Ảnh minh họa
Vodafone, nhà mạng lớn thứ hai thế giới, cho biết tạm dừng triển khai thiết bị Huawei trong mạng lõi cho đến khi chính phủ các nước phương Tây xóa bỏ các nghi ngại về bảo mật đối với công ty Trung Quốc. CEO Vodafone Nick Read nhận xét Huawei cùng với Ericsson và Nokia đều là những người chơi quan trọng trên thị trường thiết bị viễn thông. Huawei là đối tác chiến lược lâu năm của Vodafone từ năm 2007.
Không chỉ có vậy, theo Reuters, một quan chức Bộ Tài chính Pháp cho hay Pháp đang thực hiện các biện pháp kiểm soát cơ sở hạ tầng viễn thông dùng trong mạng 5G nghiêm ngặt hơn trong bối cảnh lo ngại an ninh về Huawei tăng cao. Dù vậy, quy định mới không nhắm đến mục tiêu cụ thể nào. Quy định mới sẽ yêu cầu các nhà mạng xin được cấp phép chính thức để sử dụng một số loại thiết bị đặc biệt nhạy cảm nhất định, có thể bị lợi dụng làm gián điệp hoặc phá hoại. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói Paris đã biết về các nguy cơ của Huawei với mạng di động và chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết khi cần.
" alt=""/>Huawei liên tiếp đón “tin dữ” từ châu ÂuMàn hình của người gọi FaceTime
Các mô hình cho vay kết hợp tư vấn và cầm đồ đang nở rộ, giải ngân nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bên đi vay. (Ảnh minh họa: Internet)
Thời gian gần đây, thị trường Việt Nam ghi nhận sự bùng phát của các mô hình cho vay trực tuyến, trong đó có một số mô hình cho vay trên cơ sở kết hợp giữa công ty tư vấn và công ty dịch vụ cầm đồ.
Qua quá trình rà soát hoạt động của một số công ty có liên quan, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) bước đầu ghi nhận một số công ty thu thập thông tin liên hệ của người thân, đồng nghiệp, nơi làm việc của người đi vay nhưng không nêu mục đích sử dụng thông tin này (ví dụ, để liên hệ khi thực hiện nhắc, thu nợ).
Một số công ty thu thập thông tin về ứng dụng mà người đi vay hay sử dụng (Viber, Facebook, Zalo…) nhưng không nói rõ việc sẽ kiểm tra hoặc liên hệ với danh sách bạn bè trên các ứng dụng này khi công ty thực hiện thu, nhắc nợ. Thậm chí theo tìm hiểu của ICTnews, các công ty cho vay, cầm đồ còn sử dụng danh sách này để tiện bề "khủng bố" qua tin nhắn nếu con nợ chây ì, trả chậm.
Phía công ty cho vay còn sử dụng các cụm từ, hình ảnh có thể gây hiểu nhầm cho người đi vay về việc công ty được phép cung cấp dịch vụ cho vay, trong khi các công ty này chỉ được phép cung cấp dịch vụ tư vấn mà không có chức năng cho vay, ví dụ: "đơn vị cho vay trực tuyến"; "công ty tài chính"; "cung cấp khoản vay nhanh"… hoặc các hình ảnh, sơ đồ tập trung vào việc giải ngân khoản vay.
Công ty không cung cấp rõ ràng, đầy đủ về các chi phí phát sinh từ khoản vay, ví dụ: chỉ cung cấp mức lãi suất cho vay, không cung cấp cụ thể về phí tư vấn, phí thẩm định tài sản, phí lưu giữ tài sản, phí quản lý hồ sơ…
" alt=""/>Công ty cầm đồ âm thầm thu thập thông tin Zalo, Facebook “con nợ” để khủng bố