Theo dự đoán, lượng laptop Apple bán ra giảm tới 12,5% so với thời điểm một năm về trước, thị phần của hãng tại quê hương của mình hiện khoảng 7,6%.
Chiếm vị trí số 4 của Apple là Toshiba, nhà sản xuất Nhật Bản có khoảng 7,7% thị phần tại Mỹ nhờ và doanh số của chiếc netbook Mini NB205. Theo IDC, hiện Dell đang nắm giữ vị trí số một với 26,5%, thấp hơn một chút là HP, Acer đứng sau khi hãng có 12,6% thị phần, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
" alt=""/>Macbook tụt xuống vị trí thứ 5 tại MỹQuan trọng hơn, trong bối cảnh ngành giáo dục đang chuyển đổi số mạnh mẽ, thì cuộc thi MOSWC - Viettel đã góp phần thay đổi quan điểm đào tạo Tin học ứng dụng cho khối không chuyên Tin. Từ đó, thúc đẩy phong trào học tập Tin học quốc tế, đồng thời trang bị cho các em học sinh, sinh viên các kỹ năng số ngay từ trong trường học.
“Cuộc thi góp phần mang đến một sân chơi ý nghĩa, khơi dậy đam mê công nghệ cho những bạn trẻ Việt Nam, giúp các em ứng dụng công nghệ vào thực tế, hỗ trợ hiệu quả cho học tập và làm việc. Thông qua cuộc thi này, các em được tiếp cận với những chuẩn đánh giá tiên tiến nhất trên thế giới, hòa mình với dòng chảy công nghệ và thoả mãn khát khao chinh phục” - bà Bùi Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Thương hiệu và Truyền thông của Tập đoàn Viettel - đơn vị đồng hành cùng cuộc thi trong suốt 10 năm chia sẻ.
Cũng theo tiết lộ của Ban tổ chức, cuộc thi ngày càng có sức hút lớn với học sinh, sinh viên Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nhất ở Vòng loại quốc gia cuộc thi MOSWC - Viettel 2023 diễn ra trên cả 3 miền tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM vào sáng 2/4 vừa qua, với gần 2.200 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 240 đội tuyển của các tỉnh thành và các trường đại học, học viện, cao đẳng, phổ thông trên cả nước. Đây là số lượng thí sinh và đội tuyển tham dự nhiều nhất trong lịch sử vòng loại quốc gia của cuộc thi tại Việt Nam.
Hơn nữa, mùa giải năm nay đón nhận nhiều đội tuyển lần đầu tham dự đến từ các tỉnh thành xa xôi với điều kiện học tập Tin học còn hạn chế như Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Kạn, Đắk Lắk,… Điều này cho thấy sức lan tỏa của cuộc thi, cũng như ý nghĩa của MOSWC – Viettel trong việc góp phần thu hẹp khoảng cách kỹ năng số giữa học sinh khu vực nông thôn và thành thị - một trong những vấn đề quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục.
Cái bắt tay giữa các tổ chức hàng đầu hướng tới mục tiêu quốc gia
Việt Nam đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số để có thể “đi tắt đón đầu”, nắm bắt những cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Tại Việt Nam, chuyên gia cho rằng, bài toán chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế số và hội nhập đòi hỏi sự chung tay của các cấp ngành, đơn vị, tổ chức uy tín.
Đó cũng là lý do, cuộc thi MOSWC - Viettel mùa thứ 14 tiếp tục được đồng tổ chức bởi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam, cùng sự tham gia ủng hộ của các bộ ngành và sự đồng hành tài trợ của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel).
Là tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu Việt Nam nhờ chuyển đổi số, Viettel đã đồng hành cùng cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới từ những năm đầu khởi xướng tại Việt Nam. Trong lễ khai mạc mùa thi thứ 14 vừa qua, Phó Giám đốc Thương hiệu và Truyền thông của Tập đoàn Viettel - bà Bùi Ngọc Điệp chia sẻ, với tầm nhìn “Sáng tạo vì con người” và tư tưởng “công nghệ từ trái tim”, Viettel tự lãnh trách nhiệm sát cánh cùng các tổ chức, cá nhân tạo ra cơ hội phát triển công nghệ đột phá, chung sức vì một Việt Nam hùng cường. Bà Điệp cho biết, thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục là con đường giúp Viettel thực hiện khát vọng kiến tạo xã hội số, xóa nhòa khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, và cuộc thi MOSWC - Viettel là một trong những hoạt động ý nghĩa đó.
Cũng tại lễ khai mạc MOSWC - Viettel 2023, ông Nguyễn Thiên Tú - Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ và Tài năng trẻ của Trung ương Đoàn, đồng Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: “Chúng tôi tin rằng, với sự lan tỏa và hưởng ứng mạnh mẽ, cuộc thi tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu đề ra, hiện thực hóa việc nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam.”
