Sau thay máu, bệnh nhi tiếp tục được chiếu đèn chữa vàng da
Do bilirubin trong máu quá cao, gan không đào thải kịp có thể gây nhiễm độc thần kinh dẫn tới hôn mê, vì vậy các bác sĩ quyết định thay máu toàn phần cấp cứu cho bệnh nhi kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tích cực.
Quá trình thay máu kéo dài 4 giờ với 240 ml hồng cầu và 240 ml huyết tương. Trong giai đoạn thay máu, bệnh nhi được thở oxy, nuôi dưỡng hoàn toàn theo đường tĩnh mạch.
Sau thay máu, kết quả xét nghiệm lại cho thấy chỉ số bilirubin toàn phần đã giảm xuống còn 267 μmol/L. Bệnh nhi vừa được nuôi dưỡng đường tĩnh mạch vừa ăn qua ống sonde dạ dày.
2 ngày sau, bệnh nhi bắt đầu tự thở, tình trạng vàng da giảm. Đến ngày thứ 3, trẻ đã hồng hào trở lại, nhịp tim, phổi ổn định, sau đó tiếp tục chuyển về phòng ghép mẹ để chăm sóc.
BS Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Khoa Sơ Sinh cho biết, vàng da ở trẻ sơ sinh (vàng da sinh lý) là tình trạng khá phổ biến, thường xuất hiện 24 giờ sau sinh và thường tự hết sau 1 tuần (đối với trẻ đủ tháng) hoặc xấp xỉ 2 tuần đối với trẻ sinh non dưới 36 tuần.
Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường như: Vàng da đậm xuất hiện sớm; không hết vàng da sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân và cả mắt; vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, li bì, khóc nhiều…; xét nghiệm bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường thì đó là biểu hiện của vàng da bệnh lý.
BS Lệ khám lại cho bệnh nhi trước khi xuất viện
Khi đó, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa để điều trị kịp thời bằng các phương pháp như chiếu đèn (với tình trạng nhẹ) và thay máu (vàng da bệnh lý thể nặng).
Nếu không điều trị kịp thời, chất bilirubin thấm nhiều vào não gây nhiễm độc thần kinh, hôn mê, co giật hay còn gọi hội chứng vàng da nhân não, trẻ sẽ có nguy cơ để lại các biến chứng thần kinh nặng nề như bại não, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tử vong.
Ở giai đoạn vàng da nhân não, việc điều trị rất khó khăn và ít hiệu quả, các sĩ sẽ phải thay truyền máu liên tục để đẩy lượng bilirubin ra ngoài.
Với trường hợp bệnh nhi nói trên, BS Lệ cho biết, bé mắc vàng da do thiếu men G6PD. Đây là một chất xúc tác quan trọng cho các phản ứng chuyển hóa trong tế bào và đặc biệt quan trọng đối với hồng cầu.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh thiếu men G6PD vì vậy ngay sau sinh, trẻ nên sớm được thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu gót chân để phát hiện các bệnh di truyền bẩm sinh.
BS Lệ lưu ý, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh đặc biệt nguy hiểm, diễn biến nhanh. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi màu da con dưới ánh sáng tự nhiên, không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ khó phát hiện.
Kế đó quan sát từ trên xuống dưới theo thứ tự trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Đầu tiên dùng ngón tay trỏ, ấn nhẹ lên lớp da trán để mạch máu giãn ra, giữ vài giây rồi bỏ ra và quan sát.
Nếu trẻ chỉ vàng từ trán đến ngực thì không cần đưa đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà. Nếu trẻ vàng da đến bụng, đùi, cẳng chân thì bắt buộc phải đưa đến các bệnh viện nhi hoặc chuyên khoa nhi để kiểm tra.
Thúy Hạnh
- Nhìn cô con gái nhỏ xíu, chưa đầy 1 tuổi nằm thoi thóp thở, bà mẹ không cầm được nước mắt, quyết định hiến một phần gan để cứu con.
