Arya Sinulingga, thành viên PSSI, cho biết hậu vệ Nathan Tjoe-A-On vừa rời nơi tập trung của U23 Indonesia để trở lại Hà Lan.
Tjoe-A-On lên đường trở lại Hà Lan vào sáng 22/4, theo lệnh của CLB Heerenveen.
Giải U23 châu Á không nằm trong lịch FIFA, nên ban đầu Heerenveen từ chối để cầu thủ 22 tuổi này khoác áo U23 Indonesia.
Mặc dù Tjoe-A-On chỉ đóng vai dự bị, nhưng Heerenveen vẫn cần chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.
PSSI cố gắng tìm kiếm thỏa thuận chung với Heerenveen để được đến Qatar thi đấu.
Sau cùng, đội bóng Hà Lan cho phép Tjoe-A-On đến châu Á trong một tuần, khi kết thúc vòng bảng.
Tjoe-A-On thi đấu rất hay khi được HLV Shin Tae Yong xếp đá tiền vệ trung tâm trong sơ đồ 3-4-2-1, bên cạnh Ferdinan.
Dấu ấn của Tjoe-A-On góp phần giúp U23 Indonesia đánh bại U23 Australia, mới nhất là trận thắng tưng bừng U23 Jordan 4-1để lấy vé tứ kết.
Việc Tjoe-A-On sang Qatar trùng thời điểm giải Hà Lan tạm nghỉ nên Heerenveen không thi đấu.
Ông Arya Sinulingga tiết lộ, PSSI đang liên hệ với Heerenveen để thuyết phục đội bóng cho phép Tjoe-A-On đến Qatar một lần nữa.
Tuy vậy, khả năng Tjoe-A-On đá tứ kết U23 châu Á không cao. Trận đấu tiếp theo của thầy trò ông Shin Tae Yong cũng trùng thời điểm Heerenveen có trận đấu với PSV ở giải Hà Lan.
Tjoe-A-On là một trong những cầu thủ nhập tịch của Indonesia gần đây (đều gốc Hà Lan). Cầu thủ này đá chính cả 2 trận mà Tim Garuda thắng tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2026.
Xem Trực tiếp Thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/ |
"Hoạt động gia tăng của tàu ngầm Nga ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực là lời nhắc nhở rõ ràng về mối đe dọa đối với NATO từ Nga không chỉ giới hạn ở Ukraine và Đông Âu", Newsweek dẫn lời bà Emma Salisbury tại tổ chức nghiên cứu Council on Geostrategy có trụ sở tại Anh.
Cũng theo bà Salisbury, "mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa Mỹ và Iceland đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo có thể ứng phó với mối đe dọa này”.
Giới chức Mỹ và Iceland nhận định, chuyến thăm của ông Brown tới Keflavík cho thấy các hoạt động của Lầu Năm Góc ở vùng High North tại Bắc Cực đã có sự thay đổi vì xung đột ở Ukraine. Các máy bay P-8 Poseidon của Mỹ cũng đang hoạt động ở căn cứ Keflavík, và làm nhiệm vụ theo dõi tàu ngầm Nga.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, các tàu ngầm, một bộ phận quan trọng thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga, đã bị phát hiện di chuyển theo "những tuyến đường lạ", và xuất hiện gần bờ biển Mỹ.
Mỹ lâu nay coi Nga mà cụ thể là Hạm đội phương Bắc là "mối đe dọa cấp tính" ở Bắc Cực. Trên thực tế, Nga là nước duy nhất trong 8 quốc gia có lãnh thổ ở Bắc Cực, nhưng không phải là thành viên NATO. Hiện tại, Nga đang duy trì sự hiện diện quân sự lớn nhất trong khu vực. Các tàu của Hạm đội phương Bắc của Nga cũng đang thống trị vùng High North tại Bắc Cực.
Washington đã chỉ trích cái mà họ gọi là "yêu sách quá mức của Moscow ở Bắc Cực". Tuy nhiên, hồi tháng 9, Ngoại trưởng Sergey Lavrov nhấn mạnh Nga "sẵn sàng" bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực.