GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y, cho rằng năm nay các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y học không bị phản biện về đăng tải các bài báo khoa học trên các tạp chí săn mồi, tạp chí không chính thống. Lý do là ngay từ đầu, Hội đồng Giáo sư ngành Y học đã có một bộ phận xem xét rất kỹ vấn đề này và trong quá trình xét duyệt, nếu ứng viên nào có công bố trên những tạp chí này sẽ bị gạt ra ngay.
Tuy nhiên một vấn đề mà các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y năm nay vấp phải là khai số bài đăng báo quốc tế trong những năm cuối quá nhiều. Hội đồng Giáo sư ngành Y đã yêu cầu các ứng viên này giải trình, sau đó xem xét và thấy rằng “chấp nhận được”. Đến vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng không vấn đề gì.
GS Phước cho biết sẽ có một số đề xuất mới trong đợt xét GS, PGS năm 2022. Những yếu tố như hội nhập quốc tế, chất lượng các bài báo, nghiêm khắc với gian lận, tất cả hội đồng sẽ siết chặt để đi vào quỹ đạo. Các ứng viên có ý định khi công bố cũng có ý thức nhìn rõ vấn đề này.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là không thể đồng nhất giữa 28 ngành xét GS, PGS. Không thể yêu cầu ngành Y cũng như ngành Giao thông vận tải và ngay cả trong ngành Y cũng không có sự đồng nhất khi có những chuyên ngành công bố quốc tế tương đối thuận lợi nhưng có những chuyên ngành công bố quốc tế rất khó. Nếu không thay đổi thì những chuyên ngành khó dần dần sẽ không có ứng viên, dẫn tới chuyện không có phó giáo sư, giáo sư thì không thể có lớp kế cận.
Đề xuất đổi tiêu chí xét PGS, GS ngành Y như thế nào?
Trao đổi với VietNamNet, GS Đặng Vạn Phước nhấn mạnh trong ngành y công bố khoa học không dễ. Có những chuyên ngành rất khó như nghiên cứu lâm sàng, đòi hỏi nhà nghiên cứu mất rất nhiều công sức. Thế nhưng những tổng kết nghiên cứu khi đưa đi công bố quốc tế thì các tạp chí khoa học không thích vì cần thêm y học cơ sở, hay những minh chứng về sinh học phân tử, xét nghiệm, xét nghiệm như thế nào, mới có giá trị khoa học và mới được đăng tải. Còn nếu chỉ tổng kết lâm sàng, chữa hàng trăm bệnh nhân, mổ rất nhiều, những kinh nghiệm khéo tay khi mổ…thì rất khó đăng tải trên tạp chí khoa học và thường bị từ chối.
Mặt khác đối với công bố quốc tế, mức độ chấp nhận đăng của các tạp chí có uy tín càng ngày càng ít. Những tạp chí này đi sâu vào các cơ chế sinh học phân tử, như nói chữa tốt thì trước khi mổ là gì và sau khi mổ xong, theo dõi 5 năm, 10 năm sau như thế nào. Những đòi hỏi này càng ngày càng lớn chính là khó khăn của Việt Nam.
Trong khi đó, hiện có một số nghiên cứu mới, cụ thể như Covid-19, chỉ làm xét nghiệm phân tử, tổng kết lâm sàng thì lại đăng tải rất dễ dàng vì đây là vấn đề thời sự. Ngoài ra các tạp chí khoa học có chỉ số Impact factor (IF- chỉ số ảnh hưởng) khác nhau, nên việc công bố còn phụ thuộc vào xu hướng khoa học, chứng cứ, hay thời sự. Do vậy để đưa ra một tiêu chuẩn chung cho ngành Y là khó bởi yêu cầu “tạp chí quốc tế có uy tín” dường như rất khó với những người nghiên cứu như khám bệnh, chữa bệnh, mổ..
![]() |
GS Đặng Vạn Phước (bên trái) trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM (Ảnh: VNUHCM) |
Theo GS Đặng Vạn Phước, nếu để những nghiên cứu lâm sàng được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, thì phải thiết kế những nghiên cứu này, bên cạnh lâm sàng phải có sự hỗ trợ của sinh học phân tử… đây không phải chuyện dễ và là rào cản của các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay.
“Chúng tôi ủng hộ xu hướng tiệm cận với thế giới, nhưng với Việt Nam hiện tại là hơi khó. Nhưng khó không có nghĩa không làm được”- GS Đặng Vạn Phước nói. GS Đặng Vạn Phước cũng nhìn nhận, hiện có một số nhà nghiên cứu trẻ đã tiếp cận khá tốt, nhưng không thể cào bằng trong ngành Y.
“Chúng tôi cũng sợ mai kia có một số ngành khó quá, không thể công bố được thì những nhà nghiên cứu trẻ không có cách nào để đăng tải trên tạp chí quốc tế có uy tín như vậy sẽ cản trở họ”.
Theo GS Đặng Vạn Phước, những tạp chí trong nước từ trước đến nay rất tốt, có giá trị, thì có thể nâng giá trị điểm của những tạp chí này lên. Các nhà nghiên cứu nếu không có bài báo quốc tế thì có thể đăng tải ở những tạp chí trong nước và những đăng tải này phải nâng cao, kiểm định chất lượng (các bài báo chuyên ngành) để có đường tham gia xét GS, PGS”.
“Chuyện ngành Y bàn để có các GS, PGS có những học vị để tiếp nối trong đào tạo. Trong ngành Y ngoài có tay nghề thì cần có trình độ để đào tạo, nghiên cứu, chữa bệnh. Nếu chỉ thực hành hàng ngày mà không điều kiện nghiên cứu thì mai mốt sẽ không có lớp kế cận. Thực sự nhiều chuyên ngành đã không còn lớp kế cận như tâm thần, pháp y…và tới lúc nào đó sẽ hiếm”- GS Phước nói.
Theo GS Đặng Vạn Phước, việc này cần nghiên cứu kỹ để vừa đảm bảo chất lượng, hội nhập nhưng cũng mở đường đều, để có đường có các GS, PGS kế cận, tiếp nối. Những vị lớn tuổi sẽ về hưu, mất đi, do vậy cần có các lớp khác để chủ trì các cơ sở đào tạo, đặc biệt là khi các trường tư phát triển, nếu không có học vị, học hàm thì không thể đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy.
Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y cũng nhấn mạnh, hiện Hội đồng GS ngành Y gần như là những người đầu ngành, nên khi xét duyệt đồng nghiệp đã nắm được trình độ, chứ không chỉ xét trên hồ sơ không. Vì vậy ngay trong ngành Y phải khuyến khích được việc hội nhập quốc tế, nhưng cũng khuyến khích được các chuyên ngành khó đăng tải bài báo quốc tế có uy tín, có điều kiện tham gia xét PGS, GS, bởi có một PGS thì đến 5-10 năm sau mới có 1 GS.
“Việc xét duyệt PGS, GS là không khó nếu các nhà nghiên cứu không chộp giật mà cố gắng, đàng hoàng, hồ sơ đầy đủ, liêm chính, rõ ràng thì cũng đàng hoàng nhận các học vị. Liêm chính không chỉ thể hiện qua các công bố khoa học mà còn là vấn đề đạo đức, trong y khoa là y đức”- ông Phước nói.
Lê Huyền
Chia sẻ với VietNamNet, GS.TS Đặng Vạn Phước, cho hay tất cả các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y mà Hội đồng Giáo sư ngành này đã đề xuất đều được thông qua.
" alt=""/>GS Đặng Vạn Phước đề xuất thay đổi cách xét giáo sư, phó giáo sư ngành YTheo “Quyết định tiêm chủng vắc xin Covid-19 tỉnh Lai Châu năm 2021-2022”, nhằm triển khai tiêm chủng vắc xin an toàn tại tỉnh, gói hỗ trợ sẽ thực hiện các hoạt động đào tạo nghiệp vụ tiêm chủng cho y, bác sĩ và các cán bộ hỗ trợ, mua sắm một số trang thiết bị an toàn cần thiết tại các địa điểm tiêm chủng như máy đo thân nhiệt, máy đo huyết áp, dung dịch sát khuẩn…
Việc nới lỏng giãn cách xã hội trên phạm vi cả nước cũng khiến gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nên việc tiêm chủng càng trở thành một vấn đề cấp thiết. Tính tới nay, tổng số người trên 18 tuổi đã tiêm đủ hai liều vắc xin trên địa bàn đạt 85%. Đối với trẻ em từ 12-17 tuổi, tổng số người được tiêm 1 liều đạt 36%. Thời gian tới, tỉnh Lai Châu tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm chủng theo hướng dẫn của chính phủ và Bộ Y tế.
Tại tỉnh Lai Châu, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80% dân số. Đây cũng là những nhóm dân cư có ngôn ngữ riêng, vì vậy gói hỗ trợ lần này cũng giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông tin tiêm chủng và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng tới mọi người dân.
Bảo Đức
Theo đề nghị của bệnh viện Chợ Rẫy, JICA quyết định cung cấp một số trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho điều trị bệnh nhân Covid-19 với tổng giá trị khoảng 120 triệu yen Nhật (khoảng 25 tỷ đồng).
" alt=""/>Nhật hỗ trợ nâng cao năng lực tiêm chủng ngừa Covid“Học bổng 1 và 1” đã trở thành một tên gọi đặc trưng rất riêng về chương trình học bổng của hội khuyến học TPHCM” - ông Bạc nói.
Lý giải về điều này, ông Bạc cho biết, học bổng 1-1 được tồn tại và ngày càng phát triển bền vững, bởi lẽ đó là sự kết nối từ trái tim nhân hậu, từ sự sẻ chia của biết bao tấm lòng âm thầm đồng hành cùng chương trình vì sinh viên vượt khó hiếu học.
Có sinh viên nay đã thành tiến sĩ
Chia sẻ với VietNamNet, ông Bạc cho hay, sau hơn 20 năm, học bổng 1 và 1 đã nâng bước cho hàng nghìn sinh viên. 5 sinh viên đầu tiên nhận học bổng 1 và 1 do 5 ân nhân tài trợ năm học 1999-2000 đều là gương sáng của ý chí phấn đấu vươn lên vượt khó thành đạt cho thế hệ đàn em noi theo.
Đến nay sau 24 năm thực hiện, chương trình học bổng khuyến tài 1 và 1 đã trao tặng cho 2.789 sinh viên với sự tài trợ của 670 cá nhân và 52 tập đoàn, công ty, đơn vị. Tổng số tiền trao cho các em suốt 4, 5, 6 năm học đại học là: 27.825.050.000 đồng.
Chỉ riêng năm 2024, theo ông Bạc, có 84 sinh viên tốt nghiệp, trong đó 4 em đạt loại xuất sắc, 10 em đạt loại giỏi (8 điểm đến 9,1 điểm). Như vậy, đến nay đã có 2.273 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, trong đó ngành tài chính ngân hàng có 106 em, ngành sư phạm: 214, ngành y khoa: 123, ngành công nghệ thông tin: 72, ngành kiến trúc: 30, ngành luật: 43, ngành quản trị kinh doanh: 98, ngành công nghệ thực phẩm: 59, ngành tiếng Anh: 60, khối xã hội và nhân văn: 186, khối nông lâm: 70, khối bách khoa: 165, khối khoa học tự nhiên: 151, và các ngành nghề khác: 896 em.
Đặc biệt theo ông Bạc, những sinh viên vượt khó hiếu học ngày nào đã lớn lên, trưởng thành, nay là những bác sĩ, nhà giáo, kỹ sư, doanh nghiệp, những cán bộ chủ chốt ở thành phố, quận, huyện, phường, xã. Trong đó 3 em là tiến sĩ, 75 em là thạc sĩ, 2 em đã được thành phố bình chọn là công dân trẻ tiêu biểu, nhà giáo trẻ tiêu biểu của Thành phố; có em được công nhận thầy thuốc trẻ tiêu biểu cả nước.
Phó chủ tịch hội khuyến học TPHCM cho hay, năm 2024, tiếp tục có 77 sinh viên nhận học bổng lần đầu tiên, trong đó có 9 em diện hộ nghèo; 39 em gia đình hội viên hội khuyến học có đăng ký gia đình học tập, 3 em dân tộc Hoa. Đặc biệt có nhiều em đủ điểm vào 3-4 trường đại học và nhiều em được tuyển thẳng. Ngoài ra, có 241 sinh viên tiếp tục nhận học bổng lần 2, 3, 4, 5, 6.
“Năm nay 318 sinh viên nhận học bổng 1-1 với số tiền là 1.640.000.000” - ông Bạc thông tin.
" alt=""/>Học bổng khuyến tài 1 và 1 của TPHCM, có sinh viên giờ đã là tiến sĩ