Ban đầu, chồng tôi khăng khăng không chịu ra ngoài. Bố mẹ chồng càng không chấp nhận. Nhưng tôi kiên quyết vì bản thân đã chán cảnh sống chung với nhà chồng. Tôi cho chồng chọn lựa, một là anh ở lại nhà với bố mẹ, từ bỏ vợ con, hai là ra ở riêng.
Sau nhiều tháng suy nghĩ, chồng cũng chọn đi theo vợ. Ngày dọn ra ngoài, tôi vào chào hỏi mà bố mẹ chồng không hề nói nửa lời. Cả nhà xem tôi như tội đồ nhưng tôi cảm thấy thoải mái khi nghĩ đến tự do. Từ nay, tôi sẽ không còn bị soi mói, không phải nhìn trước ngó sau, đi thưa về gửi.
Những ngày tháng đó, dù có vất vả vay mượn, chạy ăn từng bữa, xoay đủ tiền trả nợ ngân hàng hàng tháng, tôi cũng cắn răng chịu đựng. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vay mượn bạn bè, người thân, ngân hàng để mua một căn hộ chung cư nhỏ hơn 60m2. Tôi hiểu nếu mình không cố gắng thì chồng cũng sẽ ỷ lại, cả đời không phấn đấu vì gia đình.
Nhưng điều tôi không ngờ đến là, sau nửa năm, em chồng đùng đùng nói muốn lên ở cùng anh chị. Lý do là cô em chồng mới xin được việc ở gần đó, muốn ở nhờ nhà anh chị để đi lại cho tiện. Cái chữ “ở nhờ” ấy nghe thôi đã khiến tôi rùng mình.
Tôi không có lý do để từ chối dù thực sự cám cảnh chuyện phải sống chung với bất cứ người nào trong gia đình chồng. Lúc em chồng bước vào nhà, tôi đã đưa ra một số “quy tắc sống chung”. Tôi không muốn cuộc sống gia đình phải xáo trộn. Em chồng đồng ý nhưng cái gật đầu ấy chính là khởi nguồn những ngày tháng kinh hoàng tiếp theo của tôi.
Từ khi ở nhờ nhà tôi, em chồng không bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Quần áo, giày dép, cô ấy vứt bừa ra nhà, quần áo bẩn không chịu giặt, bát đũa chưa từng rửa, cũng không bao giờ nấu một bữa cơm. Ngày ngày em chồng đi làm, tối đúng giờ ăn cơm mới về.
Điều tôi không ngờ tới là quần áo của chị dâu, em chồng cũng mang ra mặc thử, thậm chí mượn không lý do. Đồ trang điểm tôi bày ra bàn, em chồng dùng tự nhiên, không cần xin phép. Cơm chưa từng nấu nhưng bữa nào em chồng cũng chê bai không hợp khẩu vị.
Sáng sáng, tôi dậy sớm lo đồ ăn sáng cho chồng con, em chồng dậy ăn không chút suy nghĩ, cũng chưa từng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn hay mua về. Em coi việc chị dâu phục vụ mình là lẽ đương nhiên.
Từ ngày ở nhà anh chị, em chồng chưa từng góp một đồng tiền ăn, cũng chưa từng mua đồ ăn mang về. Em chồng mặc nhiên coi nhà anh chị là nhà mình. Ăn cơm xong, hai anh em mỗi người một ghế sofa nằm xem tivi, còn chị dâu thì đi dọn đẹp. Nhìn cảnh tượng ấy tôi thực sự tức nghẹn cổ.
Có lúc vợ chồng mâu thuẫn, tôi mắng chồng vài câu, em chồng lập tức ra mặt bênh anh trai. Thậm chí cô ấy còn nói chị dâu quá quắt, làm vợ mà không biết điều, dùng mọi lời lẽ để phê phán người chị dâu ngày ngày kiếm tiền vất vả, lo cơm nước dọn dẹp trong nhà. Nghĩ đến đoạn đó, tôi uất ức không tả nổi. Tưởng ra ngoài ở riêng có thể thoát cảnh sống chung nhà chồng nhưng xem ra bây giờ còn mệt mỏi hơn nhiều.
Có lúc tôi chỉ muốn vùng lên, muốn quát tháo để đuổi em chồng ra khỏi nhà mình. Nhịn rồi nhịn… lại thêm khoản nợ khổng lồ, con cái quấy khóc khiến tôi stress muốn trầm cảm. Tôi thực sự không biết mình còn có thể cho cô em chồng này ở nhờ đến khi nào nữa.
