Có một mùa Đông giữa lòng phố Hạ
Em bên anh uống cạn buổi chiều tà
Đời khắc khoải bao nỗi niềm xa lạ
Cạn ly rồi sao thấy đắng xót xa.
Ta bên nhau mà khoảng trời đôi ngả
Những yêu thương mờ mịt phía chân trời
Bàn tay nắm không đủ tròn hơi ấm
Để nắng vàng cứ mải miết trôi.
Dòng sông xanh chảy về đâu lặng lẽ
Thuyền mãi trôi có gặp được bến bờ
Sẽ có ngày thuyền về neo bến đậu
Cho ngọt lành những khát vọng ước mơ.
Rồi nắng sẽ bừng lên rạng rỡ
Hoa ngát hương thoả năm tháng mong chờ
Em và anh và khoảng trời cao rộng
Cho ngọt lành những khát vọng ước mơ.
CÓ NHỮNG NGÀY...
Có những ngày chưa đến khẽ vội qua
Có những tình chưa đến bỗng vội xa
Đọng lại bao héo sầu trên sỏi đá
Đám rong rêu mới đó đã nhạt nhoà
Phải chăng tình là phong hoa tuyết nguyệt
Theo bèo mây trôi dạt chốn trầm luân
Em lo sợ giấu mình trong vỏ ốc
Xin phong trần thôi ghé bước chân buồn
Thời gian trôi gót mòn theo năm tháng
Nỗi lòng riêng xin chôn chật đáy lòng
Biết một ngày có bình minh nắng ấm
Để đêm mơ về phía ấy, hừng đông.
Ca sỹ Thu Sang
" alt=""/>Sẽ có ngày...Theo PGS.TS. Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh của nhà trường, dự báo điểm chuẩn năm nay sẽ tăng từ 0,5-1 điểm ở một số ngành “hot” như Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật điều khiển – tự động hóa,…. Đây đều là những ngành lấy điểm chuẩn cao, từ 26 điểm trở lên vào năm ngoái.
Cụ thể, năm 2019, ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất là 27,42; ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo lấy 27 điểm, ngành Kỹ thuật máy tính lấy 26,85 điểm, ngành Kỹ thuật điều khiển – tự động hóa lấy 26,05 điểm.
Đối với các ngành thuộc nhóm giữa, mức điểm chuẩn được dự đoán sẽ tăng mạnh hơn, khoảng từ 2 điểm trở lên.
Năm ngoái, các ngành ở mức điểm 22 – 24 tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là Kỹ thuật sinh học, Kỹ thuật thực phẩm, Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật cơ khí động lực, Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật nhiệt,…
Nhiều chuyên gia nhận định mức điểm chuẩn năm nay sẽ tăng.
Còn tại Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm nay, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường và mức điểm chuẩn có thể tăng cao hơn so với năm 2019.
Cụ thể, mức điểm sàn của trường năm nay dao động từ 18 – 24 điểm, trong đó cao nhất là của các ngành Công nghệ thông tin với 24 điểm; ngành Máy tính và Robot, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, Khoa học máy tính có ngưỡng điểm đầu vào là 22 điểm; Điện tử Viễn thông, Cơ kỹ thuật, Cơ điện tử chất lượng cao là 20 điểm, các ngành còn lại là 18 điểm.
Năm ngoái, mức điểm sàn vào trường chỉ dao động từ 16 - 20 điểm tùy theo các ngành đào tạo. Về mức điểm chuẩn, ngành Công nghệ thông tin lấy cao nhất với 25,85 điểm vào năm ngoái. Xếp sau đó là Công nghệ thông tin chất lượng cao với 25 điểm, ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá vối 24,65 điểm, ngành Máy tính và Robot với 24,45 điểm.
Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện cho biết, dựa vào phổ điểm do Bộ GD-ĐT công bố, dự kiến mức điểm chuẩn vào trường năm 2020 sẽ tăng từ 1 - 2 điểm tùy theo số lượng hồ sơ của thí sinh đăng ký vào từng ngành.
Về mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, đối với cơ sở đào tạo phía Bắc, thí sinh cần đạt từ 20 điểm trở lên. Đối với cơ sở đào tạo phía Nam, thí sinh cần đạt từ 18 điểm trở lên.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển cao nhất vào trường tại cơ sở đào tạo phía Bắc là ngành Công nghệ thông tin với 24,1 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 21 - 23. Tại cơ sở của Học viện ở phía Nam, mức điểm chuẩn thấp hơn so với cơ sở chính ở Hà Nội, dao động từ 17-22.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải dự đoán mức điểm chuẩn của trường có thể tăng thấp nhất là 1,5 điểm so với năm ngoái.
“So với năm 2019, phổ điểm thi tại các tổ hợp truyền thống cao hơn rất nhiều, khoảng từ 2,5 – 3,5 điểm. Do đó mức điểm chuẩn tại các trường đại học chắc chắn cũng sẽ tăng”.
Năm 2019, điểm chuẩn vào Trường ĐH Giao thông Vận tải dao động từ 14,1 - 21,5, trong đó ngành Công nghệ thông tin lấy điểm chuẩn cao nhất là 21,5; các ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, ngành Kỹ thuật ô tô xếp sau đó với 20,95 điểm.
Thúy Nga
Điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội trong 5 năm qua luôn ở mức cao. Mới đây, lãnh đạo trường này cũng nhận định, rất có thể điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 2020 sẽ cao hơn năm ngoái.
" alt=""/>Điểm chuẩn ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ, Bưu chính... tăng từ 0,5Học sinh lớp 1 trong buổi học đầu tiên theo chương trình phổ thông mới
Bộ GD-ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện việc trang bị sách giáo khoa theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020-2021.
Đối với tài liệu tham khảo, thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 21 về việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Điều lệ trường học. Theo đó, Bộ yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc; các cơ sơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để học sinh, phụ huynh biết lựa chọn.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu sở GD-ĐT tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trước ngày 20/9/2020, các Sở GD-ĐT phải báo cáo về Bộ GD-ĐT kết quả thực hiện các nội dung nêu trên.
Sáng nay 7/9, nhiều học sinh trên cả nước bắt đầu buổi học chính thức đầu tiên của năm học mới 2020-2021. Đây cũng là buổi học đầu tiên áp dụng chương trình phổ thông mới đối với khối lớp 1.
" alt=""/>Bộ GDĐT kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo