Theo TheVerge, chiếc máy bay điều khiển không người lái mang tên The MKD được thiết kế để dọn dẹp bom mìn dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn và an toàn hơn. Chiếc máy bay có sáu cánh quạt và ba bộ phận riêng biệt. Bộ phận thứ nhất đảm nhiệm việc dò tìm địa điểm cần dọn mìn, trong khi bộ thận thứ hai có chức năng phát hiện mìn, đánh dấu chúng trên thiết bị GPS. Sau đó, chiếc máy bay trở về với người vận hành để thay thế bộ phận dò tìm bom mìn bằng một cánh tay robot. Cánh tay robot được dùng để đặt kíp nổ với kích cỡ bằng quả bóng tennis vào vị trí có bom mìn. Sau đó, chiếc máy bay được điều khiển về nơi an toàn, nhường chỗ cho những quả mìn phát nổ.
Các nhà thiết kế của MKD khẳng định rằng, phương thức này nhanh hơn kĩ thuật phá mìn thông thường đến 20 lần và rẻ hơn tận 200 lần. Đội các nhà khoa học, dưới sự điều hành của nhà thiết kế Massoud Hassani, trước đó đã từng chế tạo ra Mine Kafon – một thiết bị phá mìn vừa rẻ vừa chỉ dùng một lần có kiểu dáng của cây cỏ lăn và có khả năng lăn xung quanh sân bãi đồng thời phá mìn trên đường đi của nó. Nhờ vào kinh nghiệm, Hassani biết được sức phá hủy của các thiết bị này mang lại. Bởi lẽ, Hassani lớn lên ở phía bắc Kabul Afghanistan, một quốc gia đầy rẫy bom và mìn nằm ngầm dưới mặt đất, cụ thể khoảng 10 triệu quả tập trung trong một khu vực rộng 500 km vuông.
Những nhà phát minh của chiếc máy bay điều khiển mong muốn kêu gọi thêm 70.000 Euro cho những thử nghiệm xa hơn
Hassani đang tìm cách gây quỹ để tiếp tục nghiên cứu chiếc máy bay dò mìn trên trang Kickstarter và phát động chiến dịch ngay hôm nay với mục tiêu thu về 70.000 Euro. Số tiền sẽ được dùng để nâng cấp thiết kế của MKD, phát triển trụ sở chính, thử nghiệm máy bay trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau và đào tạo người điều khiển. Phần thưởng bao gồm bưu thiếp của những nơi được tài trợ. Đó là những địa điểm được tài trợ tiền để xóa sổ bom mìn, cũng như phát triển những model thu nhỏ của Mine Kafon.
Tuy nhiên, những nhà thiết kế của MKD cũng thừa nhận rằng việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa để thực hiện công việc nhạy cảm này cũng có những trở ngại riêng của nó. Thực tế là khá khó khăn để dò tìm những trái mìn được chôn sâu dưới lòng đất với chỉ một chiếc máy bay phải bay lơ lửng cách 4cm so với mặt đất. Thêm vào đó, bộ phận dò tìm GPS không phải lúc nào cũng đáng tin cậy khi nó chỉ chính xác trong bán kính 4m. Vì vậy, đội The MKD mong muốn cải thiện trở ngại này bằng việc ứng dụng mạng lưới dò tìm tam giác bên ngoài.
Dẫu cho những thử thách còn đó, nếu thiết bị drone MKD có thể khẳng định được những gì các nhà phát minh đã tuyên bố trước đó, chúng ta có thể thực sự thay đổi và cứu sống hàng ngàn mạng sống khác trên thế giới này.
" alt=""/>Ra mắt drone chuyên… dò tìm bom mìn
Trong khi đó, mẫu xe mang lại lợi nhuận hàng đầu cho đại lý Honda là Vision tăng giá khoảng 500 nghìn đồng, bán ra phổ biến hiện ở mức 32,4- 32,6 triệu đồng, riêng màu đen tăng lên 32,8 – 33 triệu đồng.
Xe ga cao cấp SH 2016 tăng giá khoảng 1 triệu đồng so với tuần trước, hiện bán ra 71,3 -71,7 triệu đồng với bản SH 125 (cao hơn đề xuất từ 4,3 - 4,7 triệu đồng), 84,3 - 84,8 triệu đồng với bản SH 150 (cao hơn đề xuất 3,3 - 3,8 triệu đồng).
Honda Lead 2016 cũng tăng giá với mức tăng khoảng 700 nghìn đồng, bản tiêu chuẩn đã bán cao hơn mức giá đề xuất 37,5 triệu đồng khoảng 200 -500 nghìn đồng, trong khi bản cao cấp bán ra từ 40 – 40,7 triệu đồng, cao hơn đề xuất từ 1,5 – 2,2 triệu đồng.
![]() |
Honda-vision |
Riêng Air Blade vẫn giữ giá thấp hơn từ 300 – 800 nghìn đồng so với giá đề xuất (38, 39 và 41 triệu đồng). Trong khi đó, PCX dù bán dưới giá đề xuất 2 triệu đồng nhưng việc niêm yết giá chủ yếu mang tính hình thức, doanh số bán xe rất thấp, nhiều đại lý Honda cả tháng không bán được xe nào.
Theo đại diện một đại lý Honda, mặt bằng giá xe ga tăng mạnh từ tuần trước tới nay là do nhu cầu mua xe tăng mạnh trước thời điểm tháng 7 âm lịch, mặc dù nguồn cung xe về đại lý tháng 7 này đã tăng khoảng 20% so với tháng 6.
Trạm thời tiết thông minh là một trong những giải pháp công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực dự báo, cảnh báo những tham số của môi trường, phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và phát triển nông nghiệp. Giải pháp do Tập đoàn VNPT phối hợp với hãng Công nghệ thời tiết Pessl Instruments (Cộng hòa Áo) và hãng Công nghệ Dự báo thời tiết toàn cầu Meteoblue (LB Thụy Sĩ) phát triển.
Trạm thời tiết thông minh có bán kính phục vụ tương đối rộng, khả năng giám sát tổng thể có thể quan trắc và cảm biến tự động 8 tham số cơ bản nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, mực nước, bức xạ, độ ẩm đất, tốc độ và hướng gió, độ ướt lá, nhiệt độ điểm sương….Bên cạnh trạm vật lý được lắp đặt ngoài trời, Trạm thời tiết thông minh còn bao gồm các giải pháp phân tích, dự đoán, cung cấp thông tin theo nhu cầu 15-30-60-120 phút/lần/24h. Kết quả dự báo thời tiết theo ngày, giờ, điểm mưa trong bán kính 55 km với độ chính xác cao theo quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn châu Âu (70% cho 6 ngày và 90% cho 24h).
Việc lắp đặt 2 trạm thời tiết thông minh tại xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) và xã Châu Hóa (huyện Tuyên Hóa) sẽ hỗ trợ tích cực cho tỉnh Quảng Bình trong công tác phòng chống bão lũ, giảm thiểu thiệt hại về người và của do thiên tai.
" alt=""/>VNPT trao tặng Quảng Bình 2 trạm thời tiết thông minh