Ngày hội có nhiều hoạt động bổ ích, là nơi kết nối, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đối với hội viên phụ nữ. Trong đó, Hội thi “Món ngon quê tôi” đã giới thiệu quảng bá hình ảnh, hương vị đặc sắc 12 món ngon đặc trưng của từng địa phương, góp phần giới thiệu văn hóa ẩm thực Huế, bản sắc văn hóa Huế.
Người tham gia được thưởng thức những phần giao lưu tiểu phẩm bằng hình thức sân khấu hóa của các đội thi trong tổ truyền thông cộng đồng của Nam Đông, A Lưới.
Các đội thi đã mang đến những tiểu phẩm hay, ý nghĩa cho khán giả thấy được tình trạng bất bình đẳng giới, định kiến giới, các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số hiện nay.
Thông qua ngày hội, các gian hàng, mô hình sinh kế của chị em phụ nữ, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, trong đó có nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, mang đậm nét tài nguyên bản địa, nâng cao giá trị sản vật địa phương được giới thiệu, quảng bá.
Ngày hội chính là dịp để hội viên tham quan, học tập, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối, cùng đồng hành trong quá trình khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số.
TheoThảo Vy (Báo Thừa Thiên Huế)
" alt=""/>Đồng hành cùng khởi nghiệp xanh và chuyển đổi sốGiữa bối cảnh này, việc V-GREEN - đơn vị phát triển và vận hành trạm sạc cho xe điện VinFast - công bố triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam với những đặc quyền chưa từng có dành cho đối tác ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận “nóng” trên các diễn đàn đầu tư.
Là người đã có kinh nghiệm về kinh doanh nhượng quyền, sau khi nghiên cứu kỹ các chính sách và điều kiện, anh Quân khẳng định, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng, việc đầu tư trạm sạc nhượng quyền mở ra một hướng kinh doanh mới an toàn và chắc chắn có lời.
Đầu tiên, về nhu cầu thị trường, anh Quân phân tích, trong năm nay dự kiến hàng chục nghìn xe ô tô điện VF 3 sẽ tới tay khách hàng, song song với các mẫu xe điện cũng đang bán chạy như VF 5, VF 6… Ước tính, lượng xe điện VinFast sẽ đạt 300.000 xe ô tô điện và 1 triệu xe máy điện vào cuối năm 2025, cho thấy nhu cầu về trạm sạc xe của khách hàng sẽ ngày càng tăng cao.
Tiếp đến, về tiềm năng sinh lời, theo chính sách của V-GREEN, các chủ mặt bằng được cam kết mức doanh thu cố định 750 đồng cho mỗi kWh sạc trong tối thiểu 10 năm. Đây là cam kết đồng hành hiếm thấy so với bất kỳ mô hình nhượng quyền nào hiện tại.
“Nguồn thu nhập là tiềm năng vì nhu cầu sạc diễn ra liên tục, không phân biệt ngày đêm hay thời tiết. Lấy ví dụ, mỗi lần một chiếc xe VinFast VF 8 sạc đầy, chủ mặt bằng có thể kiếm được từ 60.000 - 65.000 đồng. Tính trung bình, nếu mỗi ngày có khoảng 5 lượt sạc/cổng, mỗi trụ 2 cổng đã giúp thu lời từ 18 - 20 triệu/tháng”, anh Quân tính toán.
Đặc biệt, chủ mặt bằng cũng không phải lo lắng về việc kiếm khách hàng - yếu tố cốt lõi đã khiến nhiều doanh nghiệp “đuối sức” và thất bại trong kinh doanh nhượng quyền. Bởi không chỉ được hòa vào mạng lưới trạm sạc với hàng vạn chủ xe điện, đối tác còn được được hỗ trợ khâu marketing, thu hút khách hàng, bên cạnh những hỗ trợ về công nghệ, quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng…
Bên cạnh đó, theo anh Quân, việc kinh doanh trạm sạc không ảnh hưởng tới nguồn doanh thu chính của anh, trái lại còn tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng là chủ xe điện tới sạc xe.
“Như vậy, thay vì phải tìm kiếm khách hàng, thì khách hàng sẽ tự tìm đến với tôi”, ông chủ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhận định và cho biết đã đăng ký làm đối tác của V-GREEN.
Cơ hội cho những DN tiên phong tham gia chuyển đổi xanh
Ngoài tiềm năng sinh lời, điều khiến nhiều doanh nghiệp tin tưởng ở mô hình của V-GREEN là cam kết đền bù nếu công ty dừng kinh doanh trước hạn 10 năm.
“Nếu là doanh nghiệp khác triển khai, tôi sẽ còn phải tính toán nhiều trước khi quyết định hợp tác. Nhưng uy tín của Vingroup làm tôi hoàn toàn yên tâm”, anh Kiêm Toàn, chủ một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô ở TP.HCM nói.
Đặc biệt hơn, theo anh Toàn, khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, những doanh nghiệp chủ động triển khai chuyển đổi xanh như anh từ sớm sẽ có nhiều lợi thế lớn. Lựa chọn đúng hướng đi sẽ giúp tiết giảm được nhiều chi phí, tăng sức cạnh tranh và đặt nền móng bền vững cho tương lai.
Nhìn lại những hành động mạnh mẽ của VinFast cũng như Vingroup trong những năm qua, vị chủ doanh nghiệp bày tỏ niềm tin lớn nếu được đồng hành cùng những đầu tàu.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Vingroup và các công ty thành viên cho thấy quyết tâm mãnh liệt và trách nhiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông tại Việt Nam. Từ tháng 6/2024, chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” đã được triển khai với những chính sách mạnh tay như: ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, miễn phí sạc điện 1-2 năm, cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ… Những chính sách này đều được đánh giá là chưa từng có trên thị trường và đang tạo ra sức bật mạnh giúp xe điện ngày càng dễ tiếp cận với mỗi người dân.
Sự xuất hiện của mô hình trạm sạc nhượng quyền được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục tối ưu quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng xe điện, đồng thời tạo cú hích mạnh mẽ chưa từng thấy để công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.
Thế Định
" alt=""/>Trạm sạc nhượng quyềnTheo Ts.Nguyễn Hữu Phước Nguyên, CEO của Selex Motors, nhóm khách hàng công ty hướng đến đầu tiên là các tài xế vận chuyển hàng hóa nên mô hình trạm đổi pin là hoàn toàn phù hợp.
"Người dùng chỉ mất chưa đến 2 phút để đổi pin tại các cây ATM pin tự động. Hơn nữa việc kiểm tra vị trí trạm pin, tình trạng pin sạc ở trạm, lịch sử sử dụng..., thậm chí khóa xe từ xa đều có thể sử dụng trên app điện thoại. Cực kỳ tiện lợi và quen thuộc với các tài xế công nghệ", CEO Nguyên nói.
Selex Motors ước tính chi phí dùng xe điện sẽ rẻ hơn từ 25% đến 50% so với xe máy chạy xăng. Ví dụ như gói Economy chỉ tương đương 467 đồng/km, gói Super Saving tương đương 400 đồng/km.
Trong khi đó, cùng có giá bán tương đương, mẫu xe VinFast Evo200 đang có chi phí là 635 đồng/km (Dựa trên công thức tính cho gói thuê pin không giới hạn 350.000 đồng/tháng, cộng thêm tiền điện).
Selex Camel được thiết kế khung xe dạng scooter với phần sàn và dưới yên đều có khoang chứa pin, để được tối đa 3 pack pin Lithium i-on. Khi không chở hàng, yên sau xe có thể tháo lắp để dùng loại chở người.
Tổng trọng lượng của Selex Camel vào khoảng 84 kg, nhẹ hơn 15 kg so với Vinfast Evo200, đồng thời khả năng chịu tải của xe lên đến 225 kg (Evo200 là 130 kg) cho thấy sự khác biệt về mục đích sử dụng.
Được coi là xe máy điện "bán tải", Selex Camel sử dụng treo sau là 2 thụt lò xo, phía trước dạng ống lồng, đồng thời trọng tâm xe thấp nên khá dễ dàng sử dụng, nhất là khi phải chở theo thùng hàng lớn.
Chính vì ngoại hình đặc biệt nên khi gắn yên chở người, Selex Camel khó có thể gây ấn tượng thẩm mỹ như các xe điện Pega S, Vinfast Feliz, Vinfast Evo200. Thậm chí vì có khung hở nên người dùng dễ quan sát được một số điểm mối hàn chưa đẹp.
Camel lắp môtơ điện ở bánh sau, công suất 4 mã lực. Khi gắn đủ 3 pack pin đã sạc đầy, xe có phạm vi hoạt động khoảng 150 km, tốc độ tối đa 60 km/h, khả năng leo dốc 14 độ và 3 chế độ lái: Eco, Normal và Sport.
Trước Selex Motors, một số hãng xe đã xây dựng ý tưởng trạm đổi pin nhưng đã từ bỏ như Mbigo (đã rút khỏi Việt Nam) hay Vinfast. Hiện tại công ty đã lắp được 20 trạm ở Hà Nội và dưới 10 trạm ở TP.HCM. Mục tiêu các trạm sẽ tăng lên tương đồng với số lượng sản xuất.
Đây chính là điểm khác biệt tạo nên ưu thế của Selex Motors nhưng cũng là thách thức không nhỏ bởi sẽ làm tăng chi phí đầu tư, đòi hỏi doanh nghiệp phải trường vốn mới có thể dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng.
Đình Quý
Bạn có bình luận thế nào về mẫu xe máy điện trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!