(Nguồn: bitcoin news)
Ngày 12/8, công ty chuyển tiền điện tử Poly Network cho biết một tin tặc mà họ gọi là “Mũ trắng” sẽ trả lại toàn bộ 613 triệu USD bằng tiền điện tử sau khi thực hiện vụ tấn công nền tảng này và đánh cắp khoản tiền điện tử khổng lồ.
Trước đó, Poly Network cảnh báo sẽ nhờ tới sự điều tra của các cơ quan chức năng, song đồng thời cũng đề nghị tin tặc cùng “đưa ra hướng giải quyết."
Một ngày sau vụ tấn công, Poly Network thông báo tin tặc đã trả lại gần 50% lượng tiền điện tử cho nền tảng này.
Trong thông báo mới nhất trên trang mạng Twitter, nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) này cho biết theo nội dung cuộc trao đổi đang diễn ra giữa công ty với tin tặc Mũ trắng, tin tặc đang dần hoàn trả lượng tiền điện tử ethereum còn lại của người dùng đã bị đánh cắp.
Công ty hy vọng tin tặc sẽ trả lại toàn bộ lượng tiền điện tử còn lại theo tuyên bố của đối tượng này.
Poly Network cam kết trả khoản tiền 500.000 USD sau khi tin tặc trả lại toàn bộ tài sản kỹ thuật số đã đánh cắp. Công ty khẳng định số tiền này được xem như tiền thưởng cho những người có công phát hiện ra lỗi bảo mật của nền tảng. Poly Network cũng đảm bảo sẽ không truy cứu trách nhiệm đối với tin tặc.
Trong một bài đăng trên Twitter, một người tự nhận là tin tặc cho biết chỉ thực hiện vụ tấn công trên với mục đích tiêu khiển và muốn vạch rõ những lỗ hổng trong hệ thống bảo mật của Poly Network cũng như làm giảm niềm tin của người dùng đối với tiền điện tử.
Theo một báo cáo của công ty phân tích tiền điện tử CipherTrace, trong một năm qua (tính đến cuối tháng 4/2021), các vụ đào trộm và gian lận tiền điện tử đã làm thất thoát khoảng 432 triệu USD.
Báo cáo của công ty này nhấn mạnh: "Mặc dù con số này có vẻ là nhỏ so với những năm trước, nhưng điều này cho thấy một xu hướng mới đáng báo động, đó là các vụ tin tặc liên quan defi hiện chiếm tới 60% số lượng cũng như giá trị thiệt hại từ các vụ tấn công mạng". Theo Cipher Trace, ở thời điểm trước năm 2019, các vụ tin tặc liên quan defi hầu như không tồn tại.
Theo Vietnam+
Ngày 10/8, các tin tặc đã thực hiện vụ đánh cắp tiền điện tử lớn nhất từ trước đến nay, số tiền bị đánh cắp lên đến 613 triệu USD tiền kỹ thuật số từ nền tảng cho phép hoán đổi token giữa các chuỗi blockchain với nhau Poly Network.
" alt=""/>Tin tặc trả lại toàn bộ tiền điện tử sau vụ tấn công Poly NetworkTuy nhiên, theo một chuyên gia bảo mật (xin giấu tên) hành động này của BOVN có thể bị các cụm rạp kiện vì vi phạm bản quyền.
Chuyên gia này cho biết, thông thường, việc lấy nội dung (tự động hay thủ công) từ một website khác phải tuân theo điều khoản sử dụng của website đó. Bản quyền sử dụng nội dung luôn thuộc về cơ quan chủ quản website. Vì vậy, nếu lấy dữ liệu từ một website khác và sử dụng, trong khi không có thoả thuận hay thông báo gì cho đơn vị chủ quản thì đơn vị chủ quản có thể tuỳ tình hình mà yêu cầu ghi trích dẫn, thu hồi hay thậm chí kiện vi phạm bản quyền.
Chưa kể, cần làm rõ hình thức thu thập dữ liệu. Nếu số liệu được công bố của website dưới dạng thống kê thì đơn vị tổng hợp có thể sử dụng để tổng hợp. Nhưng nếu dựa vào bot để kiểm tra phòng chiếu hết vé rồi tự tổng hợp thì cần kiểm tra lại với điều khoản sử dụng của website xem có cho phép sử dụng bot tự động để truy cập các dữ liệu này hay không. Thông lệ chung, các website đều không cho phép thực hiện điều này.
