Covid-19 gây ra nhiều biến chứng khác nhau ở bệnh nhân. Ảnh: China Daily
Virus nCoV tác động tới não như thế nào vẫn chưa hoàn toàn rõ. Tuy nhiên, hai bác sĩ chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh, Sanjay Gupta và Minali Nigam, vẫn muốn đi tìm câu trả lời.
Bác sĩ Gupta đã có 20 năm kinh nghiệm và vẫn luôn ấn tượng với cách bộ não được cơ thể bảo vệ. Vỏ sọ cứng, hệ máu não và dung dịch đã tạo ra những điểm bảo vệ trước khi những phân tử nhất định được phép xâm nhập. Đó là bộ phận quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, virus nCoV vẫn có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương.
Virus nCoV tấn công não và dây thần kinh
Triệu chứng liên quan tới hệ thần kinh phổ biến nhất là mất khứu giác và vị giác. Đó cũng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ai đó bị Covid-19. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mất tỉnh táo, yếu mệt…
Virus lây qua những giọt bắn trong không khí, xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và miệng. Khi điều đó xảy ra, virus sẽ tấn công vào dây thần kinh khứu giác khiến bạn không thể ngửi được. Ngoài ra, virus cũng có thể xâm nhập nụ vị giác, cản trở chuyển tín hiệu lên não, khiến bạn mất vị giác.
Tất nhiên, đó chỉ là một giả thuyết nhưng theo nghiên cứu trên 417 bệnh nhân có 88% bị các triệu chứng trên. Phần lớn bình phục trong vòng 2 tuần không có các tác động nào khác.
Phi công Anh cũng trải qua tác động của cơn bão cytokine - hội chứng có thể tác động tới hệ thần kinh. Ảnh: BVCC
Một giả thuyết khác liên quan tới thụ thể protein ACE2 có trong mọi tế bào của phổi, thận, mạch máu, cơ bắp, mũi và miệng. ACE2 giúp duy trì huyết áp, bảo vệ tim và não. Ở mũi và miệng, virus bị cho là cản trở thụ thể ACE2 trong các tế bào thần kinh cảm giác.
Tuy nhiên, phần lớn triệu chứng dường như không do virus trực tiếp gây ra mà do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch chống lại virus.
“Câu chuyện một virus với rất ít thông tin gen có thể gây rối loạn hệ thần kinh của chúng ta thực sự gây tò mò”, bác sĩ Majid Fotuhi, hệ thống y tế Johns Hopkins Medicine, cho hay.
Trong trường hợp đột quỵ, virus cản trở ACE2 trong các mạch máu, khởi phát cơn bão cytokine - hệ miễn dịch phản ứng thái quá với virus nCoV. Hệ thống đông máu của cơ thể bị tổn thương sẽ hình thành những cục máu đông.
Hiện tượng đột quỵ có thể xảy ra nhưng dấu hiệu không rõ rệt nên nhiều người không nhận ra. Một số có thể trải qua tình trạng mất trí nhớ, giảm tập trung. Số khác bình phục nhưng vẫn bị căng thẳng, lo lắng, mất ngủ…
Tuy nhiên, viêm nhiễm nặng có thể phá hủy bức tường bảo vệ não dẫn tới phù não, động kinh, lây nhiễm. Cô bé 5 tuổi Skylar Herbert (Michigan, Mỹ) đã qua đời vì phù não.
Một số bệnh nhân còn bị hội chứng Guillain-Barre - hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh.
Trên thực tế, biến chứng thần kinh cũng có thể gặp ở các loại bệnh như cúm, sởi, virus đường hô hấp khác. Điều này xảy ra do hai lý do chính: virus tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh và tác động từ phản ứng thái quá của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Covid-19 liên quan tới biến chứng thần kinh hơn so với các loại virus corona trước đó. “Tổn thương thần kinh dường như là yếu tố nổi trội của loại virus corona này”, bác sĩ Felicia Chow, Đại học California, cho hay.
Hiện chưa có những nghiên cứu quy mô về các biến chứng thần kinh liên quan tới Covid-19. Bởi vậy, các bác sĩ vẫn điều trị những triệu chứng đó như với bệnh nhân không có virus.
An Yên (Theo CNN)
Trong danh sách những quốc gia có nhiều người chết vì virus nCoV nhất có Mỹ, Anh, Pháp - những nơi có nền kinh tế, hệ thống bệnh viện phát triển.
" alt=""/>Tác động bí ẩn lên não của CovidBệnh viện C Đà Nẵng nơi bệnh nhân nhập viện
Khoảng 14h chiều nay, phóng viên VietNamNet ghi nhận, xe y tế đã có mặt tại tổ 58 phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) đưa con rể và cháu của nam bệnh nhân đến khu cách ly tại Trung tâm y tế quận Liên Chiểu.
Bệnh nhân T.V.D. (sinh năm 1963, ngụ phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) sống chung với vợ và con gái. Trong vòng một tháng gần đây, ông chỉ ở Đà Nẵng, không đi ra ngoài thành phố.
Ngày 7/7, bệnh nhân đến chăm mẹ ruột (trú tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn. Ngày 10/7, mẹ ông D. chuyển Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Ngày 16/7, ông D. đến tầng 5, Khoa Can thiệp tim mạch - Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng) để chăm sóc mẹ.
Ngày 17/7, bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng trở về nhà, lúc này bệnh nhân có dấu hiệu sốt, cảm giác hơi mệt. Tối cùng ngày, ông đến nhà bà con tại đường Nguyễn Lương (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) để dự tiệc.
Xe y tế đưa con rể và cháu bệnh nhân đến khu cách ly
Trưa 18/7, người này đi đám cưới tại trung tâm tiệc cưới và hội nghị nằm trên đường 2/9 (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu). Sáng 20/7, ông D. sốt, ho, đàm nhiều nên đến khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng và bị chẩn đoán viêm phổi do vi trùng không phân loại nơi khác. Sau đó, ông nhập viện vào Khoa Nội hô hấp.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Kết quả xét nghiệm sàng lọc lần một ngày 23/7 cho thấy ông D. dương tính SARS-CoV-2. Ở hai lần xét nghiệm sau đó, bệnh nhân cho kết quả dương tính.
Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tiếp tục gửi mẫu đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các bên liên quan tiếp tục chờ kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để công bố dịch.
Hồ Giáp
Trưa 24/7, Bộ Y tế cho biết đã nhận được báo cáo ban đầu của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng về trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại thành phố này.
" alt=""/>Bệnh nhân nghi nhiễm CovidChip điện tử trong hộ chiếu lưu thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Chip có thể lưu trữ đặc điểm sinh trắc học, ảnh hay thông tin cá nhân của công dân.
Sử dụng hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ tạo thuận lợi cho công dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh, cũng như tạo điều kiện cho việc xét cấp thị thực (visa) của các nước được dễ dàng hơn.
Cụ thể, công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu gắn chíp điện tử khi đến các nước miễn thị thực nhập cảnh sẽ được xuất cảnh, nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động.
Việc kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động cũng rút ngắn thời gian làm thủ tục, giảm được thời gian xếp hàng, tránh tình trạng ùn ứ tại các cửa kiểm soát, các cổng đi lại như hiện nay.
Người dân có thể yên tâm rằng hộ chiếu gắn chip điện tử có độ bảo mật cao hơn khi chỉ có máy đọc chuyên dụng mới đọc được các thông tin được lưu trong chip tích hợp.
Mặt khác, hộ chiếu gắn chip điện tử là một tiêu chuẩn nâng cấp giá trị của hộ chiếu đối với quốc tế. Nhiều nước coi hộ chiếu gắn chip điện tử là một trong những điều kiện để ưu tiên xét cấp visa.
Anh Hào
Mẫu hộ chiếu mới có gắn chip điện tử lưu trữ thông tin cá nhân của công dân sẽ được cấp từ ngày 14/8. Bìa hộ chiếu cũng đổi từ màu xanh hiện tại sang xanh tím.
" alt=""/>Hộ chiếu gắn chip điện tử có tác dụng gì