PGS.TS Lê Thành Bắc – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng, cho hay, năm 2023, ĐH Đà Nẵng đã ký kết hợp tác toàn diện với 3 đại học là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội;
Bên cạnh đó, 4/6 trường thành viên đã kiểm định chất lượng đào tạo chu kỳ 2, 1 trường chu kỳ 1, 1 trường được xếp hạng 4 sao bởi hệ thống đối sánh đại học UPM. Năm 2023 cũng đặc biệt ghi dấu ấn với nhiều thành tích trong phong trào học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Ông Bắc cho biết, năm 2024, là năm đánh dấu chặng đường 30 năm hình thành, xây dựng và phát triển của ĐH Đà Nẵng.
“ĐH Đà Nẵng đang triển khai các định hướng chiến lược, tập trung thực hiện đề án phát triển thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng… Mục tiêu quan trọng hướng đến là tạo ra một môi trường tốt để sinh viên học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng và phát triển toàn diện bản thân; cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội”, lãnh đạo ĐH Đà Nẵng thông tin.
PGS.TS Lê Thành Bắc cũng nhắn nhủ tới các tân sinh viên đã nỗ lực vượt qua các kỳ thi để trở thành sinh viên của trường.
“Năm học mới đã qua gần nửa chặng đường, bên cạnh niềm vui của sự khởi đầu, chắc hẳn ít nhiều các em vẫn còn những ưu lo về cuộc sống sinh viên. Các em an tâm là sẽ không lẻ loi trên hành trình ý nghĩa này bởi bên cạnh là gia đình, nhà trường, thầy cô và cộng đồng xã hội. Điều quan trọng nhất vẫn là ý chí quyết tâm của chính mình. Hãy bắt đầu từ những điều rất giản đơn trong cuộc sống hàng ngày, là sự chăm chỉ học tập, yêu thương những người xung quanh, lắng nghe và hãy sống hết mình với những niềm đam mê chính đáng của tuổi trẻ”, PGS.TS Lê Thành Bắc chia sẻ.
Tại buổi lễ, ĐH Đà Nẵng đã vinh danh 9 sinh viên thủ khoa các trường ĐH thành viên, các đơn vị đào tạo trực thuộc, tuyên dương 3 sinh viên tuyển thẳng; khen thưởng 32 sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện năm học 2022-2023.
Trước đó, vào ngày 20/9, Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Huế cùng các đơn vị liên ngành kiểm tra cơ sở Trường Mầm non Hương Sen.
Tại thời điểm kiểm tra, trường có 120 em, 26 giáo viên, 3 cấp dưỡng, 2 thành viên Ban giám hiệu, 1 y tế và 1 kế toán.
Đoàn kiểm tra liên ngành kết luận Trường Mầm non Hương Sen không chấp hành quy định về an toàn PCCC, cơ sở hoạt động sai mục đích, xây dựng vượt quy mô được cấp phép.
Ngày 25/9, trường mầm non này bị đình chỉ hoạt động để khắc phục vi phạm và bổ sung các điều kiện về an toàn PCCC theo quy định pháp luật.
Được biết, sau khi bị đình chỉ hoạt động, nhà trường đã mượn tạm trụ sở thuộc UBND phường Thuận Hòa (số 248 Lê Duẩn, TP Huế) để làm nơi dạy trẻ tạm thời.
Trụ sở này vốn là dãy nhà hành chính của phường Phú Thuận cũ. Sau khi sáp nhập phường, cơ sở này trở thành trụ sở của Hội Nông dân TP Huế và là nơi làm việc của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể phường Thuận Hòa.
Bà Phạm Thị Cúc, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Sen, cho biết trước đây trường nhận dạy khoảng 200 cháu nhưng do bị đình chỉ nên số trẻ chỉ còn 1/2.
Theo bà Cúc, việc dạy học ở trụ sở UBND phường chỉ là giải pháp tạm thời, nhà trường đang cố gắng khắc phục vi phạm để cơ sở được phép hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
Trao đổi với PV, ông Trương Đình Hạnh - Phó Chủ tịch UBND TP Huế, cho biết sau khi Trường Mầm non Hương Sen bị đình chỉ hoạt động, lãnh đạo TP Huế đã yêu cầu phường Thuận Hòa phối hợp với nhà trường sắp xếp nơi dạy học tạm cho thời cho trẻ mầm non.
“Nếu trường không bố trí được, phụ huynh phải tự giữ con em mình. Trụ sở thuộc phường Thuận Hòa có phòng ốc tốt nhưng nhà vệ sinh không phù hợp với trẻ mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm khó đảm bảo, do đó phường chỉ bố trí tạm thời để giải quyết tình huống trước mắt”, ông Hạnh cho biết.
" alt=""/>Trường bị đình chỉ vì vi phạm PCCC, hơn 100 học sinh phải tá túc ở trụ sở phườngHiện nay, một số ngành đào tạo phục vụ trực tiếp hoặc gần với lĩnh vực chip bán dẫn gồm: Hóa học, Vật lý, Vật liệu – cung cấp nhân lực về nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn. Với nhân lực về thiết kế và sản xuất vi mạch, các ngành phù hợp nhất là Kỹ thuật điện tử, Điện tử viễn thông. Những ngành gần gồm: Kỹ thuật điện, Điều khiển và Tự động hóa, Cơ điện tử.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đối với các ngành phù hợp như Điện tử viễn thông, Vi điện tử, số lượng tuyển mới khoảng 6.000 mỗi năm, tốt nghiệp khoảng 5.000 mỗi năm. Với những ngành gần như Cơ điện tử, Tự động hóa, Kỹ thuật máy tính tuyển mới khoảng 15.000 mỗi năm, tốt nghiệp khoảng 13.000 mỗi năm.
“Như vậy, nếu 30% sinh viên các ngành phù hợp và 10% các ngành gần theo học các chuyên ngành vi mạch bán dẫn, số lượng 3.000 người tốt nghiệp mỗi năm là khả thi”, bà Thủy nói.
Bà Thúy cũng khẳng định trong những năm qua, Việt Nam đã có chính sách khuyến khích các trường phát triển các ngành đào tạo STEM, trong đó tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin - truyền thông, AI, Bigdata…
Trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Ba lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là Máy tính và Công nghệ thông tin (17,1%), Công nghệ kỹ thuật (10,6%).
“Như vậy, thí sinh giỏi bắt đầu có sự định hướng và tìm đến với lĩnh vực này ngày càng nhiều hơn. Đây là một tín hiệu rất tốt. Bên cạnh đó, các trường kỹ thuật công nghệ hàng đầu hiện cũng sẵn sàng về năng lực đào tạo nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, vi mạch”, bà Thúy nói.
Bài toán thu hút đầu vào
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn, vi mạch vẫn chỉ ở dạng tiềm năng. Vì thế, thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên giỏi theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp hàng đầu như Mỹ.
Trước thực tế này, Bộ GD-ĐT đề xuất 3 nhóm chính sách.
Thứ nhất,để thu hút, khuyến khích người học cần phải có những chính sách hỗ trợ như học bổng, tín dụng ưu đãi, miễn giảm học phí…
Thứ hailà hỗ trợ và đầu tư đột phá để tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu, trước hết là năng lực của đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thí nghiệm và công cụ phần mềm thực hành, phòng thí nghiệm và mô phỏng.
Thứ ba là khuyến khích, thúc đẩy hợp tác giữa đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bà Thủy cho biết, Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng 2 đề án quan trọng trình Thủ tướng vào cuối năm nay, bao gồm đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công nghệ cao, trong đó đề xuất những phương án phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực STEM và công nghệ cao nói chung (bao gồm cả lĩnh vực điện tử bán dẫn và vi mạch).
Ngoài ra, đề án xây dựng một số trung tâm nghiên cứu và đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0, trong đó sẽ đề xuất những cơ chế, chính sách, dự án đầu tư để có thể hình thành các nhóm nghiên cứu về công nghệ cao gắn với đào tạo sau đại học.