“Con tôi đang là học sinh lớp 5, do thường xuyên kiểm soát việc dùng máy tính của cháu nên tôi phát hiện cháu chơi game "Chinh phục Vũ Môn" trên máy tính với lịch sử khá dày trên trình duyệt web.
Qua tìm hiểu, tôi được biết tháng 10/2015, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các địa phương đề nghị các trường phối hợp tổ chức chơi game online này cho học sinh cấp 2. Tuy nhiên, hiện game lại đang len lỏi vào các trường tiểu học.
Từ đó đến nay, game Chinh Phục Vũ Môn của Egame tổ chức rầm rộ và theo công bố của họ thì hiện nay đã có 800 ngàn người chơi.
Mỗi người chơi được yêu cầu nạp thẻ cào mệnh giá từ 10.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ tương ứng với số lần chơi hoặc "mua đồ trong game" nhất định”, anh An chia sẻ.
Anh An cho rằng, học sinh tiểu học, với thể chất và trí tuệ còn rất non nớt mà sớm bị “cài đặt” game online vào trí não (có chiến thuật, có tranh đua, có thu phí) thì sẽ có nhiều tác hại về lâu về dài.
“Là cơ quan quản lý, Bộ GD-ĐT không nên có văn bản khuyến khích trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi chơi game online. Tôi cũng mong Bộ kiểm tra hoạt động tổ chức chơi game online của các Sở và các trường, kịp thời chấn chỉnh để tôi có thể yên tâm khi gửi con đến trường”, anh An nói.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, Chinh Phục Vũ Môn là cuộc thi trực tuyến do Bộ GD-ĐT phối hợp với TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội TƯ và Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egame (Egroup) tổ chức.
Trên thực tế, cuộc thi này không phải vừa mới xuất hiện mà đã bước sang mùa thứ 3 và thu hút gần 1 triệu thí sinh tham gia. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên mà cuộc thi này mở rộng thêm đối tượng thí sinh, cho phép các em ở bậc tiểu học lớp 3-5 tham gia.
Chinh Phục Vũ Môn là game giáo dục do Công ty Cổ phần Tập Đoàn giáo dục Egame phát hành, ra đời vào tháng 9/2015. Đây là trò chơi giáo dục lấy bối cảnh Việt Nam, cùng với nhiều tính năng, sự kiện được lấy nguyên mẫu từ các lễ hội trong văn hóa Việt.
Cuộc thi được công bố và được xây dựng là cuộc thi kiến thức bổ ích và hoàn toàn miễn phí dành cho học sinh Tiểu học và THCS trên toàn quốc.
![]() |
Thông tin về cuộc thi với trò chơi giáo dục trực tuyến này được đăng tải trên website nhiều trường. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Ngọc Thập, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập Đoàn giáo dục Egame khẳng định: “Đến với cuộc thi, các em học sinh, cũng như phụ huynh không phải chi trả bất kì một khoản chi phí nào mà vẫn có thể tham gia chơi và thi. Đây là game giáo dục đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép”.
Theo đó, mỗi tuần học sinh có thể thi thật 2 lần và thi xong ban tổ chức sẽ cập nhật thành tích tốt nhất để xét chọn các em vào vòng thi cấp tỉnh/thành phố. Còn nếu, học sinh muốn thi thử để tích lũy điểm kinh nghiệm thì mua vé thi thử bằng hình thức nạp thẻ." alt=""/>Phụ huynh phản ánh Bộ tổ chức game online cho học sinhCác xã huy động phương tiện, máy móc, chủ động sửa chữa, khắc phục nhanh các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã bị sạt lở đất, đá đảm bảo giao thông đi lại, không bị chia cắt, cô lập. Tại các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở căng biển cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo người dân, tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm, thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Ứng dụng Zalo để hỗ trợ người dân tại chỗ - khẩn cấp - kịp thời
Các đơn vị, tổ chức cứu hộ cứu nạn đang ra sức nỗ lực tìm kiếm và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Trong các tình huống khẩn cấp và không có thông tin liên lạc hoặc đường dây nóng của các đội cứu hộ, người dân có thể kết nối khẩn cấp và liên hệ cứu trợ thông qua mini app Phòng chống thiên tai Việt Nam trên Zalo.
Zalo Mini App Phòng chống thiên tai Việt Nam giúp người dân nhận được sự ứng cứu kịp thời trong các tình huống nguy cấp thông qua tính năng "Kết nối cứu trợ". Người dân có thể thông qua tính năng này để cung cấp thông tin liên lạc, gửi định vị kèm mô tả và hình ảnh để lực lượng chức năng ứng cứu kịp thời. Bên cạnh đó, danh sách số điện thoại và đường dây nóng sẽ được hiển thị trên màn hình để người dân có thể liên lạc cơ quan chức năng của địa phương ngay lập tức trong tính năng "Liên hệ khẩn cấp".
Bên cạnh đó, dù tình hình mưa lũ đang được giảm thiểu nhưng cũng được dự báo có thể sẽ xảy ra các tình huống thiên tai khác như sạt lở đất, lốc xoáy. Vì vậy người dân cần tìm hiểu và ứng dụng tính năng "Phản ánh thiên tai" để cập nhật tình trạng, nguy cơ tiềm ẩn hoặc tình hình thiên tai khu vực sinh sống đến cơ quan chức năng. Thông qua đó, cơ quan chức năng tại khu vực sẽ nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.
Trước tình hình mưa lũ trên diện rộng vừa qua cũng như những cảnh báo thiên tai mới trong năm 2024, Zalo Mini App Phòng chống thiên tai Việt Nam là công cụ thiết thực, giúp người dân dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng kết nối cứu trợ, kịp thời nhận được sự hỗ trợ từ địa phương. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản, giúp người dân chuyển mình trước thiên tai, từ thế bị động ứng phó đến chủ động phòng ngừa, bảo vệ tính mạng bản thân và gia đình.
Phương Dung
" alt=""/>Cứu trợ, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ lịch sử tại Hà Giang qua Zalo