" alt=""/>Bé 4 ngày tuổi ở Bắc Giang nguy kịch, phải thay toàn bộ máuEm là chị gái cả trong gia đình 3 chị em. Bố mẹ em là nông dân ở một huyện nghèo của tỉnh Ninh Bình. Kinh tế nhà em vô cùng khó khăn nên em chỉ được học hết lớp 12 rồi đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp bố mẹ.
Năm 2010, em được bà cô họ đưa lên Hà Nội để học nghề may. Đến khi đã học nghề thành thạo, em mở một tiệm may nho nhỏ ở Thanh Trì, Hà Nội.
Tại đây, em đã quen và yêu con trai của chủ nhà - nơi em đang thuê làm nghề. Đó là tình yêu đầu tiên của em nên rất trong sáng chứ không hề có ý nghĩ lợi dụng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau khi yêu được 7 tháng, em phát hiện mình có thai. Lúc phát hiện, cái thai đã 1,5 tháng, em báo với anh nhưng anh tỉnh bơ đưa cho em 500 nghìn và bảo em tự đi giải quyết. Anh còn trẻ, chưa muốn lập gia đình.
Em nhìn tờ 500 mà nước mắt chảy không ngừng. Em gào lên trong đau khổ và hoảng sợ nhưng sau đó, vì không còn cách nào khác em đã đồng ý đến viện.
Khi đến bệnh viện phụ sản em lại bắt gặp rất nhiều những người phụ nữ khát con. Thậm chí, một người phụ nữ khi biết em có ý định phá thai còn chảy nước mắt khuyên em đừng làm thế. Bởi, chị ấy cũng từng một thời dại dột, phá thai nhiều nên giờ chữa trị mãi mà không thể sinh con...
Em nghe những câu chuyện, những sự thèm khát của các chị ấy mà giật mình. Vì thế, em không dám phá thai nữa.
Về nhà, em quyết định tìm gặp gia đình anh để nói chuyện về cái thai. May sao, bố mẹ anh là những người sợ tai tiếng nên đã nhanh chóng tổ chức đám cưới cho chúng em.
Thế nhưng, kể từ sau khi đám cưới diễn ra, anh giống như một con ngựa bất kham. Anh đi chơi, đi nhậu, đi tụ tập bạn bè suốt ngày suốt đêm. Em nói anh không được, bố mẹ anh nói cũng không được. Cuối cùng, họ cho chúng em ở riêng rồi mặc kệ, không quan tâm đến chuyện của vợ chồng em nữa.
2 tháng sau khi ở riêng, em phát hiện anh ngoại tình. Đó là cô gái làm nghề cắt tóc ở gần hiệu may của em.
Hôm nhìn thấy cô ta ôm eo anh lượn qua tiệm may, em đã không giữ được bình tĩnh mà phi xe đuổi theo. Thế nhưng, khi đuổi kịp được thì cả anh và cô ta đều chối. Ai cũng bảo, họ chỉ là bạn bè nên xin em đừng nghĩ ngợi mà ảnh hưởng đến cái thai. Tối về, anh lại hứa hẹn và cầu xin em bỏ qua. Vì thế, em đành nghĩ đến con mà không truy xét anh nữa.
Từ đó, anh ngoan ngoãn, không nhậu nhẹt nhiều, cũng không đi chơi đêm như trước nữa. Anh chăm chỉ với công việc xây dựng của mình.
Thế nhưng, sự ngoan ngoãn của anh cũng chỉ tồn tại được hơn 1 tháng. Sau đó, tình cờ lục điện thoại và vào facebook của anh (em ít khi làm việc này vì tôn trọng quyền riêng tư của chồng), em mới phát hiện ra cả nghìn tin nhắn xưng vợ vợ - chồng chồng của anh với một cô bé kế toán cùng công ty. Trong đó, rất nhiều những tin nhắn khiếm nhã mà chỉ đọc qua em cũng hiểu được rằng, họ đã đi nhà nghỉ với nhau nhiều lần.
