![]() |
TTTM Xuân An Plaza gồm 5 tầng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm - vui chơi giải trí - công việc |
Theo tính toán của chủ đầu tư, hết quý I/2020 trung tâm sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Việc đầu tư xây dựng trung tâm thương mại không chỉ tạo điểm nhấn tại khu đô thị, nâng cao chất lượng sinh hoạt cho cư dân Hà Tĩnh và Nghệ An, mà còn mở rộng cơ hội việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực.
Dấu ấn của buổi lễ là khi đại diện lãnh đạo huyện Nghi Xuân, các sở, ban, ngành ấn nút chính thức khởi công xây dựng TTTM Xuân An Plaza, báo hiệu thời khắc mà đông đảo người dân Hà Tĩnh, Nghệ An đang mong đợi, bắt đầu một giai đoạn mới cho nền kinh tế - xã hội huyện Nghi Xuân và cũng là một chương mới đối với các cư dân và nhà đầu tư Khu đô thị Xuân An Green Park.
![]() |
Chủ đầu tư cam kết sẽ xây dựng TTTM với tiến độ khẩn trương và sự theo dõi sát sao, sớm mang đến cho cư dân địa điểm mua sắm - vui chơi lý tưởng bậc nhất tỉnh Hà Tĩnh |
Đại diện chủ đầu tư Khu đô thị Xuân An Green Park - ông Bùi Đức Chính, TGĐ Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đông Dương Thăng Long chia sẻ: “Trung tâm thương mại là một trong những hạng mục quan trọng nhất trong quá trình thực hiện dự án Xuân An Green Park. TTTM Xuân An Plaza không chỉ góp phần hoàn thiện môi trường sống đẳng cấp cho cư dân khu đô thị mà còn hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động kinh tế, du lịch và dịch vụ của Nghi Xuân và tỉnh Hà Tĩnh”.
![]() |
Khoảng 400 khách mời tham dự lễ khởi công TTTM Xuân An Plaza |
Cũng trong dịp này, đơn vị tổ chức cũng đã trao 30 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nghi Xuân; trao 16 xe đạp cho các học sinh nghèo học giỏi. Đây là sự động viên, hỗ trợ kịp thời, thể hiện trách nhiệm xã hội và tinh thần hoạt động mà chủ đầu tư Xuân An Green Park luôn hướng tới, đó là “đồng hành với người dân để cùng nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Một hoạt động bên lề cũng đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với khách tham dự trong buổi lễ khởi công là chương trình trao giải cuộc thi ảnh “Sắc màu Xuân An Green Park”. 10 tác giả có tác phẩm đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích đã được trao tặng hoa, quà và tổng giải thưởng tiền mặt hơn 12 triệu đồng. Đông đảo khách mời bày tỏ lời khen ngợi và sự ngưỡng mộ đến các tác giả bởi tính thẩm mỹ, vẻ đẹp hòa hợp giữa con người và không gian, cũng như bầu không khí yên bình của Khu đô thị Xuân An Green Park mà các tác phẩm đạt giải đã làm nổi bật lên.
![]() |
Cuộc thi ảnh “Sắc màu Xuân An Green Park” tìm ra chủ nhân các giải thưởng cao nhất sau 1 tháng tổ chức |
Ông Nguyễn Việt Anh, TGĐ Công ty CPDV & Địa ốc Đất Xanh Nghệ An đánh giá sự kiện này là “bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển của dự án Xuân An Green Park, huyện Nghi Xuân và toàn tỉnh Hà Tĩnh”.
“Với sự ra đời của TTTM Xuân An Plaza, Xuân An Green Park đã thực sự trở thành một khu đô thị all-in-one với đầy đủ tiện nghi phục vụ cuộc sống thượng lưu. Các tiện ích đẳng cấp kết hợp với yếu tố cảnh quan thuộc khu đô thị đang hoàn thành tốt việc hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành “thỏi nam châm” thu hút khách hàng từ các khu vực lân cận như Nghệ An. Trong tương lai không xa, thói quen và chất lượng cuộc sống của người dân Hà Tĩnh, Nghệ An sẽ hoàn toàn thay đổi để tiệm cận đến mức hưởng thụ của cư dân các thành phố lớn; giá trị bất động sản sẽ ghi nhận những bước tiến vượt bậc.
Ngay từ thời điểm này, khả năng sinh lời của khu đô thị Xuân An Green Park và tiềm năng tăng giá của khu vực Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã được khẳng định”, ông Nguyễn Việt Anh nhấn mạnh.
