn "chưng cất" hoặc "tinh khiết", có hàm lượng khoáng chất thấp hơn hầu hết nước máy.
Hay tiếp xúc với các chất gây dị ứng thông thường
Trường Cao đẳng Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ lưu ý, những người bị dị ứng và hen suyễn có nguy cơ bị nhiễm trùng xoang cao hơn. Dị ứng, hen suyễn đều gây ra sự tích tụ viêm và chất nhầy trong xoang, phổi. Khi bệnh dị ứng và hen suyễn được kiểm soát, sẽ ít bị viêm đường hô hấp hơn.
Thường xuyên bơm rửa các xoang
Theo Harvard Health Publishing, rửa mũi là một nguyên nhân dễ dẫn đến viêm mũi xoang do làm mất lớp nhầy bảo vệ mũi xoang và kích thích sự phù nề của niêm mạc mũi xoang, từ đó làm hẹp lỗ thông mũi xoang. Nếu bạn làm việc trong môi trường bụi bẩn, hoặc di chuyển qua những khu vực khói bụi nhiều, bạn có thể nhỏ một vài giọt nước muối ấm vào mũi rồi khịt nhẹ nhàng xuống họng.
Uống ít nước
Để giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm xoang hoặc các triệu chứng viêm xoang ban đầu, điều quan trọng là phải dẫn lưu dịch mũi và giữ cho mũi thông thoáng. Một cách để làm điều đó là uống nhiều nước trong suốt cả ngày, vì lượng nước thích hợp giúp giữ cho chất nhầy loãng và lỏng.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Đau tim phổ biến ở người trẻ như thế nào?
Theo Yahoo, cách đây không lâu, các cơn đau tim thường chỉ phổ biến ở người lớn tuổi. Rất hiếm khi bệnh nhân dưới 40 tuổi. Giờ đây, Viện Trao đổi chất Tim mạch Canada cho biết cứ năm người bị đau tim thì có một người dưới 40 tuổi. Thậm chí, có những trường hợp đang ở độ tuổi 20.
Từ năm 2000 tới 2016, tỷ lệ đau tim đã tăng 2% mỗi năm trong nhóm 20-30 tuổi.
Triệu chứng cơn đau tim ở người trẻ
Dấu hiệu cảnh báo đau tim ở người trẻ không khác với người trung niên hoặc người cao tuổi:
- Khó chịu ở ngực (đau tức ngực, nóng rát, nặng nề)
- Đổ mồ hôi
- Khó chịu phần thân trên (hàm, cổ, vai, cánh tay, lưng)
- Buồn nôn
- Khó thở
- Cảm giác lâng lâng
Một số chuyên gia y tế đã lưu ý rằng những người trẻ tuổi ngày nay dễ bị căng thẳng hơn, làm việc nhiều hơn bao giờ hết, không tập thể dục đủ, uống nhiều rượu hơn và không tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Tất cả đều góp phần gây ra đau tim.
Ai có nguy cơ bị đau tim?
Yếu tố nguy cơ gây đau tim là tình trạng sức khỏe hoặc thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Ví dụ, những người mắc bệnh động mạch vành, có lượng cholesterol cao hoặc mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị đau tim hơn.
Các yếu tố về lối sống bao gồm hút thuốc, không tập thể dục đầy đủ, thừa cân béo phì, bị căng thẳng, sử dụng thuốc kích thích hoặc ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu mắc bệnh tự miễn dịch hoặc có người thân bị bệnh tim, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những rủi ro trên là như nhau đối với cả người trẻ và người lớn tuổi.
Cách phòng chống
Những người trẻ tuổi có thể áp dụng một số cách để ngăn ngừa cơn đau tim, chủ yếu liên quan đến thay đổi lối sống. Bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim như ít muối, chất béo bão hòa và nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc.
Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên hoàn thành 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi tuần. Đó là tập aerobic, đi bộ, bơi lội và khiêu vũ, khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn, do đó giữ cho tim khỏe mạnh.
Ngoài ra, những người trẻ tuổi nên ngừng hút thuốc, uống ít rượu và giảm căng thẳng.
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim, hoặc bản thân mắc bệnh tự miễn dịch, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách ngăn ngừa cơn đau tim.