Tài xế giao đồ ăn làm việc hàng ngày bất kể nắng, mưa, thậm chí là siêu bão. Ảnh: GettyImages
Lu Zhiyin leo lên xe điện và chuẩn bị cho cuộc chiến phía trước. Là tài xế của dịch vụ giao đồ ăn Ele.me, anh phải chạy đua từng phút, len lỏi giữa những dòng xe ô tô và vượt mọi chướng ngại. Anh có bản đồ di động nhưng hầu như không dừng lại xem.
Phát hiện nhầm đường, Lu liếc nhanh qua gương chiếu hậu rồi quay ngược xe tiếp tục hành trình. Tài xế 29 tuổi sợ chậm trễ. Mỗi lần giao thành công, anh kiếm được 7 tệ nhưng nếu muộn, anh sẽ bị phạt và tối đa 50 tệ nếu khách hàng phàn nàn.
Ele.me và đối thủ Meituan Dianping làm mọi cách để chiều “bụng đói” của các khách hàng Trung Quốc. Giao đồ ăn không chỉ mang về hàng tỷ USD doanhthu mà còn quyết định vận may cho các mảng khác của công ty như thanh toán di động. Tuy nhiên, là những chiến binh ở tuyến đầu, Lu và hàng triệu tài xế khác gặp tai nạn như cơm bữa.
Thảm kịch xảy ra hồi tháng 8 khi cơn bão Lekima, lớn thứ 5 trong lịch sử, đổ bộ Thượng Hải. Dù nhà chức trách cảnh báo khẩn cấp, Ele.me và Meituan vẫn buộc nhân viên ra ngoài. Một tài xế Ele.me gặp nạn và không bao giờ trở về.
Chết khi giao đồ ăn không phải điều mới. Năm 1993, chuỗi Domino’s Pizza của Mỹ phải rút lại cam kết giao hàng trong 30 phút sau hàng loạt tai nạn và kiện tụng. Gần đây, Đài Loan báo cáo 3 trường hợp tử vong liên quan tới giao đồ ăn trong 5 ngày hồi tháng 10. Tại Hàn Quốc, theo trang tin địa phương Newstapa, các tai nạn tương tự xảy ra 568 lần trong 7 tháng đầu năm 2019, cao gấp đôi cả năm 2016.
Trên toàn cầu, sự tiện lợi của kinh tế số khiến những người đang phục vụ cho nó phải trả giá. Amazon.com đối mặt chỉ trích vì điều kiện làm việc khắc nghiệt tại nhà kho. Xe ôm công nghệ, giao hàng hứa hẹn sự linh hoạt hóa ra lại đồng nghĩa với mức lương thấp, giờ làm việc kéo dài, rủi ro cao.
Nhiều người tin rằng không nơi nào nguy hiểm hơn Trung Quốc. Chỉ riêng Ele.me và Meituan đã tuyển dụng ít nhất 5,7 triệu nhân viên giao hàng. Họ bị ném vào cuộc chiến khốc liệt, càng làm tăng nguy cơ.
Nhìn chung, đơn hàng trong bán kính 3km phải hoàn thành trong 30 phút, bao gồm cả thời gian nấu nướng. Nó khiến việc lái xe an toàn là gần như không thể, theo phỏng vấn hơn 12 tài xế đang làm cho hai doanh nghiệp. Dù mức phạt muộn giờ là khác nhau, mọi tài xế mà Nikkei trao đổi đều nó họ bị trừ lương. Trong một số trường hợp, muộn hai lần khiến họ bị giảm một nửa thu nhập.
Theo ngân hàng Bernstein, giao dịch giao đồ ăn tại Trung Quốc năm 2018 đạt giá trị 500 tỷ tệ (71 tỷ USD) và dự kiến tăng gấp 3 vào năm 2023. Gần 5 năm trước, thị trường này chưa tồn tại. Quan trọng hơn, giao đồ ăn là một phần trong cuộc chiến lớn hơn giữa Alibaba và Tencent. Hai công ty Internet hàng đầu đại lục đụng độ nhau mọi thứ, từ dịch vụ đến quảng cáo, đám mây. Do ai cũng phải ăn, thành công trong giao nhận đồ ăn sẽ giúp Alibaba và Tencent thu hút nhiều người dùng hơn.
Hiện tại, Meituan đang dẫn đầu thị trường với 52% thị phần trong nửa đầu năm 2019, theo Analysys. Meituan do Wang Xing sáng lập năm 2010 và là công ty Internet lớn thứ ba Trung Quốc tính theo giá trị vốn hóa, chỉ sau Alibaba và Tencent.
![]() |
Tài xế giao đồ ăn, những "chiến binh tuyến đầu" của Ele.me. Ảnh: Getty Images |
Song, không vì thế mà Alibaba để yên cho Meituan chiến thắng. Alibaba mua lại Ele.me tháng 4/2018. Tháng 11/2019, trước khi lên sàn chứng khoán Hồng Kông, gã khổng lồ cho biết sẽ mở rộng mảng giao đồ ăn. Sau khi về với Alibaba, Ele.me đã rót 3 tỷ tệ vào tiếp thị, trợ giá nhằm thu hút thêm người dùng.