Theo quan sát của vị chuyên gia, để mua vé trực tuyến trên các website của các cụm rạp, thì chỉ khi đăng nhập bằng tài khoản người dùng, tiến hành đặt mua vé mới biết phòng chiếu còn vé trống hay không.
PV VietNamNetđã tiến hành vào website bán vé trực tuyến của cụm rạp Galaxy, tại thoả thuận sử dụng về bản quyền, đơn vị này nêu rõ: “Tất cả nội dung được hiển thị trên website và các sản phẩm liên quan Galaxy Cinema dưới bất kỳ hình thức nào như ký tự, hình ảnh, logo, video clip… là tài sản của Galaxy Cinema hoặc các đối tác cung cấp nội dung của Galaxy Cinema, được bảo vệ bởi luật pháp Việt Nam và các quy định bản quyền quốc tế. Sự biên soạn và hiển thị các nội dung này thông qua Galaxy Cinema là tài sản riêng của Galaxy Cinema”.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, CEO của Galaxy Studio, cho biết hiện BOVN đang tự động lấy thông tin từ website bán vé của cụm rạp Galaxy và việc này chưa xin phép.
Trên hệ thống website của CGV, ở điều khoản chung cũng nêu rõ về việc thu thập dữ liệu ứng dụng của người dùng. Theo đó, khi người dùng tải dữ liệu về thiết bị cá nhân, nội dung tải vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của CGV Việt Nam. Không có bất kỳ điều khoản nào thể hiện rằng hệ thống này đồng ý chuyển giao quyền sở hữu (bao gồm quyền sở hữu trí tuệ) của nội dung do người sử dụng tải về. Người sử dụng không được phép bán, chuyển nhượng, phân phối, phân phối lại, bẻ khóa, mã hóa, phát triển, mở rộng, dịch ngược mã, giải mã, hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào khác đối với nội dung được tải về mà không có sự đồng ý của CGV Việt Nam. Mọi hành động vi phạm điều này là xâm phạm quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, BOVN sau khi thu thập dữ liệu doanh thu từ các website bán vé của các cụm rạp đã tiến hành cung cấp các gói dịch vụ bán cho khách hàng và doanh nghiệp.
Trước các vấn đề trên, ông Nguyễn Khánh Dương, sáng lập BOVN cho biết, về ý kiến của chuyên gia bảo mật đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, với việc hệ thống đã thu thập dữ liệu gần 7 năm qua, đồng thời, công khai thông tin cũng như cách thức liên lạc, nhiều cụm rạp và đơn vị sản xuất điện ảnh trong nước vẫn đang duy trì liên hệ với BOVN. Chính vì vậy, nếu như các cụm rạp ở Việt Nam cảm thấy hoạt động của website là vi phạm chính sách, họ có thể trao đổi qua kênh liên hệ đã thiết lập.
Về việc BOVN thu thập dữ liệu mà chưa xin phép, ông Nguyễn Khánh Dương cho rằng, dựa trên hợp đồng bảo mật giữa đơn vị phát hành phim và các cụm rạp, không có cụm rạp nào có thể chủ động “cho phép” một bên thứ ba nhận dữ liệu doanh thu của mình, như vậy là vi phạm hợp đồng giữa cụm rạp và đơn vị làm phim. Do vậy, quan điểm của ông, việc “xin phép” thu thập dữ liệu ở đây sẽ làm khó cho cụm rạp (vì nếu cho phép sẽ vi phạm hợp đồng).
Nhiều năm qua, ông có niềm tin vào hoạt động của BOVN sẽ làm tốt hơn cho sự phát triển nền điện ảnh Việt Nam. Đồng thời, ông nhận được nhiều cuộc điện thoại, trao đổi từ các đơn vị phát hành phim, từ các cụm rạp, các nhà nghiên cứu điện ảnh để động viên, khích lệ, và có một số hình thức hỗ trợ giúp cho hoạt động của hệ thống trở nên ổn định hơn.
Sáng lập BOVN cho biết, công ty hoạt động vẫn luôn tuân thủ pháp luật và hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý, để có sự điều chỉnh, chỉ đạo, vận hành từ phía Nhà nước. Hiện hệ thống hoạt động như một đơn vị độc lập cũng có những áp lực nhất định.
Ông Nguyễn Khánh Dương tin rằng, hoạt động báo cáo doanh thu phòng vé, nếu có sự chung tay từ phía cơ quan quản lý Nhà nước như ở Mỹ, ở Hàn Quốc, ở Trung Quốc sẽ giúp cho thị trường điện ảnh phát triển lành mạnh hơn.
Thư viện Anh, Vương quốc Anh - 170-200 triệu mục: Thư viện Anh là thư viện quốc gia của Vương quốc Anh và là một trong những thư viện lớn nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1973, bộ sưu tập của thư viện bao gồm bản thảo, sách, tạp chí, báo, bản ghi âm và bằng sáng chế. Bộ sưu tập đồ sộ của thư viện trải dài qua nhiều thế kỷ và chứa các tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Thư viện cũng lưu giữ Đại Hiến chương Magna Carta nổi tiếng, sổ tay của Leonardo da Vinci và bản sao cổ nhất được biết đến của sử thi Anglo-Saxon - Beowulf. Với hàng triệu mục được bổ sung hàng năm, thư viện đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu quan trọng cho các học giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ảnh: Britannica.
![]() |
Thư viện Quốc hội, Mỹ - 175 triệu mục:Được thành lập vào năm 1800, Thư viện Quốc hội trên thực tế là thư viện quốc gia của Mỹ và là thư viện lớn nhất thế giới về cả quy mô và số lượng đầu sách. Tọa lạc tại Washington, D.C., nơi đây lưu giữ một bộ sưu tập đồ sộ bao gồm sách, bản đồ, nhạc, phim và các bản thảo quý hiếm. Nơi đây cũng tự hào có bộ sưu tập hơn 38 triệu cuốn sách bằng hơn 450 ngôn ngữ, trở thành nguồn tài nguyên nghiên cứu toàn cầu. Những tài sản đáng chú ý bao gồm thư viện cá nhân của Thomas Jefferson và Kinh thánh Gutenberg. Ảnh: Viator. |
![]() |
Thư viện Thượng Hải, Trung Quốc - 57 triệu mục: Thư viện Thượng Hải là một trong những thư viện công cộng lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ hai thế giới về số lượng. Được thành lập vào năm 1952, thư viện vừa là thư viện công cộng vừa là viện nghiên cứu. Bộ sưu tập của thư viện bao gồm sách, tạp chí, tài liệu lịch sử, bản thảo quý hiếm và bằng sáng chế. Thư viện cũng có bộ sưu tập phả hệ Trung Quốc toàn diện, khiến nơi đây trở thành nguồn tài nguyên vô giá cho những người nghiên cứu văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Widewalls. |
![]() |
Thư viện công cộng New York, Mỹ - 55 triệu mục:Được thành lập vào năm 1895, Thư viện công cộng New York (NYPL) là một trong những thư viện mang tính biểu tượng nhất thế giới, nổi tiếng với kiến trúc đồ sộ và nguồn tài nguyên khổng lồ. Tọa lạc tại Manhattan, thư viện phục vụ hàng triệu du khách mỗi năm thông qua 4 trung tâm nghiên cứu và hơn 90 thư viện chi nhánh. Thư viện đặc biệt nổi tiếng với bộ sưu tập sách quý hiếm, bản thảo và tài nguyên đa phương tiện. Một số đầu sách đáng chú ý bao gồm các bản thảo viết tay gốc của các tác giả vĩ đại và Kinh thánh Gutenberg. Ảnh: Amirhodorov. |
![]() |
Thư viện và Lưu trữ Canada - 54 triệu mục:Là thư viện quốc gia và tổ chức lưu trữ của Canada, Thư viện và Lưu trữ Canada bảo tồn di sản phong phú của đất nước. Được thành lập vào năm 2004, thư viện này kết hợp các chức năng của cả thư viện quốc gia và lưu trữ, lưu giữ hàng triệu cuốn sách, ảnh, hồ sơ lịch sử, bản đồ và tài nguyên phả hệ. Bộ sưu tập đồ sộ này phản ánh nền văn hóa và lịch sử đa dạng của Canada, khiến nó trở nên thiết yếu đối với các nhà nghiên cứu và sử gia tập trung vào lịch sử Canada. Ảnh: Globalnews. |
![]() |
Thư viện Nhà nước Nga - 481 triệu mục: Nằm tại Moscow, Thư viện Nhà nước Nga là thư viện lớn nhất ở Nga và là một trong những thư viện lớn nhất thế giới. Được thành lập vào năm 1862, thư viện lưu giữ một bộ sưu tập toàn diện gồm sách, tạp chí và bản thảo quý hiếm, đặc biệt có giá trị đối với những người nghiên cứu lịch sử và văn học Nga. Bộ sưu tập của thư viện bao gồm nhiều chủ đề, với các bản đồ, bản nhạc và tài nguyên kỹ thuật số. Nơi đây được biết đến là nơi lưu giữ một lượng lớn các tác phẩm lịch sử bằng tiếng Slavơ. Ảnh: Wordpress. |
![]() |
Thư viện Quốc hội, Nhật Bản - 44,1 triệu mục:Được thành lập vào năm 1948, Thư viện Quốc hội Nhật Bản hoạt động như thư viện quốc gia của đất nước. Thư viện được thành lập để hỗ trợ các nhà lập pháp, nhưng sau đó đã phát triển thành một thư viện nghiên cứu lớn mở cửa cho công chúng. Bộ sưu tập của thư viện bao gồm sách, tạp chí, ấn phẩm của chính phủ, bản đồ và tài liệu nghe nhìn. Thư viện được biết đến với bộ sưu tập phong phú các tài liệu và tác phẩm lịch sử Nhật Bản, đóng vai trò là nguồn tài nguyên chính cho các học giả nghiên cứu văn hóa và luật pháp Nhật Bản. Ảnh: Timenownews. |
![]() |
Thư viện Quốc gia Đức - 43,7 triệu mục:Được thành lập vào năm 1912, Thư viện Quốc gia Đức là thư viện lưu trữ trung tâm của Đức và là thư viện lớn nhất cả nước. Thư viện lưu giữ bộ sưu tập toàn diện tất cả ấn phẩm tiếng Đức, bao gồm sách, tạp chí, báo và nhạc. Bộ sưu tập của thư viện bao gồm các nguồn tài nguyên kỹ thuật số và in ấn từ cả thời kỳ lịch sử và hiện đại, khiến nơi đây trở thành một tổ chức quan trọng đối với các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ học châu Âu. Ảnh: Cenl. |
![]() |
Thư viện Hoàng gia Đan Mạch - 42,5 triệu mục:Thư viện Hoàng gia Đan Mạch, được thành lập năm 1648, là thư viện quốc gia của Đan Mạch và là thư viện lớn nhất ở các nước Bắc Âu. Bộ sưu tập của thư viện bao gồm sách, bản thảo, ảnh và nhạc, bao gồm các mục độc đáo như bản thảo gốc thời trung cổ của Đan Mạch và giấy tờ cá nhân của các tác giả Đan Mạch nổi tiếng. Đây vừa là thư viện công cộng vừa là nơi nghiên cứu và có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa của Đan Mạch. Ảnh: Behance. |
![]() |
Thư viện Quốc gia Trung Quốc - 43,27 triệu mục:Thư viện Quốc gia Trung Quốc, tọa lạc tại Bắc Kinh, được thành lập vào năm 1909 và là một trong những thư viện quan trọng nhất ở châu Á. Thư viện lưu giữ một bộ sưu tập lớn về văn học Trung Quốc, hồ sơ lịch sử và các văn bản cổ quý hiếm, bao gồm kinh Phật. Đây là một tổ chức quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử Trung Quốc, trở thành nguồn tài nguyên thiết yếu cho các học giả nghiên cứu về Đông Á. Ảnh: Archjourney. |
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>10 thư viện có bộ sưu tập sách lớn nhất thế giới