Em như phát điên phát rồ. Em gọi điện cho hai người em họ rồi mang theo kéo và dây lưng đến tận phòng trọ của cô bé kế toán kia để xử lý. Thế nhưng, đến nơi, thấy cô ấy quỳ lậy van xin vì không biết anh đã có vợ nên em cũng chỉ nương tay mà tát cô ta 2 cái rồi yêu cầu cô ấy tránh xa chồng em ra. Sau đó, em yêu cầu chồng em phải nghỉ việc ở công ty rồi tìm một chỗ làm mới.
![]() |
Sau khi nghỉ việc ở công ty, anh cũng đôn đáo tìm việc ở nơi khác nhưng không được. Vì thế, anh trở nên cục cằn, ngày nào anh cũng nhậu rồi lại đánh chửi em. Em sợ anh đánh sẽ ảnh hưởng đến con nên đành phải đồng ý cho anh theo nhóm bạn nhận công trình xây dựng dân dụng ở tận Lạng Sơn.
1 tháng làm ở Lạng Sơn, anh không bao giờ chủ động điện thoại nhắn tin hỏi han em dù em đang bầu bí ở những tháng cuối của thai kỳ.
Thế rồi, đùng một cái, em nhận được tin nhắn của bà chủ công trình nơi anh đang xây dựng. Trong tin nhắn, bà ấy khuyên em tự lo cho mình và đứa trẻ, vì anh sẽ ở lại với bà ấy chứ không về Hà Nội nữa.
Em đọc mà sôi máu. Em điện thoại liên tiếp cho anh nhưng chỉ toàn là bà ấy nghe.
Hôm sau, em lại vác cái bụng lùm lùm lên Lạng Sơn để đánh ghen, nhưng khác với hai lần trước, bà ấy dữ tợn và có một đội ngũ xăm trổ bảo vệ nên em không thể làm được gì. Đã vậy em còn bị ghen ngược, bị chửi bới té tát.
Vì thế, bây giờ, em cảm thấy rất buồn bực và chán nản, em chỉ muốn bỏ chồng, nhưng khi nghĩ đến đứa con trong bụng sắp trào đời em lại không đủ dũng cảm. Mong mọi nười hãy cho em lời khuyên.
Huong@...
" alt=""/>Cưới 5 tháng, 3 lần vác bụng bầu đi đánh ghenTheo báo cáo, tính đến ngày 26/9, có hơn 17.000 người cao tuổi được khám sức khỏe theo mô hình mới, bước đầu nhận diện mô hình sức khỏe của người cao tuổi trên địa bàn.
Kết quả cho thấy bệnh lý đứng đầu ở người cao tuổi TP.HCM là tăng huyết áp (chiếm tỷ lệ hơn 51%), kế đến là đái tháo đường (14,6%), hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngoài ra, còn có ung thư và dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm.
Sở Y tế TP cho hay qua thăm khám đã phát hiện mới nhiều trường hợp bị tăng huyết áp hoặc nghi ngờ bị bệnh hô hấp mạn tính, dấu hiệu ung thư. Đây cũng là lần đầu tiên TP.HCM có số liệu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Theo đó, chương trình đã ghi nhận hơn 16% người cao tuổi có dấu hiệu tiền suy yếu; 0,45% người có dấu hiệu suy yếu; 28,8% người có nguy cơ té ngã; 1,6% người phụ thuộc vào các hoạt động sống cơ bản hằng ngày; 6,54% người phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày...
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trước đây, các quận huyện khám sức khỏe cho người cao tuổi chưa có sự đồng nhất. Lần này, ngành y tế đã vận hành thử hệ thống mới, theo một quy trình thống nhất. Từ đó, TP.HCM sẽ triển khai khám đồng loạt cho tất cả người cao tuổi để đưa vào quản lý và chăm sóc điều trị.
Đồng thời, thành phố tiếp tục mở rộng mô hình thí điểm gói can thiệp thiết yếu về bệnh không lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho 310 trạm y tế trên địa bàn để đạt hiệu quả cao nhất.