Lệ Thanh
" alt=""/>Khởi công xây dựng Trung tâm Thương mại Xuân An PlazaTrong bảng xếp hạng này có PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội); GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) được nhằm top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Trong đó PGS Lê Hoàng Sơn đứng vị trí thứ 5.816 còn GS Nguyễn Đình Đức đứng thứ 7.454. Hai nahf khoa học này này có 4 năm liên tiếp từ 2019 đến 2022 lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
Nếu so với bảng xếp hạng năm ngoái, có 3 nhà khoa học người Việt không còn trong top 10.000 là GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, GS.TS Bùi Tiến Diệu và GS.TS Võ Xuân Vinh.
Ngoài những cái tên quen thuộc nằm trong top 100.000 như Nguyễn Xuân Hùng, Võ Xuân Vinh, Văn Hiếu, Nguyễn Thời Trung, Vũ Quang Bách, Thái Hoàng Chiến, Trần Xuân Bách, Trần Nguyễn Hải, Hoàng Đức Nhật, Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Đức Khương, Phạm Thái Bình, Lê Thái Hà …, năm nay cũng ghi nhận những cái tên mới như Huỳnh Lưu Đức Toàn – một tiến sĩ trẻ của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Xếp hạng theo thành tựu trọn đời, có 7 nhà khoa học người Việt lọt top gồm GS Nguyễn Minh Thọ , Trần Tịnh Hiền, GS Nguyễn Xuân Hùng, GS Nguyễn Đình Đức, PGS-TS Lê Hoàng Sơn, cố GS Hoàng Tụy, GS-TSKH Nguyễn Bá Ân.
Bảng xếp hạng này sử dụng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến tháng 8/2022 để lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất trong số hơn 7 triệu nhà khoa học.
Các tiêu chí đánh giá dựa trên: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học; tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất; số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng... Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/ chuyên ngành).
" alt=""/>Việt Nam có 37 nhà khoa học trong top 10.000 người ảnh hưởng nhất thế giớiPhát biểu tại "Hội thảo quốc tế về Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt" do Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức tại Hà Nội ngày 29/7, ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, với chủ trương lấy “nhân dân làm trung tâm, chủ thể”, Việt Nam quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo đảm quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nội dung đó trong chính sách, pháp luật ở Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa các điều ước quốc tế.
Tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ), Việt Nam tham gia Nhóm Nòng cốt cùng với Philippines và Banglades, thúc đẩy các nghị quyết hàng năm về biến đổi khí hậu và quyền con người, với trọng tâm mỗi năm tập trung vào quyền của từng nhóm cụ thể như quyền trẻ em, quyền phụ nữ, quyền người cao tuổi, quyền của người di cư… Các nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực nhằm đưa ra các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Việt Nam đang vận động ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025, với phương châm “tôn trọng và hiểu biết, đối thoại và hợp tác, bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người”. Đất nước quyết tâm triển khai các cam kết tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), bao gồm cả việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cũng như các cam kết theo những công ước quốc tế về nhân quyền đã tham gia.
Bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ kiêm Giám đốc UNDP khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam. Theo bà, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đi đầu trên thế giới trong thúc đẩy làm rõ mối quan hệ giữa quyền con người và biến đổi khí hậu, và cộng đồng quốc tế đang dõi theo những cam kết rõ ràng, cụ thể và sáng kiến dẫn dắt của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Bà Wignaraja nhắc lại phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26, trong đó nêu bật nhu cầu “chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn; mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và động lực phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau".
Lãnh đạo UNDP khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng đề xuất ba hướng tiếp cận để Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu và tham vọng đã đề ra, trong đó chú trọng huy động sự tham gia của toàn xã hội và tất cả người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
Đồng quan điểm, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam khẳng định, các cơ quan LHQ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện những cam kết đã có.
Cũng tại hội nghị, đại sứ các nước, đại diện của Liên minh châu Âu (EU), các diễn giả đến từ các cơ quan, ban ngành của Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu quốc tế đã có những chia sẻ thẳng thắn, cung cấp thông tin, đánh giá cũng như những bài học kinh nghiệm thiết thực từ các quốc gia ở nhiều khu vực, nhiều trình độ phát triển trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn thương.
Tuấn Anh
" alt=""/>Việt Nam nỗ lực giải quyết các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu