Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTT (Bộ TT&TT), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), IoT mang lại những cơ hội chưa từng có nhưng cũng kèm theo đó là nguy cơ rủi ro mất ATTT ngày càng gia tăng.
Đây là những chia sẻ về góc nhìn của ông Nguyễn Huy Dũng về nguy cơ mất an toàn thông tin trong khối các cơ quan nhà nước hiện nay, nhất là trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển mạnh mẽ của IoT, Big Data...trong buổi tọa đàm trực tuyến về chủ đề “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước?” do ICTnews tổ chức.
"Mỗi thiết bị IoT nếu được sử dụng tốt thì sẽ là một trợ thủ số đắc lực nhưng ngược lại nếu không đảm bảo ATTT thì lại chính là một gián điệp ngay bên cạnh chúng ta, ngay bên trong của mỗi cơ quan tổ chức".
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Huy Dũng, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng Công ty Bkav cũng cho rằng sự bùng nổ của các thiết bị IoT khiến vấn đề an ninh trên các thiết bị như Router Wifi, Camera IP… trở thành chủ đề nóng trong thời gian gần đây bởi khi có càng nhiều kết nối thì nguy cơ càng lớn.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, cuối 2016, mã độc Mirai đã xuất hiện. Đây là loại mã độc thường lợi dụng thói quen không đổi mật khẩu mặc định từ nhà sản xuất của người dùng, để tự động dò tìm và lây nhiễm vào các thiết bị IoT.
" alt=""/>Thiết bị IoT sẽ trở thành 'gián điệp' nếu không đảm bảo ATTTTrang công nghệ Macworldđã mô tả năm 2017 của Apple như là "một mớ hỗn độn cả tốt và xấu". Thật vậy, mặc dù đã làm được nhiều điều như giới thiệu thiết kế mới của iPhone, nâng cấp MacPro, ra mắt iMac mới siêu mạnh và dẫn đầu xu thế bảo mật sinh trắc học với FaceID, Apple đã gặp nhiều sự cố đáng tiếc trong năm vừa qua.
Những sự cố này đã ít nhiều khiến niềm tin của người dùng về một Apple hoàn hảo bị tổn thương. Dưới đây là tổng hợp về những sự cố lớn nhất trong năm 2017 của Apple, sắp xếp theo thứ tự thời gian:
Từ cuối năm 2016, nhiều người dùng iPhone 6/ 6 Plus/ 6S/ 6S Plus đã phàn nàn về tình trạng điện thoại tự động sập nguồn ở 30% pin. Tuy nhiên, phải tới tận ngày 24/1, Apple mới đưa ra thông báo chính thức về sự việc và xác nhận sẽ sửa lỗi thông qua bản cập nhật iOS 10.2.1. Sự chậm trễ này đã khiến nhiều người dùng phàn nàn vì không thể sử dụng iPhone bình thường trong vòng ít nhất là 1 tháng.
Năm 2017 đã chứng kiến không ít những lần Qualcomm và Apple đưa nhau ra tòa. Mọi chuyện bắt đầu từ một phán quyết vào hồi tháng 1 của Ủy ban Thương mại Mỹ (FCC) về việc Qualcomm có dấu hiệu độc quyền trong cấp phép bằng sáng chế. Apple ngay sau đó đã kiện Qualcomm và đòi bồi thường 1 tỷ USD với cáo buộc nhà sản xuất chip đã thu phí một cách bất công từ những công nghệ cũ. Qualcomm cũng không vừa khi kiện ngược lại Apple vào hồi tháng 4. Thậm chí, hãng còn muốn iPhone X bị cấm bán tại Mỹ. Nhiều vụ kiện qua lại giữa Apple và Qualcomm đã được diễn ra trong một năm qua. Bạn có thể tìm hiểu toàn cảnh về vụ kiện này tại đây.
Sự cố của Apple đối với Qualcomm, đối tác sản xuất chip lâu năm, có thể khiến những gì bên trong iPhone thay đổi mãi mãi trong tương lai. Theo một tin đồn mới đây, Apple có thể sẽ hợp tác với MediaTek và Intel để thay thế Qualcomm trong việc sản xuất chip LTE dành cho iPhone.
Ngay tại lần đầu tiên ra mắt, tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID của Apple đã gặp sự cố. Cụ thể, chiếc iPhone X demo đã không thể nhận diện khuôn mặt của Phó giám đốc Craig Federighi và yêu cầu nhập mật khẩu để mở khóa. Điều may mắn cho Apple là ông Federighi đã xử lý rất nhanh tình huống trên sân khấu. Ngay sau khi nhận thấy việc xác thực khuôn mặt không thực hiện được, ông đã nhanh chóng chuyển sang sử dụng một chiếc iPhone X demo khác và mọi tính năng đã hoạt động như dự tính.
Giải thích về sự cố này, Apple cho biết chiếc iPhone X demo đã được cầm bởi nhiều người khác nhau trước khi đem lên sân khấu. Trong quá trình này, tính năng Face ID đã cố gắng quét gương mặt của tất cả những ai đã cầm điện thoại và sau khi liên tục thất bại, chiếc iPhone X demo đã chuyển sang chế độ yêu cầu mật khẩu để có thể mở khóa. Vì vậy, khi Phó giám đốc Craig Federighi dùng thử, yêu cầu mật khẩu đã được hiện ra.
Apple đã nhấn mạnh Face ID vẫn hoạt động đúng như thiết kế ban đầu của hãng. Tuy nhiên, sự cố trong buổi ra mắt khiến không ít người đặt ra nghi vấn về khả năng của tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID trên iPhone X.
Hai người dùng tới từ Đài Loan và Nhật Bản cho biết chiếc iPhone 8 Plus mới mua của họ đã bị phồng pin tới mức màn hình bung ra khỏi khung. Cả hai người dùng này đều đã báo cáo sự việc cho Apple và được đổi mới một chiếc iPhone 8 Plus khác. Ngoài hai trường hợp này, nhiều trường hợp iPhone bị phồng pin tương tự đã được ghi nhận ở các quốc gia khác. Apple cũng cho biết là đã tiến hành điều tra về nguyên nhân nhưng đến nay vẫn chưa có công bố gì về những sự cố này.
Ngay sau khi iOS 11 ra mắt không lâu, một lỗi khó chịu đã xuất hiện. Theo đó, nhiều người dùng iOS 11 cho biết họ không thể gõ được chữ "I" vì chữ cái này sẽ bị tự động chuyển thành chữ "A", "#" hoặc "!". Đây là lỗi cực kì bất tiện vì chữ "I" được sử dụng rất nhiều khi người dùng nhắn tin. Apple đã xác nhận lỗi này và tiến hành vá trong một bản cập nhật iOS.
iPhone X, chiếc smartphone có giá 1.000 USD của Apple, được chính thức bán ra trên toàn cầu vào ngày 3/11. Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần sau đó, nhiều lỗi trên iPhone X đã được người dùng báo cáo. Chúng ta có thể kể tới những lỗi phổ biến nhất như màn hình sọc xanh, ám xanh khi nhìn nghiêng, liệt cảm ứng, không thể khởi động và dễ vỡ mặt lưng kính. Đối với một chiếc điện thoại có giá đắt như iPhone X, đây là điều khó có thể chấp nhận được.
Tại buổi ra mắt iPhone X, phó chủ tịch Phil Schiller cho biết Apple đã làm việc cùng nhiều nghệ sĩ tạo hình mặt nạ chuyên nghiệp ở Hollywood để huấn luyện mạng nơ-ron và đảm bảo tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID không thể bị lừa bằng mặt nạ.
Tuy nhiên, trong một video vào hồi đầu tháng 11, tập đoàn an ninh mạng Bkav của Việt Nam đã cho thấy hoàn toàn có thể mở khóa Face ID bằng một chiếc mặt nạ. Cụ thể, trong video được đưa lên YouTube, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch của Bkav đã đặt chiếc iPhone X đối diện một chiếc mặt nạ đặc biệt và mở khóa thành công với Face ID. Ông Tuấn Anh sau đó đã lấy iPhone X ra và mở bằng chính khuôn mặt của mình để khẳng định máy có thể mở bằng cả hai bộ mặt.
Chiếc mặt nạ của ông Ngô Tuấn Anh được kết hợp giữa công nghệ in 2D, 3D và một số vật liệu đặc biệt. Trong một buổi họp báo, Ông Ngô Tuấn Anh cho biết: "2 tuần trước đây, chúng tôi chỉ khuyến cáo các yếu nhân như lãnh đạo quốc gia, tập đoàn lớn, các tỉ phú cần lưu ý khi sử dụng Face ID. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu lần này, chúng tôi buộc phải nâng mức cảnh báo an ninh đối với tất cả mọi người: Face ID không đảm bảo an ninh để sử dụng trong các giao dịch thương mại". Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn tại đây.
Bên cạnh Bkav, nhiều người dùng và công ty bảo mật cũng đã thử nghiệm mở khóa FaceID và không ít trường hợp đã vượt mặt thành công. Có thể kể tới như cậu bé 10 tuổi mở khóa iPhone X của mẹ, hai anh em sống tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc hãng bảo mật FaceTec.
Thậm chí, trong một sự việc mới đây, Apple đã phải hoàn tiền cho một khách hàng Trung Quốc vì Face ID bị qua mặt dễ dàng. Mặc dù vậy, Apple vẫn rất kín tiếng khi được hỏi về những nghi vấn liên quan tới độ bảo mật của Face ID.
Vào đầu tháng 12, các kĩ sư phần mềm của Apple đã trải qua một tuần phải nói là thảm họa. Mọi chuyện bắt đầu khi một lỗi nghiêm trọng cho phép ai cũng có thể hack được hệ điều hành MacOS High Sierra của Apple bị phát hiện. Theo đó, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản "root" và bỏ trống phần mật khẩu là có thể đăng nhập vào mọi máy tính Mac.
Apple đã nhanh chóng xác nhận và tiến hành vá lỗi trong vòng chưa đầy 24 giờ. Ngoài ra, Apple cũng gửi lời xin lỗi tới khách hàng vì những nguy cơ bảo mật có thể xảy ra.
Nếu mọi chuyện chỉ có vậy, chúng ta sẽ không có điều gì để nói. Tuy nhiên, bản cập nhật của Apple lại khiến cho máy tính Mac không thể kết nối được với các máy tính khác trong cùng một mạng. Apple đã phải nhanh chóng ra một hướng dẫn khắc phục tạm thời cho người dùng và phát hành một bản vá khác.
Mặc dù vậy, bản vá mới lại khiến những ai chưa cập nhập phiên bản MacOS mới nhất (MacOS High Sierra 10.13.1) gặp lỗi khi cài đặt. Dường như, các kĩ sư của Apple đã quá vội vàng khi ra mắt bản vá mới.
Không chỉ người dùng MacOS, người dùng iOS 11 cũng kêu trời trong tuần này vì lỗi tự động khóa màn hình khi đang sử dụng. Apple đã phải ra mắt bản cập nhật iOS 11.2 sớm hơn dự kiến để vá khẩn cấp lỗi này.
Có thể nói, bê bối làm chậm iPhone cũ bị phát hiện mới đây đã khiến lòng tin của người dùng đặt vào Apple bị giảm nghiêm trọng. Vào ngày 19/12, nhà sáng lập công cụ Geekbench John Poole đã gây chú ý khi công bố nhiều bằng chứng cho thấy hiệu suất trên nhiều mẫu iPhone 6 và iPhone 7 bị giảm dần theo thời gian.
