Vào ngày 7/7 vừa qua, các game thủ Gunny Online có mong ước thành lập Bang Hội chiêu mộ anh hùng, đã được thỏa nguyện khi Gunny được cập nhật Hot Summer, phiên bản cập nhật có tính năng cho phép người chơi sáng lập Bang Hội.
Thậm chí, theo những game thủ Gunny đánh giá, hệ thống Bang Hội của Gunny Online đã vượt xa mọi mong đợi của họ với độ chi tiết và nhiều tính năng không kém gì các game nhập vai trực tuyến mạnh về mảng Bang Hội, điển hình là Võ Lâm Truyền Kỳ, Bá Chủ Thế Giới ...
Thực tế, trước Gunny đã có nhiều tựa game Casual có tính năng Bang Hội (Hay còn gọi là Guild), nhưng hiếm có Web Game Casual nào có hệ thống Bang Hội chi tiết như Gunny với những hoạt động như Nâng Cấp Bang Hội, Chiêu Mộ, Nghị Hòa, Khiêu Chiến...
Mỗi Bang Hội trong Gunny đều khởi đầu với đẳng cấp Bang là 1. Đẳng cấp Bang có thể được nâng cao khi Bang Chủ và Bang Chúng đồng lòng đóng góp. Đẳng cấp Bang càng cao, số thành viên được phép chiêu mộ càng nhiều, uy thế và thực lực của Bang cũng sẽ vì thế mà tăng mạnh.
Bang Hội cũng cần phải được duy trì. Hàng tuần, Bang Hội sẽ phải trả Chi Phí Duy Trì Bang, chi phí này được trừ thẳng vào Tài Sản Bang Hội.
" alt=""/>Bang Hội của GunnyNhững ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một phụ nữ lớn tuổi vai đeo túi, tay cầm một ít tiền lẻ bước vào quán bún riêu. Bà đến quầy hàng và ra hiệu chủ quán bán cho một tô bún riêu đúng với số tiền ít ỏi.
Tài khoản đăng đoạn clip trên kèm theo nội dung: “Bà vào quán. Bà không nói được. Bà cầm 10.000 đồng tiền lẻ và chỉ vào tô bún mình đang làm. Bà đưa mình tiền, nhưng mình bảo thôi.
Mình mời bà ngồi và mang ra một tô bún đầy đủ. Bà ăn xong vẫn muốn đưa tiền cho mình. Mình không nhận và biếu thêm bà một chút tấm lòng”.
Đoạn clip ấm lòng thu hút gần 1 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận của cộng đồng mạng. Phần lớn người xem bày tỏ xúc động và khen ngợi hành động tử tế của chủ quán.
Tài khoản Mr. Thành bình luận: “Bạn thật tử tế. Chúc bạn mua may bán đắt, làm được việc tốt thấy vui cả ngày”. Một số tài khoản khác trân quý cách cho đi vô tư của chủ quán.
Qua tìm hiểu, chủ nhân đăng tải đoạn clip là anh Phạm Văn Sơn (SN 1994, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Anh Sơn cũng là chủ quán đã mời người phụ nữ câm điếc một tô bún riêu đầy đủ rau thịt.
Chủ quán cho biết: “Đoạn clip được cắt ra từ camera an ninh của quán. Sáng 2/7, tôi đang bán hàng thì thấy bà cụ đi bộ từ ngoài đường vào quán. Bà đeo túi ở vai, tay cầm 10.000 đồng. Bà đến quầy hàng, chỉ tay vào mấy tờ tiền lẻ và ra hiệu mua bún.
Tôi hiểu ý nên mời bà ngồi vào bàn, sau đó bưng ra một tô đầy đủ. Bà nhìn tô bún, thoáng chút bối rối”.
Dù bà chỉ mua 10.000 đồng bún riêu, nhưng anh Sơn mời bà một tô đầy ắp thức ăn. Sau khi ăn xong, bà lấy 10.000 đồng ra trả cho chủ quán. Tuy nhiên, anh Sơn xua tay không nhận và biếu thêm cho bà 100.000 đồng. Bà rất vui, xúc động và rối rít ra hiệu cảm ơn anh.
“Người phụ nữ đó khoảng hơn 60 tuổi, chỉ ú ớ và ra hiệu bằng tay chứ không thể nghe nói. Bà không phải người ở địa phương. Từ hôm đó đến nay, tôi không thấy bà đi ngang qua hoặc ghé vào quán ăn bún nữa”, anh Sơn cho biết.
Anh Sơn cảm thấy cách hành xử của bà cụ đáng để tôn trọng. Dù có ít tiền nhưng bà mua bún, chứ không xin.
Suốt 7 năm bán bún riêu, anh Sơn gặp nhiều người khó khăn hoặc khách ăn quên tiền. Gặp những tình huống đó, anh đều vui vẻ mời họ ăn bún miễn phí hoặc sau này quay lại trả tiền vẫn được.
Trên tài khoản cá nhân, anh Sơn thường đăng nhiều clip quay lại cảnh buôn bán ở quán. Một số clip vui vẻ từng thu hút hàng triệu lượt xem. Tuy nhiên, đoạn clip lần này mang nhiều ý nghĩa và xúc động.
Anh Sơn giúp đỡ các trường hợp như bà cụ câm điếc với sự vô tư, xởi lởi. Anh không xem đó là chiêu trò thu hút khách hàng hay để nổi tiếng. Bởi, quán bún của anh được người dân địa phương ủng hộ, lúc nào cũng đông khách.
Xuất phát từ gia cảnh bình thường, anh Sơn tự thân phấn đấu, bươn chải học nghề rồi về quê mở quán. Dù quán có thuê nhân viên nhưng anh vẫn đứng bếp nấu bún, kiêm luôn bán hàng, lau dọn bàn ghế…
Phải lao động vất vả mới có cuộc sống ổn định, nhưng anh Sơn sẵn sàng cho đi với người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.
Thông qua đoạn clip, anh muốn truyền đi thông điệp yêu thương, nhường cơm sẻ áo đến cộng đồng. Với anh, mạng xã hội không chỉ để giải trí, mà còn là nơi lan tỏa sự tử tế.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp
Lối đi dẫn lên đến biệt thự là những bậc tam cấp làm bằng đá, hai bên cây cối, cỏ dại um tùm. Xung quanh là hàng cây phượng vĩ cổ thụ.
Bên trái biệt thự là 2 cái giếng được xây bằng đá tổ ong, nay đã cạn nước. Bên phải là dãy nhà nghỉ thiết kế đơn sơ, hiện xuống cấp nghiêm trọng.
Biệt thự có 2 tầng, với 7 phòng được đánh số theo thứ tự. Điểm nhấn nổi bật là ban công hình chữ U, từ đây có thể phóng tầm mắt ra tứ phía Châu Đốc.
Người dân địa phương cho biết, không hiểu từ đâu xuất hiện nhiều lời đồn thổi, thêu dệt vô căn cứ về căn nhà, ví nơi đây như "biệt thự ma".
Hơn 30 năm sống trên núi Sam, có nhà cách biệt thự này vài chục mét, bà Nguyễn Thị Huỳnh Lan (65 tuổi) cho biết, bà được người thân kể lại rằng, bác sĩ Nu lên đây cất nhà để cuối tuần cùng gia đình và bạn bè tới nghỉ dưỡng. Từ khi họ về nước, căn nhà được địa phương tiếp quản.
Lãnh đạo phường Núi Sam thông tin, khoảng 10 năm về trước, một đơn vị thuộc Tỉnh đội An Giang đến mở khách sạn, sau đó là quán cà phê, điểm dừng chân tham quan nhưng sớm đóng cửa vì vắng khách. Từ đó đến nay, biệt thự bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.
Dưới đây là hình ảnh mới nhất về căn biệt thự:
![]() | ![]() |
Thi Lâm dâng sách đến thầy Pháp Hòa - tác giả cuốn sách bán chạy, trở thành hiện tượng phát hành gần đây “Chia sẻ từ trái tim”.