Có thể thấy, trọng tâm phát triển nguồn nhân lực số đang nhận được sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu bằng những chương trình hành động hiệu quả, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thành công ở Việt Nam.
Doãn Phong
" alt=""/>Cuộc thi MOSWCẢnh: Fanpage Oxford University.
ĐH Chicago (Mỹ)
Tại ĐH Chicago, mùa xuân là thời điểm của sáng tạo và khám phá trí tuệ. Được biết đến với các chương trình học thuật nghiêm ngặt và tập trung vào tư duy phản biện, xuân đến tạo môi trường kích thích cho giảng viên và sinh viên thực hiện các dự định.
Ảnh: Fanpage Chicago Univerisity.
ĐH Stanford (Mỹ)
Tại ĐH Stanford, trồng trọt vào mùa xuân là thời điểm thú vị và bận rộn trong năm.
Các trang trại được xây dựng thúc đẩy nông nghiệp bền vững và phục vụ các hoạt động giáo dục môi trường. Xuân sang mang đến nhiệm vụ mới, tập trung vào việc trồng trọt và phát triển các sản phẩm hữu cơ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Ảnh: Fanpage Stanford University.
ĐH British Columbia (Canada)
Mùa xuân tại British Columbia là thời điểm để tận hưởng vẻ đẹp và tạo cảm hứng. Khuôn viên trường với những cây hoa anh đào tuyệt đẹp, nở rộ vào đầu mùa, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Ảnh: Fanpage British Columbia University.
ĐH Trinity, Cambridge (Anh)
"Khu vườn của những người bạn" tại ĐH Trinity, Cambridge vừa chính thức thông báo mở cửa lại cho các hoạt động ngoài trời cho sinh viên.
ĐH Harvard (Mỹ)
Hơi thở mùa xuân đã đến Harvard. Với khuôn viên đậm nét cổ điển và các chương trình học thuật nổi tiếng thế giới, Harvard mang đến trải nghiệm mùa xuân độc đáo và năng động.
ĐH Hertford (Anh)
Khung cảnh hoa nở rộ, bầu trời xanh trong được chụp vào ngày cuối tháng 3/2023 tại ĐH Hertford. Dấu hiệu của mùa xuân ở khắp mọi nơi!
Tử Huy
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper được tặng ngựa khi thăm Mông Cổ. (Ảnh: Reuters) |
Những chú chiến mã nhỏ là một phần không thể thiếu trong văn hóa Mông Cổ và là món quà phổ biến dành cho các quan chức và khách quý nước ngoài. Trong tháng 7, Tổng thống Mông Cổ Battulga Khaltmaa đã tặng cho Barron, con trai của Tổng thống Mỹ Donald Trump, một con ngựa giống như vậy, và nó được Nhà Trắng đặt tên là Chiến thắng.
Một số thành viên của các chính quyền Mỹ trước đây cũng từng được Mông Cổ tặng ngựa. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nhận được một con trong chuyến đi năm 2014 tới Mông Cổ, đặt tên là Shamrock. Donald Rumsfeld cũng vậy, với tên con ngựa là Montana. Cựu phó Tổng thống Joe Biden được tặng ngựa năm 2011, đặt tên là Celtic, theo NBC News.
Reuters đưa tin, vị tân Bộ trưởng Mỹ tới Mông Cổ hôm 7/8 và thảo luận về các cơ hội đưa hai nước xích lại gần nhau hơn, trong bối cảnh Mông Cổ cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào nước láng giềng Trung Quốc.
"Đó là đặc ân của tôi khi có mặt tại đây, ở cùng các bạn và có cơ hội tìm kiếm các cách thức khác nhau để chúng ta có thể tăng cường quan hệ song phương", ông Esper bày tỏ.
Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Esper trên cương vị mới, cũng là chuyến đi đầu tiên của một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới quốc gia châu Á nằm giữa Nga và Trung Quốc này kể từ sau chuyến thăm của ông Hagel năm 2014.
Mông Cổ hợp tác với Mỹ trong một số sứ mệnh ở Afghanistan và Iraq, đồng thời có quan hệ thân thiết với Triều Tiên. Đây là những điểm mà Mỹ có thể coi là một lợi thế ngoại giao.
Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với hãng tin Reuters rằng, tuy không có nghị trình cụ thể cho chuyến công du của Bộ trưởng Esper nhưng đây có thể là cơ hội tốt để tăng cường các mối quan hệ, đặc biệt là cơ hội huấn luyện quân sự nhờ khí hậu lạnh của Mông Cổ.
Báo Business Insider cho biết đã liên lạc với Lầu Năm Góc để hỏi thêm thông tin về chuyến công du của Bộ trưởng Esper nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Thanh Hảo