Đứng trước nhiều nghi vấn, Apple đành phải thừa nhận đã cố tình làm chậm iPhone đời cũ. Tuy nhiên, hãng lại cho rằng việc làm này là vì lợi ích của người dùng. Cụ thể, câu trả lời của Apple như sau:
"Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bao gồm hiệu suất tổng thể và kéo dài tuổi thọ thiết bị của họ. Pin Lithium-ion không có khả năng cung cấp hiệu suất cao nhất khi dung lượng pin còn thấp hoặc pin xuống cấp do thời gian sử dụng kéo dài. Điều này khiến thiết bị có thể tắt đột ngột để bảo vệ các thành phần điện tử".
Nhiều người dùng thất vọng trước hành động lén lút giảm hiệu suất của Apple.
Tuy nhiên, câu trả lời này của Apple chẳng thể khiến người dùng hài lòng. Trái lại, họ cảm thấy như niềm tin của mình đã bị phản bội khi Apple lén lút giảm hiệu suất thiết bị mà không hề báo trước một tiếng. Người dùng trung thành luôn ủng hộ Apple nhưng tại sao Táo khuyết lại phải làm chuyện mờ ám như vậy? Để ép người dùng mua iPhone mới hay áp lực từ sự hoàn hảo của kẻ đứng đầu thị trường smartphone?
Marco Arment, một blogger công nghệ có sự yêu thích đặc biệt với iPhone đã cay đắng nhận xét: "Trong nhiều năm qua, tôi đã luôn tin rằng không có chuyện Apple bí mật làm chậm iPhone đời cũ để ép người dùng mua iPhone mới. Tuy nhiên, niềm tin của tôi hiện đã bị tổn thương nặng nề".
Nhận thấy một cuộc khủng hoảng truyền thông đang cận kề vì sự giận dữ của khách hàng, Apple đã gửi một bức thư xin lỗi tới toàn thể người dùng vào ngày 29/12 vừa qua. Trong bức thư, Apple một lần nữa khẳng định việc giảm hiệu suất thiết bị không nhằm mục đích xấu. Ngoài ra, hãng cũng đã giảm mức giá thay pin iPhone xuống chỉ còn 29 USD trong năm 2018 tới đây để xoa dịu người dùng.
Nhà báo Lauren Goodle tới từ trang công nghệ TheVergeđã chấm điểm "B" (tức là chỉ ở mức khá) cho những gì Apple làm được trong năm nay. Cái thời sự hoàn hảo được coi như bản sắc của Apple, khi những sản phẩm mới đều vượt trội so với đối thủ và lỗi phần mềm được vá nhanh chóng, có lẽ đã qua. Apple của năm 2017 vẫn là công ty dẫn đầu thị trường smartphone về lợi nhuận nhưng điều đó không có nghĩa là hãng không bao giờ mắc lỗi.
Sự cố nghiêm trọng khi bị phát hiện cố tình làm chậm iPhone đời cũ đã một lần nữa nhắc nhở Apple về tầm quan trọng của người dùng. Từ khi chiếc iPhone đầu tiên được Steve Jobs giới thiệu, Apple đã trải qua hành trình 10 năm để chinh phục trái tim người dùng. Lòng tin khó xây dựng nhưng rất dễ đổ vỡ. Một bức thư xin lỗi là không đủ và Apple cần phải làm nhiều hơn nữa để chứng minh hãng vẫn luôn là sự lựa chọn tốt nhất dành cho người dùng.
" alt=""/>9 sự cố của Apple trong năm 2017: khi niềm tin về sự hoàn hảo bị tổn thươngUBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu của Kế hoạch này nhằm xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp, các hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình phát triển chung của cả nước, đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
UBND tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu phát triển thương mại điện tử được sử dụng phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu phát triển thương mại điện tử đến năm 2020 của tỉnh bao gồm các nhóm mục tiêu sau:
Cổng dịch vụ công của tỉnh được hình thành, tích chợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành và địa phương; cung cấp được hầu hết các dịch vụ công phổ biến liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp ở mức độ 3 và 30% dịch vụ công ở mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cổng dịch vụ công của tỉnh kết nối với cổng thông tin Văn phòng Chính phủ.
" alt=""/>Kiên Giang: Chi 826 triệu đồng thúc đẩy thương mại điện tử đến năm 2020