Đây cũng từng là một trong những biểu tượng của TP Hải Dương.
Sau nhiều năm sử dụng, các hạng mục của khách sạn Hoa Hồng nay xuống cấp nghiêm trọng, tường thấm dột, ẩm mốc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao. (Xem chi tiết)
Tổ hợp Mường Thanh ở Đà Nẵng xin giữ lại một phần xây dựng sai phép
Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên - chủ đầu tư dự án tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà nằm ở phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) vừa có đơn gửi cơ quan chức năng TP Đà Nẵng xin cho tồn tại các hạng mục vi phạm ở tầng 4, 41, 42.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa xem xét và chưa có quyết định. Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đang phối hợp với các đơn vị xem xét vấn đề này có phù hợp quy định không vì liên quan đến nhiều yếu tố. (Xem chi tiết)
Hà Nội nói về 'đất vàng cho thuê làm siêu thị, trường mầm non phải ở nhờ'
Cử tri quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) phản ánh khu đất của Công ty Điện máy ở 163 Đại La đang cho thuê làm siêu thị trong khi trường mầm non Đồng Tâm phải mượn tạm trên đất phường Trương Định.
Trên địa bàn phường Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) có 2 khu đất tại địa chỉ 418 Bạch Mai được Nhà nước giao cho Công ty Kỹ thuật Điện thông nhưng công ty không sử dụng để sản xuất và đang cho đơn vị khác thuê làm kho bãi.
Hay tại phường Vĩnh Tuy, địa điểm 14 Mạc Thị Bưởi trước được giao cho Công ty Thực phẩm Miền Bắc nhưng để rất lãng phí.
Cử tri đề nghị thành phố xem xét thu hồi các điểm đất này để dành đất xây dựng trường học tại khu vực trên, giải quyết tình trạng thiếu trường, lớp học trên địa bàn. (Xem chi tiết)
Tháp cao nhất Lào Cai tặng vàng 9999 khách vẫn 'ngó lơ'
Theo khảo sát của VietNamNet, các căn hộ thuộc dự án The Manor Eco đang được một môi giới rao bán trên các sàn bất động sản lớn với mức giá dao động khoảng 29-37 triệu đồng/m2.
Cụ thể, một căn shop khối đế thương mại diện tích hơn 155m2 có giá hơn 5,785 tỷ đồng. Hoặc một căn chung cư 78m2, có giá hơn 2,3 tỷ đồng.
Một môi giới cho biết, thời điểm này có chính sách mua nhà rất hấp dẫn: Chiết khấu trực tiếp 2,5% giá trị căn hộ trừ thẳng vào giá bán, tặng 1 chỉ vàng SJC 9999, hỗ trợ vay lên tới 80%, ân hạn trả nợ gốc trong thời gian hỗ trợ lãi suất, tặng 18 tháng phí dịch vụ quản lý vận hành. (Xem chi tiết)
Hà Nội 'khai tử’ hơn 150 dự án, loạt dự án ‘treo’ được gia hạn
Có 153 dự án được Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch, nhưng cũng có dự án được chuyển từ nhóm thu hồi sang gia hạn.
Có 110 dự án với tổng diện tích hơn 330ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng được UBND TP quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng (có 42 dự án được kéo dài thời gian gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19).
Trong danh sách này có dự án Nam Đàn Plaza của CTCP Địa ốc Dầu khí Viễn thông tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) được chuyển từ nhóm thu hồi sang gia hạn. (Xem chi tiết)
Theo Fichajes, đại diện của MUvừa quay trở lại liên hệ với Barcelona để thảo luận vấn đề chuyển nhượng tiền vệ Frenkie de Jong.
Kể từ khi rời Ajax đến MU, HLV Erik ten Hag luôn muốn đưa De Jong vào dự án ở sân Old Trafford.
Chiến lược gia người Hà Lan xem De Jong là nhân tố quan trọng để xây dựng thứ bóng đá tấn công mà bản thân ông luôn yêu thích.
Các thông tin từ Tây Ban Nha cho biết, Barca sẵn sàng đàm phán với MU trong trường hợp nhận được đề nghị có giá trị 90 triệu euro. Với con số này, CLB xứ Catalunya có thể đầu tư nhiều vị trí quan trọng.
Bên cạnh MU, HLV Thomas Tuchel cũng có tham vọng kéo De Jong về Bayern Munich để xây dựng đội ngũ riêng cho mình.
PSG muốn có Joao Felix
Paris Saint-Germainđã đạt thỏa thuận với Luis Enrique và chuẩn bị hoàn tất thương vụ Joao Felix để củng cố hàng công.
Trong thời gian qua, sở dĩ PSG chậm công bố HLV mới vì vướng mắc hợp đồng với Christophe Galtier, người vừa bị cảnh sát bắt giữ cùng con trai do liên quan phân biệt chủng tộc.
PSG hứa hẹn những thay đổi lớn với Luis Enrique, một trong số đó là Joao Felix - cầu thủ vừa rời Chelsea để trở lại Atletico.
Luis Enrique rất thích mẫu cầu thủ như Joao Felix. Cầu thủ người Bồ Đào Nha có khả năng hoạt động rộng, đáp ứng nhiều vai trò chiến thuật trên hàng công.
GĐTT Luis Campos hiện đang liên hệ với người đại diện Jorge Mendes để tìm kiếm các thỏa thuận chung về hợp đồng.
Newcastle theo đuổi Chiesa
Sau khi đạt thỏa thuận với AC Milan về Sandro Tonali, Newcastle có kế hoạch kéo ngôi sao Italy khác đến với bóng đá Anhlà Federico Chiesa.
Việc không thể tham dự Champions League khiến Juventus rất khó giữ Chiesa trong mùa giải tới.
Chiesa vừa trải qua mùa giải khó khăn vì những lần phẫu thuật. Tuy vậy, giá trị của anh vẫn còn nguyên vẹn và được nhiều CLB Anh theo đuổi.
Trước Newcastle, hai đội lớn MU và Liverpool cũng thể hiện sự quan tâm đến ngôi sao EURO 2020.
Newcastle đang có tham vọng xây dựng đội ngũ đủ sức đua tranh danh hiệu Premier League. Chiesa gia nhập sẽ giúp Eddie Howe có vũ khí quan trọng để tìm kiếm bàn thắng.
Xem ngay những tin chuyển nhượng mùa hè mới nhất tại đây!
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường.
Yêu cầu này cũng được áp dụng đối với tất cả các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố.
![]() |
Ngày đầu được đến trường của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc học sinh tiểu học chỉ học trực tiếp 1 buổi/ngày, nhà trường không tổ chức bán trú gây rất nhiều khó khăn, vất vả cho gia đình.
Theo đó, bố mẹ sáng đưa con đến trường, rồi đến cơ quan chưa được bao lâu lại đến giờ đi đón con về nhà, rồi lại lo ăn uống để chiều con tiếp tục học online.
Sau 8 tháng con ở nhà, có tin trường mở cửa trở lại, chị Nguyễn Dung (huyện Hoài Đức) như “mở cờ trong bụng”. Tuy nhiên, khi con trở lại trường, chị đứng trước bài toán khó nhằn khác là chuyện đưa đón.
Cơ quan cách trường con hơn 8 cây số, sáng sớm chị Dung phải dậy sớm đưa con đi học. Nhưng chưa hết, bởi lại phải tính buổi trưa phi xe máy về trường đón con.
“Quay đi quay lại, chỉ đưa với đón con đã hết nửa ngày. Việc đưa đón như thế này vất vả và mất quá nhiều thời gian. Nếu tình hình này kéo dài, tôi chưa biết phải xoay sở ra sao”, chị Dung lo lắng.
Câu chuyện của chị Dung có lẽ cũng tương tự hoàn cảnh của nhiều ông bố, bà mẹ khác.
Ảnh: Thanh Hùng |
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, việc trẻ em ăn nghỉ, nằm cùng phòng cũng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nếu phòng ăn, lớp học không thông thoáng.
Tuy nhiên, theo ông Phu, hiện nay, việc phòng dịch bệnh ở các nhà trường cũng đạt được mức cao. Ngoài ra, chúng ta cũng chuyển trạng thái sang thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả và có thể chấp nhận F0 chứ không phải tuyệt đối “zero F0” như trước.
Ngoài ra, theo ông Phu, trong giai đoạn này, nếu để trẻ ở nhà, trẻ vẫn hoàn toàn có thể bị nhiễm Covid-19 nếu không phòng bệnh tốt. Bởi hiện nay, việc lây nhiễm trong cộng đồng cũng rất nhiều, số lây trong gia đình cũng khá lớn. Do đó, cần cân đối rủi ro lây nhiễm khi ở trường, ở nhà và cả những bất tiện khi học sinh phải ở nhà nhiều, rồi phụ huynh bất tiện, khổ sở việc đi làm cả ngày nhưng buổi trưa phải về đón con.
“Như vậy, dù ở đâu đi chăng nữa, nếu việc phòng bệnh không tốt thì trẻ cũng đều có thể bị lây nhiễm. Xét về rủi ro của việc cho trẻ đến trường với rủi ro về thể chất, tinh thần khi trẻ ở nhà cùng sự bất cập, khó khăn cho phụ huynh khi đưa đón học sinh nếu học 1 buổi/ngày; tôi cho rằng không cần thiết phải cho trẻ chỉ học 1 buổi/ngày, bỏ bán trú, mà có thể cho trẻ ở bán trú song cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh”, ông Phu nói.
Ông Phu cho rằng, các nhà quản lý, phụ huynh cũng cần hiểu, nếu đã lây nhiễm thì trong 1 buổi đi học trong ngày đã có thể lây.
“Tất nhiên, thời gian học 1 buổi thì cơ hội lây nhiễm sẽ thấp hơn thời gian học cả ngày, nhưng khi về nhà cũng có thể bị lây chứ không như trước khi mà số ca nhiễm trong cộng đồng còn ít”, ông Phu nói.
Tuy nhiên, dù có tổ chức bán trú, các nhà trường vẫn phải đặt việc phòng bệnh lên trên hết. “Chỗ ăn, chỗ nghỉ cần được bố trí thông thoáng. Nếu trường nào có điều kiện, có thể giãn cách trong quá trình tổ chức học sinh ăn, lắp kính chắn, phân chia ca cho học sinh đi ăn,...”, ông Phu nói.
Lưu ý thêm khi các trường mở cửa trở lại, ông Phu cho rằng các nhà trường cần trang bị thêm các kiến thức về phòng dịch, hay đơn giản xác định chính xác như thế nào là F0, F1,... tránh việc chỉ có 1 F0 trong 1 lớp mà cho cả trường nghỉ học.
“Cần tránh những việc như thế. Nếu phát sinh các trường hợp nhiễm bệnh cần cố gắng sàng lọc, xử lý trong phạm vi hẹp nhất có thể. Cố gắng hạn chế việc các lớp học tiếp xúc với nhau để khi có dịch ở lớp nào thì khoanh vùng và xử lý dễ hơn là lây lan ra các lớp khác”, ông Phu nói.
Ngoài ra, ông Phu nhấn mạnh, các nhà trường vẫn cần giữ sự tập trung, không chủ quan, đảm bảo đầy đủ các quy định về 5K,...
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, việc các học sinh không ăn bán trú ở trường cũng là vấn đề mà Sở quan tâm vì hiện rất nhiều phụ huynh lo lắng.
Theo ông Cương, thời gian tới, Sở sẽ đề xuất lên UBND TP Hà Nội về vấn đề này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh từ lớp 1-6 học bán trú trở lại. Đặc biệt là các trường phải đảm bảo an toàn cho học sinh về phòng chống dịch Covid-19.
“Sở GD-ĐT Hà Nội cũng mong muốn thời gian này phụ huynh, học sinh đồng hành cùng nhà trường, nghiêm túc thực hiện 5K, cùng giám sát và tuân thủ nguyên tắc "một cung đường, hai điểm đến" để đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại”, ông Cương nói.
Thanh Hùng
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và thời tiết trở rét vào cuối tuần này, Hà Nội quyết định cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 6 không trở lại trường từ 21/2 như dự kiến.
" alt=""/>Phụ huynh phàn nàn khổ sở đưa đón, có nên cho học sinh ăn bán trú tại trường?