Nữ tác giả tin rằng, để yêu đời, yêu người sâu sắc, chúng ta phải yêu thương bản thân đúng cách, sống một cách có ý thức, chánh niệm.
“Khi bị cảm xúc tiêu cực chi phối, vết thương trong lòng sẽ càng ăn sâu và tâm hồn không còn đủ chỗ cho lòng vị tha, bi mẫn”, Thi Lâm bày tỏ.
Trưởng lão Hòa thượng Giới Đức (nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh), giáo phẩm Hệ phái Nam tông Kinh, trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng (Thừa Thiên Huế) nhận xét về cuốn sách Trọn vẹn từng khoảnh khắc (do NXB Công Thương và Thái Hà Books ấn hành) rằng: “Tôi rất đỗi ngạc nhiên. Một cô gái trẻ Việt sớm xa quê, lập nghiệp, có gia đình, chồng con ở xứ người lại có thể sử dụng ngôn ngữ Việt một cách rành rẽ đến không ngờ”.
Trưởng lão Giới Đức khuyến khích: “Chư vị độc giả cứ đọc đi, nhất là cư sĩ tại gia đang học Phật, tu Thiền. Có thể nói rằng, khi đi vào nội dung từng tiểu phẩm, chư vị sẽ bắt gặp mình ở trong đó như là một hành giả. Ngoài những liên tưởng, ví như khi đang xúc tuyết, càng xúc thì quả cầu tuyết càng lớn chẳng khác gì chủng tử của phàm phu càng lăn nhiều trong sinh tử thì càng nặng. Ví như 'giấc mộng bình sinh' hóa ra chỉ là 'vẫy vùng trong mộng mị bình sinh' đó thôi. Ví như trái tim ta mà tương tự nút Notifications trong điện thoại thì có thể bật, tắt cho những lần thương ghét… Tuy nhiên, những liên tưởng ấy dẫu hay nhưng chưa ấn tượng lắm.
Đọc thêm nữa, chư độc giả và tác giả sẽ cùng nhau chia sẻ thế nào là 'cô đơn hữu ngã' và 'cô đơn vô ngã'. Chia sẻ cách yêu những đóa hoa tươi thắm mà không phiền lụy khi hoa tàn úa. Sẽ biết cách xoay lưng một cái là buông bỏ mọi thứ sau lưng. Phải biết nghe pháp, thực hành pháp chứ đừng sống theo bản năng sinh tồn. Đừng đi nhầm giày của người khác…”.
Ngoài những tiểu phẩm chia sẻ Phật học và Thiền học, Trọn vẹn từng khoảnh khắccòn có “những bài pháp” dạy con rất nhẹ nhàng, chỉ như là gợi ý để các con tự ý thức chứ không cưỡng ép theo ý mình.
“Trong việc xây dựng gia đình thì bản thân phải cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với hiện tại thì mới có thể mang lại hạnh phúc cho người khác. Cho dù bản chất của cuộc sống luôn luôn chứa những điều bất toàn, bất trắc nhưng mình phải học cách chấp nhận, hiểu và cảm thông thì mới có thể xây đắp một tổ ấm hạnh phúc”, tác giả Thi Lâm bày tỏ.
350 trang sách đong đầy sẻ chia, các câu chuyện cuộc sống và cái nhìn tỉnh thức về cuộc đời, những biến cố, vô thường, giông gió (vốn dĩ). Sau tất cả, tác giả dành cho người đọc một khoảnh khắc lắng lòng để cùng ngộ ra: cuộc đời là những chuyến đi trốn khổ tìm vui, một tâm hồn cũ kỹ và các thói quen bất thiện phải bỏ lại sau lưng. Cuộc đời này, tất cả chỉ là cảm giác. Phải biết ơn từng hơi thở; Cân bằng cảm xúc và lý trí; Nên sống hồn nhiên như trẻ con…
(Ảnh: NVCC)