Tuy nhiên, Alibaba không thể “đốt tiền” lâu. Giới quan sát nhận thấy hai đối thủ đang đổi chiến lược từ giá thấp sang dịch vụ tốt hơn. Điều đó khiến tài xế gặp khó hơn. Theo nghiên cứu của Big Data Research, tốc độ là yếu tố quan trọng thứ hai khi khách hàng lựa chọn dịch vụ giao đồ ăn sau chất lượng. Vì vậy, họ không chỉ bảo đảm giao hàng trong 30 phút mà còn đưa ra “chính sách bảo hiểm”.
Chẳng hạn, năm 2018, Ele.me cho phép khách hàng trả một số tiền nhỏ khi đặt hàng để được hoàn tiền 25% nếu đơn hàng giao muộn 15 phút và hoàn tiền 70% nếu chậm 30 phút. Meituan cũng đua theo đối thủ. Dù số tiền hoàn lại không trực tiếp trừ vào tiền công tài xế, nhiều người tin rằng các công ty này sẽ phạt họ.
" alt=""/>“Khiêu vũ với tử thần”: Hàng triệu tài xế giao đồ ăn mạo hiểm mạng sống vì miếng cơmGia đình hoàn hảo
Beckham trẻ hơn khá nhiều so với cái tuổi 40 của anh. Ngoại trừ bộ râu quai nón, ở Beckham là vẻ đẹp của sự lịch lãm và đầy trẻ trung. Anh là mẫu người đàn ông quý phái và thành đạt.
![]() |
Becks có một gia đình hoàn hảo |
Cố vấn kỹ thuật số Marten Kaevats của Estonia. Ảnh: Internet
Được công nhận rộng rãi là một trong những quốc gia đi đầu về chính phủ điện tử, Estonia đã xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin công cộng mang lại thuận tiện, bảo mật và trao đổi dữ liệu. Làm thế nào Estonia, đất nước mới chỉ độc lập năm 1991, làm được kỳ tích này? Cố vấn kỹ thuật số Marten Kaevats đã chia sẻ về hành trình tiến tới “chính phủ vô hình” của Estonia.
Chưa đầy 4 năm trước, Marten Kaevats không thể tưởng tượng ông sẽ làm việc trong khu vực công. Ngày nay, ông là Cố vấn kỹ thuật số quốc gia của Estonia. Theo ông, khu vực công thậm chí còn cởi mở với các ý tưởng mới hơn cả doanh nghiệp.
Là một chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI), Kaevat là nhân vật quan trọng của một trong các chính phủ hiện đại bậc nhất thế giới. Hướng đi rõ ràng của Estonia là trở thành “chính phủ vô hình”. Ông tin rằng mọi thứ mà công dân muốn từ chính phủ đều có nhận một cách tự động mà không cần phải đến văn phòng hay nộp đơn và Estonia sẽ làm được trong vòng 5 đến 8 năm.
Chẳng hạn, chỉ vài phút sau khi một đứa trẻ ra đời, cha mẹ sẽ nhận được email thông báo về phúc lợi của mình, đưa ra lựa chọn về trường mầm non. Email tự động tương tự sẽ gửi đến sau khi mỗi sự kiện quan trọng của mọi người như mất việc, nghỉ hưu, người thân qua đời. Thuật toán sẽ dùng tới mọi thông tin cần thiết để làm được điều này và các cơ quan sẽ tự động liên hệ với công dân để thông báo: “Tiền của anh đây”.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của Estonia là cấm cơ quan chức năng hỏi công dân dữ liệu mà nhà nước đã có. Tức là, họ phải lấy dữ liệu đó từ đồng nghiệp trong tổ chức chính phủ và nếu cần thiết phải xin phép công dân.
Sở dĩ có thể làm được điều này dựa trên hai hệ thống điện tử nòng cốt: chứng minh thư kỹ thuật số, thứ mọi người có thể dùng để ký hợp đồng, truy cập dịch vụ công, xem hồ sơ y tế, nộp thuế, bầu cử và X-road, bộ giao thức bảo mật – liên lạc cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng, an toàn giữa nhiều cơ sở dữ liệu và hệ thống kỹ thuật số.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Estonia không chỉ tiết kiệm chi phí quản lý, vận chuyển mà còn cung cấp khả năng bảo mật vô cùng cao.
Theo Kaevats, cơ chế phân tán mạnh hơn nhiều cơ chế tập trung. Hacker phải phá vỡ 300 máy chủ trong một phần nghìn giây để xâm nhập hệ thống. Estonia cũng cần bảo mật: năm 2007, nước này bị tấn công DDoS nhưng chỉ bị thiệt hại trên bề nổi và tin tặc không thể xâm nhập vào phần nhân hệ thống.
Nhận thức được nguy cơ từ tấn công mạng, Estonia phát triển “đại sứ quán dữ liệu” đầu tiên trên thế giới tại Luxembourg: là nơi lưu trữ dữ liệu đặt tại nước ngoài, được bảo vệ và miễn trừ dành cho đại sứ quán theo luật pháp quốc tế. Bản sao điện tử của hệ thống thông tin quan trọng – đáng chú ý là 10 cơ sở dữ liệu ưu tiên, bao gồm hệ thống thông tin ngân khố; danh sách dân cư, đất đai, kinh doanh, bảo hiểm; cơ sở dữ liệu định danh – đều được lưu trữ an toàn tại đây, đảm bảo mọi thứ được vận hành dù xảy ra bất kỳ chuyện gì.