"Các hành vi vi phạm nhân quyền đối với thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài là không thể tha thứ", Bộ trưởng Furukawa Yoshihisa tuyên bố và cho biết ông đã yêu cầu nhà chức trách "nhanh chóng xử lý vụ việc".
![]() |
Thực tập sinh người Việt và ông Mistugu Muto tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 25/1. Ảnh: Kyodo |
Thực tập sinh người Việt trong video sang Nhật Bản năm 2019. Tại cuộc họp báo trực tuyến, người này nói thông qua phiên dịch rằng các vụ đánh đập "rất hung hãn, tàn bạo" và tái diễn nhiều lần. Nạn nhân chia sẻ những khó khăn trong gần 2 năm qua và cho biết không muốn những thực tập sinh đồng hương khác ở Nhật phải trải qua điều tương tự.
Cũng tại cuộc họp báo, Mitsugu Muto - Chủ tịch nghiệp đoàn lao động hiện đang bảo vệ cho thực tập sinh nói trên – kể chi tiết một số lần anh bị đồng nghiệp ngược đãi, chẳng hạn như ném đá vào người khiến anh bị rách môi và gẫy răng.
![]() |
Người đàn ông Việt Nam (áo xanh) bị đồng nghiệp dùng chổi đánh vào đầu và người. Ảnh: Kyodo News |
Hiện có hơn 350.000 thực tập đang sống và làm việc tại Nhật Bản theo chương trình do nhà nước bảo trợ nhằm giúp người lao động từ các nền kinh tế kém phát triển hơn có được kỹ năng trong các ngành như nông nghiệp, xây dựng và chế biến thực phẩm tại đất nước này.
Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng nhiều nhà tuyển dụng lợi dụng chương trình như một nguồn lao động giá rẻ, khiến các thực tập sinh có nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng.
Thanh Hảo
Một người đàn ông Việt Nam làm thực tập sinh kỹ thuật trong công ty xây dựng Nhật Bản nói rằng đã bị các đồng nghiệp ngược đãi trong gần hai năm.
" alt=""/>Nhật điều tra vụ thực tập sinh Việt bị đánh đập đến gãy taySau khi đến Australia sinh sống, ông có lối chơi xổ số mới. Thay vì phải viết tay liệt kê hàng triệu tổ hợp như trước, ông dùng máy tính chạy thuật toán tự động in ra mọi bộ số có thể tồn tại. Bằng cách này, ông và các nhà đầu tư liên tiếp trúng số 12 lần. Tuy nhiên, cách làm này của ông đã bị cơ quan chức năng ở Australia phát hiện. Do đó, họ đã ra nhiều quy định mới để ngăn ông tiếp tục trúng số.
Sau 13 lần trúng số ở Romania và Australia, ông cảm thấy chưa đủ nên tiếp tục nhắm vào bang Virginia (Mỹ). Thời điểm đó, xổ số ở Virginia cho phép người chơi mua vé không giới hạn và được tự in tại nhà, sau đó mang đến cửa hàng hoặc trạm xăng thanh toán. Điều đặc biệt, dãy xổ số ở Virginia là 1-44, trong khi các bang khác là 1-54.
Nếu người chơi chọn 6 số trong dãy 1-44, chỉ tạo ra 7,1 triệu bộ số, thông thường là 25 triệu. Để nâng cao khả năng chiến thắng, ông phải huy động 2.500 nhà đầu tư góp 7,1 triệu USD để mua chọn bộ số. Tuy nhiên, đến ngày thanh toán một số nơi giới hạn số lượng nên ông chỉ sở hữu 140.000 vé số (700 bộ số).
May mắn vẫn đến, ngày 12/2/1992, ông cùng cộng sự trúng xổ số giải Độc đắc ở Virginia trị giá 27 triệu USD (~684 tỷ đồng). Sau khi trừ thuế và chi phí, mỗi nhà đầu tư nhận được 1.400 USD (~35 triệu đồng), riêng ông cầm về 1,7 triệu USD (~43 tỷ đồng).
Theo Sohu, sau 14 lần trúng số, tổng số tiền ông nhận về khoảng 15 triệu USD (~380 tỷ đồng). Sau đó, ông dùng số tiền này để khởi nghiệp và đầu tư. Nhưng đến năm 1995, ông thông báo phá sản vì tham gia các dự án đầu tư đều không thành công.
Đến nay, công thức tính toán của ông không có tác dụng vì các quốc gia đã ban hành luật mới, tránh việc người chơi dùng chiêu trò để thắng giải. Hiện tại, ông có cuộc sống bình yên ở Vanuatu (quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương - gần Australia). Nhớ lại thời kỳ hoàng kim, ông cho biết, bản thân là người chấp nhận rủi ro nhưng luôn có tính toán riêng.
Michael Atiyah - một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới vừa trình bày cách giải giả thuyết Riemann trong một bài giảng vào hôm 24/9. Ông sẽ nhận được giải thưởng trị giá 1 triệu USD nếu bài giải của ông được công nhận.
" alt=""/>Công thức tính giúp nhà toán học trúng số 14 lần thu về hàng trăm tỷGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho hay, yêu cầu về mặt tuyển dụng nhân lực trong bối cảnh hiện nay đã cao hơn rất nhiều (về kiến thức, bằng cấp, các chứng chỉ, kỹ năng mềm,...). Do đó tân cử nhân ra trường phải cạnh tranh mạnh với người lao động có kinh nghiệm.
Chưa kể, các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi cao về các kỹ năng mới liên quan đến công nghệ, như: sử dụng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động về kinh doanh và quản lý; các kỹ năng mềm liên quan đến phân tích dữ liệu lớn,...
“Phía doanh nghiệp phản hồi rằng giờ đây sử dụng excel là không đủ, bởi quy mô dữ liệu quá lớn. Thay vào đó, đòi hỏi phải vận dụng các phần mềm về phân tích Big Data. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá ứng viên có kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn nào. Chính vì vậy, ban lãnh đạo cùng các giảng viên, nhà khoa học chuyên môn rất quyết tâm trong việc bản thân cũng phải thay đổi quan điểm về tư duy xây dựng và phát triển chương trình đào tạo”, ông Việt nói.
“Chúng tôi xác định không thể chỉ dạy những gì nhà trường, thầy cô có. Cần đặt trọng tâm vào việc người lao động, đơn vị sử dụng lao động cần điều gì và cần đến mức độ nào. Hay nói cách khác, đào tạo nhân lực chất lượng cao không phải cứ “nhồi” cho các em thật nhiều kiến thức và kỹ năng, mà quan trọng hơn là có thể tạo ra được những 'sản phẩm' đáp ứng, phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp”, ông Việt nói.
Ông Việt dẫn chứng, các chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế của trường mới đây được thiết kế, xây dựng, phát triển nổi bật là tính thực tiễn.
Để giải quyết đòi hỏi của doanh nghiệp về kinh nghiệm cho sinh viên và tân cử nhân, trong suốt quá trình nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo, các hội đồng của trường đã khảo sát, lấy ý kiến, trao đổi với chuyên gia, nhà khoa học để có những góp ý sát và thực tiễn nhất về mục tiêu, khung chương trình, các học phần,... Nhà trường cũng dành trung bình 15-20% tổng thời lượng chương trình cho hoạt động thực tiễn và điều này được điều chỉnh linh hoạt ngay từ năm thứ hai.
"Trước đây, theo các chương trình đào tạo chuẩn, thường đến cuối năm thứ ba hoặc đến năm thứ tư, sinh viên mới đi thực tập. Mà đến cũng chỉ 3-4 tuần, chào hỏi, pha nước rồi xin số liệu. Giờ đây, từ năm thứ hai, sinh viên của trường bắt đầu trải nghiệm thực tập thông qua việc gửi các nhóm ra và triển khai các dự án tại các doanh nghiệp, mô hình hoạt động phù hợp với lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo của các em.
Chúng tôi không đặt nặng việc cứ phải dạy thật nhiều tín chỉ thì sinh viên mới đạt loại giỏi, mới ra được trường. Những học phần ở khối kiến thức chuyên ngành phải tập trung 'trúng' và 'đúng' với yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của doanh nghiệp”, ông Việt nói.
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho hay, hội thảo hôm nay là diễn đàn để nhà trường trao đổi, lắng nghe đại diện các bên liên quan chia sẻ về các yêu cầu kiến thức, kĩ năng chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết nhằm phục vụ xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo. Đây cũng là dịp gặp gỡ trao đổi kế hoạch hợp tác của các khoa, viện quản lý chuyên ngành với doanh nghiệp đối tác trong việc triển khai các học phần thực hành, thực tế, thực tập.
Năm học 2024-2025, Trường ĐH Thương mại phát triển thêm 7 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, gồm: Quản trị thương hiệu (ngành Marketing); Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (ICAEW CFAB) (ngành Kiểm toán); Kinh tế và Quản lý đầu tư (ngành Kinh tế); Luật kinh doanh (ngành Luật kinh tế); Thương mại điện tử (ngành Thương mại điện tử); Quản trị Hệ thống thông tin (ngành Hệ thống thông tin quản lý); Tiếng Trung thương mại (ngành Ngôn ngữ Trung Quốc).
Các chương trình đào tạo này sẽ được đưa vào tuyển sinh mới từ năm 2025.