Độc giảKiều Nga
Ban đầu, chồng tôi khăng khăng không chịu ra ngoài. Bố mẹ chồng càng không chấp nhận. Nhưng tôi kiên quyết vì bản thân đã chán cảnh sống chung với nhà chồng. Tôi cho chồng chọn lựa, một là anh ở lại nhà với bố mẹ, từ bỏ vợ con, hai là ra ở riêng.
Sau nhiều tháng suy nghĩ, chồng cũng chọn đi theo vợ. Ngày dọn ra ngoài, tôi vào chào hỏi mà bố mẹ chồng không hề nói nửa lời. Cả nhà xem tôi như tội đồ nhưng tôi cảm thấy thoải mái khi nghĩ đến tự do. Từ nay, tôi sẽ không còn bị soi mói, không phải nhìn trước ngó sau, đi thưa về gửi.
Những ngày tháng đó, dù có vất vả vay mượn, chạy ăn từng bữa, xoay đủ tiền trả nợ ngân hàng hàng tháng, tôi cũng cắn răng chịu đựng. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vay mượn bạn bè, người thân, ngân hàng để mua một căn hộ chung cư nhỏ hơn 60m2. Tôi hiểu nếu mình không cố gắng thì chồng cũng sẽ ỷ lại, cả đời không phấn đấu vì gia đình.
Nhưng điều tôi không ngờ đến là, sau nửa năm, em chồng đùng đùng nói muốn lên ở cùng anh chị. Lý do là cô em chồng mới xin được việc ở gần đó, muốn ở nhờ nhà anh chị để đi lại cho tiện. Cái chữ “ở nhờ” ấy nghe thôi đã khiến tôi rùng mình.
Tôi không có lý do để từ chối dù thực sự cám cảnh chuyện phải sống chung với bất cứ người nào trong gia đình chồng. Lúc em chồng bước vào nhà, tôi đã đưa ra một số “quy tắc sống chung”. Tôi không muốn cuộc sống gia đình phải xáo trộn. Em chồng đồng ý nhưng cái gật đầu ấy chính là khởi nguồn những ngày tháng kinh hoàng tiếp theo của tôi.
Từ khi ở nhờ nhà tôi, em chồng không bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Quần áo, giày dép, cô ấy vứt bừa ra nhà, quần áo bẩn không chịu giặt, bát đũa chưa từng rửa, cũng không bao giờ nấu một bữa cơm. Ngày ngày em chồng đi làm, tối đúng giờ ăn cơm mới về.
Điều tôi không ngờ tới là quần áo của chị dâu, em chồng cũng mang ra mặc thử, thậm chí mượn không lý do. Đồ trang điểm tôi bày ra bàn, em chồng dùng tự nhiên, không cần xin phép. Cơm chưa từng nấu nhưng bữa nào em chồng cũng chê bai không hợp khẩu vị.
Sáng sáng, tôi dậy sớm lo đồ ăn sáng cho chồng con, em chồng dậy ăn không chút suy nghĩ, cũng chưa từng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn hay mua về. Em coi việc chị dâu phục vụ mình là lẽ đương nhiên.
Từ ngày ở nhà anh chị, em chồng chưa từng góp một đồng tiền ăn, cũng chưa từng mua đồ ăn mang về. Em chồng mặc nhiên coi nhà anh chị là nhà mình. Ăn cơm xong, hai anh em mỗi người một ghế sofa nằm xem tivi, còn chị dâu thì đi dọn đẹp. Nhìn cảnh tượng ấy tôi thực sự tức nghẹn cổ.
Có lúc vợ chồng mâu thuẫn, tôi mắng chồng vài câu, em chồng lập tức ra mặt bênh anh trai. Thậm chí cô ấy còn nói chị dâu quá quắt, làm vợ mà không biết điều, dùng mọi lời lẽ để phê phán người chị dâu ngày ngày kiếm tiền vất vả, lo cơm nước dọn dẹp trong nhà. Nghĩ đến đoạn đó, tôi uất ức không tả nổi. Tưởng ra ngoài ở riêng có thể thoát cảnh sống chung nhà chồng nhưng xem ra bây giờ còn mệt mỏi hơn nhiều.
Có lúc tôi chỉ muốn vùng lên, muốn quát tháo để đuổi em chồng ra khỏi nhà mình. Nhịn rồi nhịn… lại thêm khoản nợ khổng lồ, con cái quấy khóc khiến tôi stress muốn trầm cảm. Tôi thực sự không biết mình còn có thể cho cô em chồng này ở nhờ đến khi nào nữa.
Độc giảKiều Nga
Trong 70 người được trao giải "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo" năm nay, thầy giáo quê Hải Dương là người trẻ nhất. Quyết cũng là giáo viên đầu tiên của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nhận giải này.
Đây là giải thưởng thường niên của thành phố, nhằm tôn vinh những giáo viên có những đóng góp giá trị, đạt nhiều thành tích.